Đặc điểm vi khuẩn hòa tan lân khó tan

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây diệp hạ châu (phyllanthus amarus l.) mọc hoang tại lai vung – đồng tháp (Trang 50 - 51)

Tám trong mười ba dòng vi khuẩn phân lập được đều có khả năng hòa tan lân từ dạng khó tan thành dạng dễ hấp thu biểu hiện qua đường kính halo. Các dòng vi khuẩn này phát triển tốt trên môi trường NBRIP và được nhận diện dễ dàng qua cách tạo halo và thay đổi màu môi trường (từ xanh sang vàng) do hạ pH (môi trường có chất chỉ thị màu bromothymol blue) do các dòng vi khuẩn sinh trưởng tổng hợp được acid hữu cơ (Rossosilini et al., 1998)(Hình 8).

Hình 8: Vòng sáng halo do vi khuẩn hòa tan lân tạo ra

Ghi chú: Hình A là dòng T08(lá) vi khuẩn làm môi trường đổi từ xanh sang vàng

A B

Sau 1 ngày: 13/13dòng vi khuẩn cấy đều xuất hiện trên bề mặt môi trường agar. - Ngày ba, chỉ có 8/13 dòng tạo halo (cao nhất 12,5 mm ở dòng T10)

- Ngày sáu, 8 dòng tạo halo ngày trước có kích thước vòng halo tăng rất nhanh đường kính halo ghi nhận cao nhất 15 mm ở dòng T07 và T10, thấp nhất là dòng T05 là 9 mm.

- Ngày chín, đường kính halo của các dòng tiếp tục tăng nhưng chậm hơn so với ngày sáu, dòng cao nhất là dòng T10 15,5 mm và thấp nhất là vẫn là dòng T05. (Bảng 10).

Khả năng hòa tan lân của các dòng vi khuẩn được trình bày ở Bảng 10. Các dòng vi khuẩn có khả năng hòa tan rất tốt, trong đó dòng T13 có hiệu suất hòa tan cao nhất. Dòng T05 hòa tan lân thấp và chỉ tăng kích thước đường kính khuẩn lạc mà không tăng đường kính halo, chứng tỏ dòng vi khuẩn này có thể đã sử dụng lượng lân hòa tan để phát triển sinh khối (Ohtake et al., 1998).

Một phần của tài liệu phân lập vi khuẩn nội sinh trong cây diệp hạ châu (phyllanthus amarus l.) mọc hoang tại lai vung – đồng tháp (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)