Nâng cao hiệu quả quản trị điểm đến du lịch

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh hòa bình (Trang 143 - 145)

Mục tiêu: phối kết hợp giữa các bộ phận của chính quyền và cơ quan quản lý du lịch, các doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả công tác quản trị điểm đến du lịch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình.

Giải pháp:

Thứ nhất, tỉnh Hòa Bình cần triển khai hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch, có chiến lược dài hạn nhằm quy hoạch điểm đến và phát triển du lịch. Đồng thời, đẩy mạnh xây dựng các sản phẩm du lịch chiến lược, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng nhân lực và tăng cường quảng bá xúc tiến hình ảnh của Hòa Bình đến khách du lịch trong nước và quốc tế.

Thứ hai, hoàn thiện bộ quy chế phối hợp quản lý các cơ sở lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Hòa Bình theo hướng chuyên nghiệp,. Đồng thời, hình thành các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển du lịch cộng đồng của điểm đến du lịch Hòa Bình. Để nâng cao năng lực quản lý cho các bộ phận, nhân lực trong ngành du lịch, Hòa Bình cần tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo cho các lao động tại các cơ sở lưu trú và dịch vụ du lịch, các cán bộ, công nhân viên công tác trong ngành du lịch và các cơ sở lưu trú du lịch, khu, điểm du lịch đảm bảo có đầy đủ kỹ năng cần thiết để nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch.

Thứ ba, Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh cần thường xuyên rà soát, cập nhật, bổ sung các định hướng, chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư, quy hoạch, danh mục các dự án kêu gọi đầu tư và xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư phát triển du lịch… để công khai giới thiệu tiềm năng, cơ hội, chính sách phát triển du lịch của

tỉnh Hòa Bình trên cổng thông tin điện tử của tỉnh và trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương và trung ương hướng tới tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư. Tăng cường công tác phổ biến các chính sách, định hướng phát triển du lịch của Trung ương và địa phương về phát triển du lịch. Tỉnh tạo điều kiện, cơ chế chính sách cho các nhà đầu tư vào các dự án vào tầng kỹ thuật, cảng, bến cảng nhất các tuyến đường liên kết các khu, điểm du lịch tập trung vào các khu điểm du lịch qui hoạch trở thành khu điểm du lịch Quốc gia theo các hình thức đầu tư đối tác công tư, …Nghiên cứu việc thành lập Quỹ phát triển du lịch, trong những năm đầu tỉnh có thể chi ngân sách qũy; Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo Du lịch của tỉnh; Tạo điều kiện để Hiệp hội du lịch tỉnh phát huy hoạt động hiệu quả, là tổ chức đại diện cho những ý kiến của các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch của tỉnh.

Thứ tư, Tập trung xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 cho phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Cần dành huy động các nguồn kinh phí đầu tư xây dựng quy hoạch này cần được trích từ nguồn Ngân sách địa phương. Chỉ đạo các Sở, ban, ngành ra soát các qui hoạch của từng ngành tránh chồng chéo trong qui hoạch phát triển giữa các ngành. Tích cực chủ động đầu sớm xây dựng quy hoạch chi tiết cho các khu, điểm du lịch để làm cơ sở cho công tác quản lý và khai thác tài nguyên một cách hiệu quả, đồng thời nhằm tạo bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc kêu gọi và thu hút đầu tư vào các khu, điểm du lịch nói riêng và ngành du lịch nói chung trên địa bàn tỉnh Hòa Bình. Huy động các nguồn lưc. Riêng đối với các khu, điểm du lịch cấp quốc gia hoặc có ý nghĩa về mặt đa dạng sinh học, ý nghĩa bảo tồn… địa phương có thể kiến nghị xin cấp kinh phí xây dựng quy hoạch từ Trung ương.

Thứ năm, khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành xây dựng và chào bán các tour du lịch thân thiện với môi trường, du lịch sinh thái; lồng ghép các nội dung bảo vệ môi trường trong các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch. Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch đóng thuế và mua bảo hiểm môi trường, trích một phần kinh phí thu được từ du lịch đầu tư cho công tác cải thiện môi trường; thực hiện nghiêm

các chế tài xử lý vi quy định về bảo vệ môi trường. Xây dựng nếp sống văn minh đô thị; người dân ổn định cuộc sống, có việc làm, có nhà ở, có lối sống văn hóa, giàu tính nhân văn, thân thiện trong giao tiếp, ứng xử; tích cực bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự đô thị; từ đó tạo hình ảnh đẹp về điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình.

Thứ sáu, phối hợp, hỗ trợ giữa các Sở, Ban, Ngành có liên quan trong kiểm tra, thanh tra các doanh nghiệp; hạn chế tối đa sự chồng chéo trong kiểm tra làm mất thời gian và tăng các chi phí không chính thức cho các doanh nghiệp. Đặc biệt với các doanh nghiệp du lịch thì chính quyền địa phương cần có chính sách ưu đãi hỗ trợ vay vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, tập huấn kỹ năng phục vụ du khách, đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp du lịch,…

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh hòa bình (Trang 143 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)