Bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh hòa bình (Trang 53 - 55)

cho tỉnh Hòa Bình

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của một số tỉnh thành của Việt Nam cũng như của một số quốc gia trên thế giới về nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch, nghiên cứu đưa ra một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hòa Bình như sau:

Thứ nhất, tạo ra dấu ấn riêng về sản phẩm, dịch vụ hay một yếu tố khác biệt so với những điểm đến khác. Sản phẩm, dịch vụ du lịch phải phù hợp với tài nguyên vốn có của tỉnh, phù hợp với chiến lược phát triển của tỉnh trong tương lai. Việc đa dạng hóa sản phẩm, tích hợp các sản phẩm, đa chức năng trong sản phẩm cũng nên được tỉnh cân nhắc hướng tới trong phát triển và ứng dụng. Việc phân tích kỹ đối thủ cạnh tranh và từ đó tìm kiếm lợi thế cạnh tranh riêng có của điểm đến của địa phương cũng cần được thực hiện.

Thứ hai, cần có một chiến lược phát triển du lịch đồng bộ, kết hợp với các chính sách hợp lý của tỉnh. Một điểm đến du lịch được khai thác hiệu quả cần phải đảm bảo về công tác khai thác tài nguyên du lịch hợp lý. Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến mang tính lâu dài cần cân đối giữa mục tiêu lợi nhuận và các mục tiêu khác về môi trường, cân nhắc kỹ lưỡng khi quy hoạch xây dựng các cơ sở lưu trú và cơ sở hạ tầng với tác động tiêu cực và tác động tích cự của nó. Khi khai thác tài nguyên du lịch cần có quy hoạch, chiến lược đảm bảo tính cân đối giữa hiệu quả kinh tế và tác động tiêu cực đến với môi trường khi phát triển du lịch điểm đến tại các địa phương, tránh những hậu quả khó khắc phục như: cảnh quan thiên nhiên bị phá vỡ, các di sản văn hóa bị xuống cấp, ô nhiễm môi trường từ đó làm giảm giá trị các lợi thế của điểm đến du lịch.

Thứ ba, tỉnh cần có chính sách phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ để thu hút được du khách, từ đó gia tăng năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của mình.

Thứ tư, quản lý điểm đến du lịch là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch của các tỉnh. Hòa Bình cần nghiên cứu, đưa ra những chính sách quản lý điểm đến du lịch phù hợp và hiệu quả. Muốn kinh doanh

du lịch thành công cần có sự gắn kết và phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả giữa tổ chức, cá nhân có liên quan trong một điểm đến du lịch tạo thành một chuỗi liên kết. Khi đó quản lý điểm đến du lịch sẽ phát huy vai trò trong việc kết nối các tổ chức cá nhân ở các không gian và thời gian khác nhau tăng giá trị cảm nhân cho khách du lịch khi đến tham quan điểm đến. Trước đây các quốc gia, địa phương thường quản lý điểm đến gắn liền với quản lý và khai thác sử dụng đất đai tại địa phương. Điều này sẽ giảm sức cạnh tranh của chính địa phương đó. Trong những năm gần đây, quản lý điểm đến gắn liền với chiến lược phát triển chung của địa phương có tầm nhìn ngắn hạn và dài hạn với những mục tiêu cụ thể, sử dụng tối đa các nguồn nội lực và ngoại lực để gia tăng năng lực cạnh tranh điểm đến của địa phương mình. Cách quản lý này đã giúp cân đối cung và cầu trên thị trường du lịch, đồng thời tối đa hóa lợi ích kinh tế, tối thiểu hóa chi phí xã hội, tối hiểu hóa tác động tiêu cực đến với môi trường tự nhiên và môi trường sống của người dân. Từ đó giúp các địa phương phát triển du lịch điểm đến một cách bền vững và nâng cao khả năng thích ứng với nhu cầu của khách du lịch và biến động thị trường du lịch. Hơn nữa, với cách quản lý điểm đến du lịch theo hướng này sẽ giúp địa phương xây dựng được lực lượng lao động lành nghề và đảm bảo hiệu quả các quy trình lập kế hoạch, quản lý và giám sát.

Thứ năm, xây dựng hình ảnh điểm đến du lịch. Muốn xây dựng được hình ảnh điểm đến du lịch thành công cần phải kết hợp hài hòa quan điểm của các đối tượng có liên quan dựa trên những tài nguyên du lịch của địa phương. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá một cách nhất quán dưới nhiều hình thức, được triển khai thường xuyên, liên tục. Đây là cách thức quan trọng giúp du khách biết và đến với các điểm đến du lịch, đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh trên thị trường du lịch ngày càng khốc liệt như hiện nay. Tuy vậy, để tuyên truyền quảng cáo đạt hiệu quả cao nhất có thể thì cũng cần nghiên cứu, chuẩn bị hết sức kỹ càng và xem xét thấu đáo mọi khía cạnh có liên quan.

Thứ sáu, phát triển nguồn nhân lực. Nâng cao năng lực cạnh tranh còn gắn liền với kế hoạch phát triển nguồn nhân lực tại các điểm đến du lịch. Nhân lực du lịch là nguồn lực tham gia trực tiếp, gián tiếp vào tất cả các quy trình cung ứng sản phẩm, dịch vụ đến với du khách. Giá trị gia tăng của các tài nguyên du lịch sẽ được tạo thêm rất

nhiều nếu nhân lực du lịch có trình độ. Đồng thời, chất lượng quản lý, phát triển bền vững du lịch có đạt được hay không cũng phụ thuộc nhiều vào chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Do du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, nguồn nhân lực du lịch không chỉ cần có trình độ cao, tay nghề giỏi mà còn phải đa dạng

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch tỉnh hòa bình (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)