Kết quả khảo sát khả năng tổng hợp NH4+ của các dòng vi khuẩn

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây diệp hạ châu (phyllanthus amarus l.) mọc hoang tại lai vung – đồng tháp (Trang 47 - 49)

Mười ba dòng vi khuẩnđược phân lập trên môi trường PDA được chọn khảo sát khả năng tổng hợp NH4+ từ nitơ tự do sau 2, 4, 6 và 8 ngày (sau khi chủng trong môi trường NFb lỏng, không N, không Yeast extract). Sau hai ngày chủng vi khuẩn, cả 13

Hình 7: Vi khuẩn có Gram âm hình A và Gram dương hình B

Độ phóng đại vật kính X100

Ghi chú: Hình A là Dòng T04 Hình B là Dòng T08

dòng đều có khả năng tổng hợp NH4+ nhưng với nồng độ thấp, sau 4 ngày lượng NH4+

tăng dần và đạt nồng độ cao nhất vào ngày thứ 6. Đến ngày thứ 8 lượng NH4+ giảm (bảng 8).

Bảng 8: Khả năng cố định đạm của các dòng vi khuẩn

Hàm lượng Đạm trung bình (µg/mL) STT Dòng vi

khuẩn Ngày 2 Ngày 4 Ngày 6 Ngày 8

1 T01 0,012c 0,094fg 0,208e 0,155g 2 T02 0,016def 0,131k 0,134bc 0,103de 3 T03 0,018fg 0,083ef 0,145c 0,115ef 4 T04 0,008b 0,056bc 0,138bc 0,079bc 5 T05 0,017efg 0,099gh 0,148c 0,091cd 6 T06 0,014d 0,083ef 0,115ab 0,073b 7 T07 0a 0,038a 0,140c 0,079bc 8 T08 0,008b 0,062cd 0,143c 0,043a 9 T09 0,016def 0,075de 0,143c 0,100de 10 T10 0,015de 0,113gh 0,153c 0,112e 11 T11 0,019g 0,123hk 0,180d 0,131f 12 T12 0,008b 0,107gh 0,115ab 0,064b 13 T13 0a 0,043ab 0,110a 0,064b CV% 11,2 10,1 4,8 10,1

Ghi chú: Các trị trung bình theo sau các mẫu tự giống nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt không

ý nghĩa thống kê ở 5%

Ở ngày 2, các dòng vi khuẩn đã tổng hợp NH4+ nhưng với hàm lượng không cao, bình quân khoảng 0,012 µg/mL. Trong đó, dòng T11 tổng hợp được hàm lượng NH4+ cao nhất (0,019 µg/mL) và hầu như 2 dòng T07, T13 không có khả năng tổng hợp được lượng NH4+ trong ngày 2. Ngày 4, các dòng vi khuẩn tổng hợp hàm lượng NH4+ nhiều hơn ngày 2 nhưng vẫn còn thấp. Khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các dòng. Ngày 6, hàm lượng NH4+ cao nhất, trong đó dòng vi khuẩn tổng hợp NH4+ cao nhất là do dòng T01 (0,208 µg/mL) khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các dòng còn

dinh dưỡng không còn đủ để duy trì sự sống cho các dòng vi khuẩn nên chúng đã sử dụng chính lượng NH4+ do chúng tạo ra. Bên cạnh đó do môi trường nuôi không còn thuận lợi như trước (lượng chất dinh dưỡng giảm và có nhiều chất thải) nên nhiều tế bào vi khuẩn chết. Do đó, hàm lượng NH4+ được tổng hợp giảm đáng kể, tuy nhiên dòng T01 vẫn giữ được khả năng tổng hợp hàm lượng NH4+ cao nhất, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các dòng còn lại.

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây diệp hạ châu (phyllanthus amarus l.) mọc hoang tại lai vung – đồng tháp (Trang 47 - 49)