Khả năng tổng hợp IAA ở các dòng vi khuẩn

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây diệp hạ châu (phyllanthus amarus l.) mọc hoang tại lai vung – đồng tháp (Trang 49 - 50)

Tất cả các dòng vi khuẩn đều có khả năng tổng hợp Indole-3-acetic acid (IAA) mà không cần bổ sung tryptophan vào môi trường nuôi cấy. Các dòng tạo IAA vào ngày thứ 2, cao nhất vào ngày thứ 4 và giảm mạnh vào ngày 6 (bảng 9). Tuy nhiên có dòng có khả năng tổng hợp lượng IAA tăng dần từ ngày 2 đến ngày 6 và có dòng lại giảm vào ngày 4 tăng dần vào ngày 6.

Bảng 9: Khả năng tổng hợp IAA ở các dòng vi khuẩn phân lập

Hàm lượng IAA trung bình (µg/mL) STT Dòng vi khuẩn

Ngày 2 Ngày 4 Ngày 6

1 T01 6,27d 3,90a 7,38cd 2 T02 7,17de 13,46ef 4,39b 3 T03 6,90de 16,35h 3,62b 4 T04 3,74c 16,73h 4,22b 5 T05 9,24g 9,73d 7,98de 6 T06 7,71ef 13,18ef 6,78c 7 T07 2,39b 16,57h 4,39b 8 T08 8,34fg 13,96f 9,26fg 9 T09 1,04a 7,68c 2,59a 10 T10 12,48i 12,79e 6,78c 11 T11 13,38i 15,18g 9,26fg 12 T12 4,64c 6,73b 8,83ef 13 T13 10,59h 13,79f 9,95g CV% 7,7 4,6 7,9

Trong 13 dòng vi khuẩn, có 3 dòng tạo được lượng IAA trên 16 (µg/mL) vào ngày thứ 4 và đây cũng là thời điểm mà các dòng vi khuẩn này tạo ra IAA nhiều nhất.

Sau hai ngày chủng vi khuẩn trên môi trường NFb lỏng, vi khuẩn đã tổng hợp được lượng IAA khá cao, cao nhất là do dòng T10 (12,48 µg/mL) và T11 (13,38 µg/mL), khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các dòng còn lại. Thấp nhất là do dòng T09 tạo ra lượng IAA là 1,04 (µg/mL).

Đến ngày 4 lượng IAA bắt đầu tăng mạnh và đạt nồng độ cao nhất, cao nhất là do dòng T04, T07 và T03 tạo ra lượng IAA trên 16 (µg/mL) khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các dòng còn lại.

Sau 6 ngày, lượng IAA bắt đầu giảm do lượng chất dinh dưỡng không còn dồi dào như những ngày trước, cao nhất là dòng T13 tạo ra 9,95 (µg/mL) và thấp nhất do dòng T09 tạo ra 2,59 (µg/mL)

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây diệp hạ châu (phyllanthus amarus l.) mọc hoang tại lai vung – đồng tháp (Trang 49 - 50)