Giảipháp về tạo vốn và khoản vay ưu đãi đối với người nghèo

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc xóa đói giảm nghèo ở tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 44 - 46)

Thiếu vốn là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến đói nghèo và cung cấp tín dụng được coi là biện pháp có hiệu quả kịp thời.

Thứ nhất, tỉnh cần mở rộng và đa dạng hóa hình thức huy động các nguồn vốn tín dụng cho người nghèo như kêu gọi các nguồn tài trợ, các quỹ hỗ trợ, tổ chức các hình thức bảo lãnh...Ngoài ra cần gắn kết hoạt động cấp vốn tín dụng của Ngân hàng chính sách - xã hội với các kênh tín dụng và các nguồn quỹ khác như quỹ hỗ trợ việc làm, quỹ xóa đói, giảm nghèo của tỉnh và các tố chức đoàn thể, tổ chức phi chính phủ. Đe đảm bảo rằng những người nghèo về cơ bản được hỗ trợ vốn, được vay tín dụng ưu đãi đáp ứng đủ vốn để sản xuất, cần quan tâm đến những chù hộ là phụ nữ, đồng bào dân tộc thiểu số... Đồngthời phải giám sát được đối tượng vay vốn, thiết lập cơ chế để người vay tham gia tiếtkiệm vốn làm ăn có hiệu quả. về lãi suất cho vay diện hộ nghèo nên thấp hơn mức lãi suấtcủa thị trường.

Thứ hai, tỉnh cũng nên thực hiện đa dạng hoá các phương thức hỗ trợ, cho vay vốngắn với các giải pháp khác như khuyến nông, lâm, ngư; gắn kết tín dụng với các hoạt độngnâng cao năng lực, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho người nghèo; hỗ trợ vốn cho hộ nghèo cónhu cầu về vốn để chủ động làm ăn sinh sống đi đôi với việc tố

chức hướng dẫn cách làmăn sinh lợi thông qua hướng dẫn người nghèo nuôi con gì, trồng cây gì... Tạo điều kiện vềvốn cho những cơ sở sản xuất, các tố chức kinh tế hợp tác, các doanh nghiệp, các chủ trangtrại làm ăn có hiệu quả trên địa bàn huyện, thị có đông đồng bào nghèo đế họ mở rộng quymô sử dụng lao động và hỗ trợ giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho hộ nghèo.

Thứ ba, tỉnh nên đấy mạnh các biện pháp tạo nguồn vốn và khả năng đầu tư vốnphục vụ cho chương trình xóa đói, giảm nghèo theo hướng sau: hàng năm dành một tỷ lệ ngân sách nhấtđịnh để đầu tư cho chương trình xóa đói, giảm nghèo của tỉnh; tổ chức vận động phong trào toàn xã hộiủng hộ Quỹxóa đói, giảm nghèo các cấp bằng các biện pháp như: tố chức vận động hộ nhân dân vàdoanh nghiệp (trong nước, liên doanh và nước ngoài) trên địa bàn tỉnh đóng góp ủng hộQuỹ vì người nghèo. Mở rộng quy mô vốn tín dụng của ngân hàng chính sách - xã hộiphục vụ cho vay vốn đối với hộ nghèo, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượngchính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, đi làm việc ngoài tỉnh. Song song đó, tỉnhnên tiếp tục khuyến khích hộ nghèo kết họp sử dụng nguồn vốn tự có, tự vận động của cáctổ chức đoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Liên đoàn Lao động, Đoàn Thanh niên cộngsản Hồ Chí Minh và Hội Cựu chiến binh...) với vốn vay để kinh doanh hiệu quả hơn.Ngoài các nguồn quỹ nói trên phục vụ cho chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh, Ninh Bình cần huy động nhiều nguồn vốn của các chương trình, dự án phát triển kinh tế -xã hội khác của tỉnh cũng như cần lồng ghép mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trong các chương trình hợptác với các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ... Chương trình xóa đói, giảm nghèo của tỉnh cầnkết hợp tốt việc lồng ghép, phối hợp các nguồn vốn từ các chương trình, dự án phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh với vốn xóa đói, giảm nghèo. Các nguồn vốn này phải được xác định cụ thể, cósự kiểm tra, chỉ đạo và phối hợp thực hiện chặt chẽ theo hợp đồng trách nhiệm và phảiđược thống nhất ký kết giữa các ngành chức năng hoặc tố chức đơn vị là chủ quản đầu tư trực tiếp các chương trình, dự án này với Ban chỉ đạo chương trình xóa

đói, giảm nghèo nhằm đảm bảocho nguồn vốn sử dụng đúng mục tiêu, đúng đối tượng và không mâu thuẫn với chương trình,dự án chung đó.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc xóa đói giảm nghèo ở tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 44 - 46)