Trễ tối ưu được lựa chọn là 1 (lựa chọn theo chỉ tiêu AIC, đồng thời nếu ở độ trễ 0 chỉ tiêu LR không có ý nghĩa nên tác giả chọn độ trễ 1)

Một phần của tài liệu Gợi ý về chính sách điều hành vĩ mô từ góc nhìn bộ ba bất khả thi đối với nền kinh tế việt nam (Trang 41 - 45)

32

4.2 Kết quả mô hình VAR (sử dụng phần mềm Eview)

DLGDP INFLATION DIR_GDP DLGDP(-1) 0.950318 12.58493 0.716529 DLGDP(-1) 0.950318 12.58493 0.716529 (0.55192) (34.6427) (0.53505) [ 1.72183] [ 0.36328] [ 1.33919] INFLATION(-1) -0.007277 -0.058850 -0.008703 (0.00627) (0.39354) (0.00608) [-1.16069] [-0.14954] [-1.43185] DIR_GDP(-1) 0.696842 19.06938 0.361405 (0.47277) (29.6748) (0.45832) [ 1.47394] [ 0.64261] [ 0.78855] C 0.054950 5.962191 -0.017827 (0.05293) (3.32245) (0.05131) [ 1.03811] [ 1.79451] [-0.34740] DERS 0.118441 2.483922 0.141235 (0.06894) (4.32705) (0.06683) [ 1.71809] [ 0.57404] [ 2.11334] DKAOPEN 0.466834 57.44790 -0.243902 (0.25516) (16.0154) (0.24735) [ 1.82961] [ 3.58703] [-0.98604] MI -0.010237 1.001217 0.033769 (0.07329) (4.60004) (0.07105) [-0.13969] [ 0.21765] [ 0.47530] RP 2 0.715810 0.817096 0.570041 Nhận xét:

Ta thấy kết quả ước lượng cho RP

2

Ptương đối lớn, cho thấy việc sử dụng mô hình và sử dụng biến là phù hợp. Tuy nhiên, để xem xét tác động của các

33

biến giải thích đến biến phụ thuộc, ta sử dụng thống kê t để đánh giá mức độ phù hợp hay ý nghĩa của từng hệ số hồi quy.

Xem xét tác động của GDP: Tốc độ tăng trưởng GDP thực của những năm trước có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng GDP thực tế hiện tại. Tuy nhiên, theo như kết quả hồi quy, tác động này là nghịch biến, tức tốc độ tăng trưởng GDP của 1 năm trước tăng 1% thì kéo theo tốc độ tăng trưởng GDP hiện tại giảm khoảng 0.5%.

Mối quan hệ giữa bộ bất khả thi và GDP thực tế: Kết quả cho thấy nền kinh tế Việt Nam có một độ trễ khoảng 1 năm, tức một thay đổi trong việc điều hành các yếu tố về chính sách tiền tệ, mở cửa tài chính sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng GDP của năm tiếp theo. Tác động của chính sách tiền tệ (MI) và mở cửa tài chính (KAOPEN) là nghịch biến (tức một sự gia tăng trong độc lập về chính sách tiền tệ hoặc gia tăng mở cửa tài chính sẽ dẫn đến sự sụt giảm trong tốc độ tăng trưởng GDP thực) trong khi ổn định tỷ giá có tác động cùng chiều đến GDP. Các kết quả này sẽ là gợi ý cho điều hành chính sách tiền tệ và tài chính của Việt Nam trong giai đoạn tới.

Xem xét biến dự trữ ngoại hối so với GDP: Kết quả cho thấy một sự

gia tăng trong dự trữ ngoại hối sẽ mang đến sự gia tăng trong tăng trưởng GDP. Cụ thể khi tỷ lệ dự trữ ngoại hối so với GDP tăng 1% thì tốc độ tăng trưởng GDP của năm đó sẽ tăng khoảng 0.7%. Dự trữ ngoại hối như một tấm đệm giảm sốc cho nền kinh tế, đảm bảo cho hoạt động ngoại thương và mở cửa tài chính được an toàn.

Xem xét tác động của lạm phát: Xem xét về tác động của biến trễ biến

động lạm phát đến sự gia tăng hay sụt giảm của tỷ lệ lạm phát trong năm hiện hành. Nếu biến động lạm phát của năm trước gia tăng hay sụt giảm 1% thì biến động lạm phát của năm hiện hành sẽ sụt giảm hay gia tăng là 0.1%, tác động này là ngược chiều. Điều này có thể mở rộng hướng nghiên cứu xem đây có phải tính chất chu kỳ kinh tế không.

Lạm phát và bộ ba bất khả thi:Các biến theo kết quả hồi quy này đều có tác động ngược chiều với biến động tỷ lệ lạm phát. Đồng thời cũng thể hiện

34

một độ trễ đó là 1 năm. Điều này có nghĩa là việc gia tăng hai trong ba yếu tố của bộ ba bất khả thi sẽ mang đến một sự sụt giảm trong biến động tỷ lệ lạm phát và ngược lại.

Tác động của biến độc lập IR/GDP đến sự biến động của tỷ lệ lạm

phát: Kết quả cho thấy sự gia tăng trong việc tích trữ ngoại hối sẽ mang lại sự sụt giảm trong biến động tỷ lệ lạm phát và ngược lại. Điều này củng cố quan điểm dự trữ ngoại hối chính là tấm đệm giảm sốc giúp ổn định nền kinh tế trong mọi thời kỳ, đặc biệt là đối với nền kinh tế trong thời kỳ chịu tác động của khủng hoảng.

4.3 Kiểm định tựtương quan của mô hình:

Với các p-value đều lớn hơn 0.05 cho thấy mô hình không tồn tại tự tương quan

Kiểm định tự tương quan

Giả thuyết H0: không có tự tương quan

Mẫu: từ 1998 đến 2013

Trễ Thống kê Q Mức xác suất Thống kê Q điều chỉnh Mức xác suất

1 6.664185 NA* 7.140198 NA* 2 12.60306 0.1814 13.99275 0.1226 3 19.66997 0.3517 22.82638 0.1974 4 26.52481 0.4896 32.17389 0.2257 5 30.99797 0.7053 38.88363 0.3411 6 33.45657 0.8976 42.98130 0.5578 7 39.08060 0.9368 53.52635 0.4926 8 40.08292 0.9892 55.67418 0.7323 9 45.07770 0.9946 68.16115 0.6064

35

Kiểm định phương sai thay đổi:

Kiểm định phân phối chuẩn phần dư

Giả thuyết H0: Phần dư có phân phối chuẩn Mẫu: từ 1998 đến 2013

Độ nhọn Chi-sq p-value

0.276160 0.190661 0.6119

Độ lệch Chi-sq p-value

1.880130 0.783818 0.5163

Phân phối chuẩn p-value

0.974479 0.7122

Các giá trị p-value đều lớn hơn 0.05 cho thấy phần dư của mô hình có phân phối chuẩn, không bị lệch trái hay lệch phải do vậy, mô hình ước lượng hoàn toàn tin cậy để đánh giá tác động của bộ ba bất khả thi lên các yếu tố kinh tế vĩ mô là GDP, lạm phát và tỉ số IR/GDP.

Một phần của tài liệu Gợi ý về chính sách điều hành vĩ mô từ góc nhìn bộ ba bất khả thi đối với nền kinh tế việt nam (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)