Một số hạn chế, yếu kém trong công tác xoá đói, giảm nghèo của tỉnh Ninh Bình

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc xóa đói giảm nghèo ở tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 35 - 43)

Tuy xoá đói, giảm nghèo ở Ninh Bình đã đạt được những thành tựu đáng kể song vẫn còn những hạn chế :

Thứ nhât, những bât cập trong chính sách, dự án

Tuy tỉnh đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người nghèo từ nguồn vốn ngân sách của tỉnh, nhưng chưa thực sự cân đối với khả năng của ngân sách, do đó ít nhiều đã tạo áp lực trong việc bố trí dự toán ngân sách hàng năm. Các chính sách, dự án chưa tạo được sự gắn kết chung trong giảm nghèo, thiếu đi sự liên kết, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng và còn có sự chồng chéo như Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và các chương trình hỗ trợ giảm nghèo khác như Chương trình 135 giai đoạn II, Nghị quyết 04-NQ/TU... Các chính sách hỗ trợ người nghèo của các chương trình giảm nghèo chưa coi trọng chính sách hỗ trợ người nghèo việc đa dạng hóa sinh kế. Chưa có chính sách khuyến khích và hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, để giúp họ chủ động vươn lên thoát nghèo, làm giàu. Một số chính sách ban hành mang tính ngắn hạn, tình thế, nên chưa tập trung đúng mức vào giải quyết nguyên nhân của đói nghèo. Các chính sách cũng chưa thật sự hướng vào mục tiêu nâng cao năng lực thị trường cho người nghèo và hỗ trợ họ tiếp cận thị trường, mà còn mang nặng tính bao cấp nên phát sinh tư tưởng ỷ lại của các cấp cũng như của người nghèo, tạo ra xu hướng nhiều địa phương, hộ dân muốn được vào danh sách nghèo để được trợ giúp. Các chính sách hỗ trợ nhóm hộ cận nghèo chưa được quan tâm đúng mức, nên có sự mất công bằng giữa những hộ nghèo và cận nghèo, tạo ra tâm lý bức xúc của nhóm hộ cận nghèo khi đời sống của họ lại trở nên khó khăn hơn những hộ nghèo sau khi được chương trình giảm nghèo hỗ trợ.

Chưa có sự thống nhất giữa các cơ quan trong công tác xóa đói, giảm nghèo.Ban chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo ở cấp tỉnh và huyện được hình thành gồm

nhiều cơ quan, đoàn thể nhưng hoạt động chưa đều. Sự phối kết hợp giữa các ngành thành viên Ban chỉ đạo chưa chặt chẽ. Nhiều thành viên tham gia kiêm chức, không ốn định, tham gia theo kiếu cho đủ ban ngành không nhiệt tình với công việc được giao.

Thứ hai,hạn chế trong huy động đầu tư và nguồn vốn

Tỷ lệ đầu tư cho vùng nghèo, vùng nông thôn còn thấp, một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp thu hút nhiều lao động chưa được chú trọng; các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng tạo nhiều việc làm chưa được quan tâm và tạo cơ hội thuận lợi để phát triến; chưa hình thành được thị trường nông thôn, thị trường hàng hoá ở vùng xa, vùng sâu.

Việc huy động vốn và các nguồn lực về tài chính trong chương trình xóa đói, giảm nghèo đã được tăng lên theo thời gian nhưng so với nhu cầu vẫn thấp. Đầu tư, quản lý, sử dụng vốn của ngân sách chưa minh bạch, còn đế thất thoát. Hiệu quả các chương trình, dự án xóa đói, giảm nghèo còn thấp.

Thứ ba, trong giáo dục, đào tạo

Hệ thống giáo dục phổ thông tuy đã được quan tâm đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao dân trí, chuyển biến nhận thức của người dân; các lớp học mẫu giáo, các điếm trường tiểu học và nhà ở cho học sinh còn rất thiếu thốn. Chưa quan tâm đào tạo giáo viên người dân tộc tại chỗ, đối với giáo viên ở miền xuôi lên vùng khó khăn công tác thì chưa có chính sách khuyến khích thỏa đáng động viên, nên không đảm bảo sự gắn bó lâu dài. Chương trình đào tạo cử tuyển với mục đích đào tạo con em đồng bào dân tộc, người địa phương để trở về phục vụ địa phương vẫn còn tình trạng ưu tiên con em cán bộ có điều kiện, nên một bộ phận không nhỏ sau khi được đào tạo theo hệ cử tuyển đã không trở lại địa phương công tác.

Thứ tư, hạn chế trong việc đào tạo lao động và giải quyết việc làm Những thành tựu xóa đói giảm nghèo còn chưa thật tốt. Tình trạng tái nghèo vẫn còn xảy ra, tỉ lệ

nghèo ở một số huyện, thị còn cao so với hộ nghèo. Thoát nghèo nhưng không bền vững, nguy cơ tái nghèo vẫn còn đe dọa.

Số lao động trong độ tuối của hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có việc làm hoặc việclàm không ốn định còn cao (hộ nghèo là 93,74%, hộ cận nghèo là 90,90%).Hầu hết số lao động của hộ nghèo không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, do đó khó tiếp thu khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất kinh doanh cũng như khả năng tìm kiếm việc làm là rất thấp và nếu tìm kiếm được việc làm thì cũng chỉ là những công việc giản đơn, thu nhập thấp.

Trình độ dân trí của tỉnh thấp so với mặt bằng dân trí bình quân cả nước cũng nhưtrong vùng. Đây là một thách thức lớn đối với công tác đào tạo nghề tại tỉnh Ninh Bình. Trong khi qui mô đào tạo nghề của tỉnh còn nhỏ, ngành nghề đào tạo chưa phù họp với nhu cầu sử dụng lao động, chưa có chính sách khuyến khích người lao động học nghề hoặc trợ cấp cho lao động nghèo học nghề một cách thoả đáng. Sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, các ngành, đoàn thể đối với lĩnh vực lao động và giải quyết việc làm chưa đúng mức.

Thứ năm, hạn chế trong đào tạo nguồn lực cho công tác xóa đói, giảm nghèo

Nguồn nhân lực cho thực hiện chương trình còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Cán bộ chuyên trách làm công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay chủ yếu là ngành Lao động- Thương binh và xã hội. Đội ngũ cán bộ có chuyên môn kỹ thuật chưa có hoặc chưa đủ để có thể hướng dẫn người dân tiếp thu và áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, nên chưa đưa được các chương trình hỗ trợ dịch vụ sản xuất, khuyến nông, lâm, thú y, bảo vệ thực vật đến với người dân.

Thứ sáu, chưa nâng cao được ý thức của người nghèo trong việc tự mình thoát nghèo

Có nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo nên chưa tạo được ý thức chủ động của các cấp và người dân. Trong khi các hoạt động truyền thông xóa

đói, giảm nghèo còn hạn chế nên người dân chưa có nhận thức đúng nhu cầu trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo.Nhận thức của một bộ phận người nghèo chưa cao, chưa có ý thức vươn lên thoátnghèo đế làm giàu, còn tâm lý ỷ lại, phó mặc cho số phận, bằng lòng với cuộc sống hiện tại.

Thứ bảy, công tác kiếm tra giám sát, đánh giá công tác xóa đỏi, giảm nghèo

Trong công tác theo dõi, giám sát, báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện cũng còn nhiều điểm hạn chế. Công tác giám sát, đánh giá của chương trình rất thiếu thông tin và không được cập nhật kịp thời, đầy đủ, chính xác và mới chỉ quan tâm đến các chỉ tiêu định lượng mà chưa quan tâm đến kết quả hoặc tác động của các hoạt động dự án đối với chất lượng công tác XĐGN. Chưa xây dựng được cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý đối tượng; tố chức kiểm tra, đánh giá chủ yếu là dựa vào báo cáo của các ngành và địa phương, trong khi vẫn còn tình trạng báo cáo thiếu thông tin hoặc địa phương không gửi, gửi chậm báo cáo.

2.2.3Nguyên nhân yếu kém trong xoá đói, giảm nghèo ở tỉnh Ninh Bình

Thứ nhất, nguyên nhân từ điều kiện tự nhiên và điều kiện kỉnh tế - xã hội của tỉnh:

Diễn biến khí hậu, thủy văn trên địa bàn tỉnh nhiều năm gần đây không thuận lợi,nhất là đối với sản xuất nông nghiệp. Cụ thể là, thời tiết hàng năm diễn biến bất thường, mưa, gió bất thường liên tiếp xẩy ra, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, cây trồng tăng cao... Những bất lợi đó đã tác động xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân trong tỉnh, nhất là đối với người nghèo, làm cho họ đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Tuy tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá cao nhưng chưa bền vững; năng suất, chấtlượng và sức cạnh tranh của sản phấm và các ngành kinh tế của tỉnh tuy có bước tiến bộ, nhưng vẫn còn thấp, hiệu quả đầu tư còn kém, chi phí sản xuất còn cao; thu ngân sách tuy vượt kế hoạnh nhưng nguồn thu chưa bền vững; thu hút đầu tư lớn nhưng giải ngân vốn đầutư và thực tế đầu tư không đáng kể (25%); nguồn vốn đầu

tư phát triển cơ sở hạ tầng còn nhỏ, lại yếu kém trong việc triến khai thực hiện, nhất là các công trình giao thông, đô thị, cụm tuyến dân cư, khu du lịch; hoạt động du lịch có tiến bộ nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế từng khu vực, trong nội bộ từng ngành còn chậm. Còn một số chỉ tiêu kinh tế xã hội chưa đạt kế hoạch như: một số nguồn thu thuế; giá trị sản xuất công nghiệp khu vực quốc doanh, đường ô tô đến trung tâm xã, xuất khẩu lao động, hộ sử dụng nước sạch, sử dụng điện. Những yếu kém và khó khăn trong phát triển kinh tế vừa làm hạn chế nguồn lực dành cho xóa đói, giảm nghèo, vừa hạn chế kết quả thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo của tỉnh.

Tinh trạng thiếu lao động trẻ, khoẻ, lao động có kỹ thuật cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho các nỗ lực hỗ trợ người nghèo ở Ninh Bình có hiệu quả không như mong đợi. Có thể phân tích sâu hơn nguyên nhân này trên các giác độ sau:

Một là, người nghèo đông con nhưng lại thiếu lao động. Đây là nguyên nhân thường roi vào những gia đình đông con, số con còn nhỏ nhiều nên luôn ở trong tình trạng "người làm thì ít, người ăn thi nhiều". Do lao động và chất lượng lao động kém, nguồn thu nhập không đáp ứng được những nhu cầu chi tiêu hàng ngày của số đông người trong gia đình nên họ dễ rơi vào tình cảnh nghèo đói. Các hỗ trợ của bên ngoài đối với các hộ này như muối bỏ biển.

Hai là, do hoàn cảnh neo đơn, thường rơi vào những gia đình thuộc diện chính sáchnhư thương binh, liệt sỹ, gia đình có người tàn tật, phụ nữ goá bụa V.V.. nên không có sức lao động, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển, yêu cầu chất lượng lao động ngày càng cao. Do không có lao động mà không có thu nhập hay thu nhập thấp dẫn đến nghèo đói. Những hộ này khó hỗ trợ để họ thoát nghèo. Hiện nay toàn tỉnh có 52683 hộ gia đình nghèo, do thiếu lao động (chiếm 6,8% tống sốhộ nghèo) tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi có trình độ dân trí thấp, công tác kế hoạch hoá gia đình thực hiện kém, tỷ lệ sinh cao.

Những hộ nghèo do bị rủi ro, đau ốm cũng chưa được quan tâm hỗ trợ đúng mức.Ngày nay rủi ro có thể xảy ra trong làm kinh tế hoặc trong đời sống hàng ngày. Rủi ro trong kinh tế thị trường thường gặp là các trường họp do bị phá sản, do làm ăn thua lỗ, thiên tai mất mùa, bị lừa đảo vv...Những rủi ro trong đời sống xã hội đối với người lao động thường gặp là những tai nạn, thất nghiệp vv...Đây là những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói thường gặp, nhưng nó chỉ tác động đến cá nhân, gia đình, hay một nhóm nhỏ trong xã hội và mang tính biến động thường xuyên nên các cơ quan thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo rất khó thống kê, nắm bắt và chưa hỗ trợ kịp thời.

Nghèo đói còn do gia đình có người hay ốm đau hoặc bị bệnh nặng. Mặc dù tỉnh đã triển khai khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, song ngân sách chi cho khoản này còn hạn chế, diện nghèo cần un tiên lại đông, nên các khoản trợ giúp chưa giải quyết đáng kể nhu cầu thực tế của họ. Trong hộ nếu có người ốm đau phải nằm viện trong vài tháng, hoặc gặp một trận ốm nặng là làm cho hộ đã thoát nghèo hoặc không phải hộ nghèo trở thành hộ nghèo, còn hộ đã nghèo rồi thì nghèo thêm. Hiện nay ở Ninh Bình có khoảng 12,1% hộ nghèo là do nguyên nhân ốm đau, tai nạn, già cả. Chính do những nguyên nhân kể trên nên kết quả xóa đói, giảm nghèo của tỉnh chưa vững chắc, ranh giới giữa hộ nghèo và hộ không nghèo rất gần nhau.

Ngoài ra, các hộ nghèo thường sống phân tán ở những vùng sâu. Hơn nữa, do bảnsắc dân tộc, họ thích sống ở những khu biệt lập rất khó cho việc đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng.Trình độ dân trí ở vùng nông thôn, vùng nghèo, xã nghèo còn thấp, trình độ taynghề không cao chủ yếu là lao động phố thông, khả năng áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn chậm làm cho các nỗ lực đào tạo nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật còn yếu và chưa sâu, rộng.

Thứ hai, nguyên nhân từ phía các cơ quan, tô chức thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo:

Nhiều chính sách bộc lộ sự dàn trải, chồng chéo hệ thống chính trị vào cuộc nhưng chưa quy rõ trách nhiệm, nhiệm vụ cũng như mục tiêu vì thế kết quả đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng.

Một số cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa xem công tác xóa đói, giảm nghèo là một trong những công tác trọng tâm thường xuyên và có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, chính trị và xã hội. Sự chỉ đạo của nhiều cấp chính quyền còn lúng túng, có nơi chưa chỉ đạo bằng chương trình hành động cụ thể.

Công tác phối kết hợp của các ngành chưa thường xuyên và đồng bộ, hoạt độngcủa Ban xóa đói, giảm nghèo phần lớn chưa đổi mới, chưa đặt ra phương pháp xóa đói, giảm nghèo một cách cụ thể theo đặc thù của từng nơi. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chương trình xóa đói, giảm nghèo từ tỉnh tới cơ sở chưa có, do đó việc nắm bắt thông tin chậm, làm ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành.

Chất lượng chỉ đạo điều hành của chính quyền các cấp tuy đã được nâng lên,nhưng chưa đồng đều và chưa thật sự mạnh, chưa hiệu quả, nhất là ở các cơ quan chuyên môn cấp sở, ngành, cấp phòng. Còn một bộ phận không nhỏ cán bộ và người đứng đầu cơ quan chưa năng động, sáng tạo trong việc đề ra giải pháp, hình thức chỉ đạo, chưa quyết liệt trong tố chức thực hiện và điều hành, trong phối hợp giải quyết khó khăn vướng mắc phát sinh, còn lúng túng trong việc cụ thể hoá chủ trương, kế hoạch thành chương trình của ngành và địa phương. Những nguyên nhân đó làm cho kết quả việc thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo chưa cao.

Do ý thức tự vươn lên của hộ nghèo chưa cao, còn thiếu kinh nghiệm làm ăn, thiếu vốn sản xuất. Một số hộ chi vốn hỗ trợ giảm nghèo vào những tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè, nghiện hút.

Như vậy, để làm tốt công tác xóa đói, giảm nghèo hiện nay chúng ta cần phải có những giải pháp nhằm phát huy những mặt tích cực bên cạnh đó cần khắc phục những mặt hạn chế, bất cập vẫn còn tồn tại ảnh hưởng đến sự phát triến của tỉnh. Chỉ như vậy, chúng ta mới có thế xóa đói, giảm nghèo

một cách toàn diện, bền vững, giúp cho đời sống của người dân được cải thiện.

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YÉU NHẰM XÓA ĐÓI, GIẢM NGHÈO DựA

• 7 •

TRÊN Sự VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN Ở TỈNH NINH BÌNH HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp sự vận dụng quan điểm toàn diện vào việc xóa đói giảm nghèo ở tỉnh ninh bình hiện nay (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w