Tạo sự khác biệt cho các sản phẩm du lịch của điểm đến Hòa Bình

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh hòa bình (Trang 140 - 143)

Mục tiêu: phát triển sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng, khác biệt trên nền tảng văn hóa Mường và lợi thế của tỉnh Hòa bình nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và thu hút mạnh mẽ khách du lịch, tạo ra nhiều trải nghiệm mới lạ để họ quay trở lại nhiều lần.

Giải pháp

Thứ nhất, tỉnh Hòa Bình cần phát triển hơn nữa sự kết nội giữa các điểm đến trên địa bàn tỉnh nhằm tăng tính hấp dẫn khách du lịch đến thăm quan. Có được sự kết nối này cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngành cùng với với hiệp hội du lịch tỉnh phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch tổ chức, nghiên cứu, phối hợp xây dựng sự liên kết hợp lý giữa các điểm đến du lịch trên địa bàn tỉnh. Xây dựng các tour tuyến, sản phẩm đa dạng, phong phú, mang nhiều mầu sắc với phù hợp với nhiều nhóm đối tượng khách du lịch. Để mỗi nhóm khách du lịch có nhiều sự lựa chọn đối với điểm đến du lịch Hòa Bình. Ủy Ban nhân dân tỉnh Hòa Bình chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh phối hợp với Trung tâm, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan xây dựng các tour, tuyến du lịch trong địa bàn tỉnh và liên kết các tour, tuyến các điểm đến các tỉnh lân cận, đặc biệt là 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng. Nghiên cứu xây dựng, bổ sung và làm mới các loại hình dịch vụ du lịch để góp phần hỗ trợ và hoàn thiện các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm du lịch.

Thứ hai, giữ nét văn hóa đặc sắc văn hóa Mường tạo điểm nhấn đặc biệt trong hệ thống sản phẩm du lịch dành cho du khách khi đến thăm quan tại điểm đến Hòa Bình. Văn hóa Mường là điểm khác biệt so với các sản phẩm du lịch của các

điểm đến khác như Sơn La, Bắc Kạn… Cần tinh tế, khéo léo giữ nét truyền thống ăn ở, sinh hoạt của người Mường nhưng vẫn đủ thuận tiện, an toàn, sạch sẽ cho khách du lịch trải nghiệm. Duy trì cuộc sống người Mường xưa với những truyền thống nuôi trồng, cấy hái, chăn nuôi, …cùng những sinh hoạt của người Mường để tăng tính hấp dẫn đối với khách du lịch. Tất cả phải được tiêu chuẩn hóa theo cuộc sống của người Mường cổ. Bảo tồn, phục dựng và phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử truyền thống, phong tục tập quán đa dạng, độc đáo của từng điểm đến phục vụ các đối tượng khách du lịch nhằm phát huy giá trị các loại hình sản phẩm du lịch mang tính giáo dục của tỉnh như: du lịch tìm hiểu văn hóa lịch sử, du lịch trải nghiệm làng quê, du lịch cộng đồng…

Thứ ba, tỉnh Hòa Bình là mang nhiều giá trị, cái nôi của nền “Văn hóa Hòa Bình”, với nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống song song với đó là nhiều lễ hội truyền thống mang đậm sự đa dạng về văn hóa, đa dạng về nghệ thuật trình diễn. Điểm đến Hòa Bình cần ngoài việc giữ gìn, bảo tồn văn hóa bản sắc dân tộc còn cần phát triển lên với một mức độ cao hơn nửa để quảng bá nền “Văn hòa Hòa Bình”, vừa để cho du khách cảm nhận được nền văn hóa đó, vừa đề cho du khách tham gia vào chính các hoạt động văn hóa đó.

Chính quyền địa phương cần tổ chức, phát triển các phiên chợ của đồng bào dân tộc. Hầu hết các phiên chợ đều mang tính chất tự phát chưa có sự quản lý tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước. Đưa khách du lịch tham gia vào các hoạt động của phiên chợ, ngoài việc du khách mua các sản vật nguyên sơ của địa phương, du khách còn thấy được sự đa dạng về văn hóa ẩn chứa trong các trang phục của đồng bào đi chợ, du khách tham gia các hoạt động vui chơi giải trí mạng đậm nét văn hóa như: ném còn, chơi cù, …

Dựa trên cơ sở các dự báo về xu hướng du lịch đến năm 2030, cũng như để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế sẵn có về du lịch, Hòa Bình cần đa dạng hóa ngoài các sản phẩm du lịch từ du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa (du lịch làng nghề thủ công truyền thống, du lịch lễ hội) Hòa Bình cần khuyến khích phát triển các loại hình du lịch thể thao, du lịch sự kiện, du lịch chăm sóc sức khỏe…

Thứ tư, Thực tế cho thấy để phát triển sản phẩm quà lưu niệm có chất lượng, chất lượng đồng đều và mang tính cạnh tranh cao, phù hợp với nhu cầu khách du lịch. Việc phát triển các sản phẩm quà lưu niềm cần có sự tham gia các thành phần: người dân, tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch - nhưng người cung cấp trực tiếp các sản phẩm phụ vụ du khách; các nhà nghiên cứu về văn hóa, nghệ thuật …; các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm; và cơ quan quản lý nhà nước. Kết với được các thành phần trên thì các sản phẩm hội tụ được nhiều yếu tố: mang nhiều giá trị về văn hóa, tính cạnh tranh, sự khác biệt hóa các sản phẩm và toàn diện hơn. Để phát triển sản phẩm tỉnh, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành phối với với hiệp hội du lịch và các sở ban ngành liên quan tổ chức các cuộc thi liên quan đến việc phát triển các sản phẩm quà lưu niệm phục vụ nhu cầu của du khách.

Thứ năm, điểm đến du lịch Hòa Bình cần cải thiện các hoạt động vui chơi, giải trí phục vụ nhu cầu của du khách và cũng để đem lại nhiều giá trị về kinh tế còn đang có rất nhiều dư địa để phát triển, cần nghiên cứu kinh tế ban đêm cho điểm đến trên địa bàn có tiềm năng điều kiện để phát triển. Do đó, chính quyền địa phương cần có những chính sách ưu đãi phát triển các hoạt động vui chơi, giải trí, … trên địa bàn tỉnh.

Thứ sáu, trên cơ sở yếu tố khí hậu, thời tiết, điều kiện tự nhiên các doanh nghiệp có thể hình thành các khách sạn, resort tiêu chuẩn sang trọng kết hợp với dịch vụ nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe và trị liệu… hình thành các danh mục dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, nghiên cứu sản phẩm khắc phục được tính mùa vụ trong năm.

Ngoài ra, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình dành nguồn lực, chỉ đạo Sở, ban, ngành liên quan xây dựng Bảo tàng tỉnh Hòa Bình theo qui hoạch đã đề ra. Xây dựng cơ chế ưu đãi cho các dự án xây dựng, bảo tồn, bảo tàng tư nhân trên địa bàn tỉnh. Định hướng, qui hoạch cho việc phát triển các bảo tàng, bảo tồn gắn với phát triển du lịch.

Muốn có chiến lược khác biệt hóa sản phẩm du lịch nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình thì ngoài định hướng và sự chỉ đạo của chính quyền, các cơ quan quản lý du lịch và doanh nghiệp lữ hành đòi hỏi có

nguồn lực tài chính mạnh, đội ngũ nhân lực cất lượng cao, thực hiện nghiên cứu nhu cầu thị trường về sản phẩm du lịch gắn liền với đặc trưng của tỉnh Hòa Bình để áp dụng các biện pháp kích cầu. Đồng thời, cần có sự liên kết chặt ché giữa các doanh nghiệp lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống… nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch tạo tổng giá trị lớn cho khách du lịch khi đến thăm quan tại tỉnh Hòa Bình. Bên cạnh đó, sự thân thiện, gần gũi, nét ứng xử văn hóa của người dân sẽ góp phần quan trọng tạo ra điểm nhấn, tính phong phú và đa dạng sản phẩm du lịch của điểm đến Hòa Bình nhằm thu hút và giữ chân được khách du lịch.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh hòa bình (Trang 140 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)