Khoảng trống nghiên cứu của luận án

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh hòa bình (Trang 29 - 31)

Trong những năm qua năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình còn nhiều hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng do đặc thù điều kiện địa lý, tự nhiên, lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó, ngành du lịch Hòa Bình chưa phải là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình về mức độ, các nguồn lực hay các yếu tố cấu thành năng lực thu hút đầu tư phát triển du lịch của tỉnh còn hạn chế. Tỉnh Hòa Bình cần phải nghiên cứu, đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh. Từ đó, đưa ngành kinh tế du lịch đóng góp quan trọng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch gắn với các điều kiện hiện tại như tiền đề ban đầu cho sự phát triển du lịch trong mối quan hệ với phát triển các ngành kinh tế quốc dân khác. Từ nghiên cứu các công trình trước đây và đối tượng cụ thể là tỉnh Hòa Bình, luận án có khoảng trống nghiên cứu là:

Thứ nhất, nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch dựa trên lý thuyết cạnh tranh sản phẩm.

Thứ hai, phát triển mô hình các chỉ tiêu cạnh tranh điểm đến và áp dụng cho tỉnh Hòa Bình kiểm nghiệm thực tiễn.

Thứ ba, phân tích các nhân tố cạnh tranh du lịch điểm đến đặc thù.

Thứ tư, phát triển chuỗi liên kết các điểm đến, cộng tác giữa các điểm đến nhằm thu hút khách du lịch. Ứng dụng vào cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Chương 1 tiến hành tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài theo 2 nhóm: (1) các nghiên cứu nước ngoài về năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch; (2) các nghiên cứu trong nước về năng lực cạnh tranh du lịch, năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch. Từ đó đưa ra nhận xét, khoảng trống nghiên cứu của luận án: (1) nghiên cứu năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch dựa trên lý thuyết cạnh tranh sản phẩm; (2) phát triển mô hình các chỉ tiêu cạnh tranh điểm đến và áp dụng cho tỉnh Hòa Bình kiểm nghiệm thực tiễn; (3) phân tích các nhân tố cạnh tranh du lịch điểm đến đặc thù; (4) phát triển chuỗi liên kết các điểm đến, cộng tác giữa các điểm đến nhằm thu hút khách du lịch. Ứng dụng vào cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh Hòa Bình.

Chƣơng 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh hòa bình (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)