Các hàm ý bổ trợ khác:

Một phần của tài liệu Gợi ý về chính sách điều hành vĩ mô từ góc nhìn bộ ba bất khả thi đối với nền kinh tế việt nam (Trang 58 - 62)

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1.K ết luận

5.2.4. Các hàm ý bổ trợ khác:

Dự trữ ngoại hối:

Cần xây dựng quy trình quản lý dự trữ ngoại hối khoa học theo thông lệ quốc tế:Quản lý dự trữ ngoại hối cần được thực hiện đầy đủ theo các bước sau: (i) Xây dựng chính sách, chiến lược quản lý dự trữ ngoại hối; (ii) Xây dựng tiêu chuẩn, hạn mức và cơ cấu đầu tư dự trữ ngoại hối; (iii) Xây dựng kế hoạch đầu tư dự trữ ngoại hối và thực hiện đầu tư; (iv) Thanh toán, kế toán và báo cáo; (v) Kiểm soát và phòng ngừa rủi ro; (vi) Phân tích, đánh giá quá trình thực hiện.

49

Áp dụng phương pháp, kỹ thuật quản lý hiện đại trong việc đầu tư dự trữ ngoại hối để có được cơ cấu dự trữ ngoại hối hợp lý những vẫn tối đa hoá mức sinh lời trong vùng rủi ro cho phép. Tuân thủ ba nguyên tắc cơ bản của quản lý dự trữ theo thứ tự ưu tiên: An toàn (security), Thanh khoản (Liquidity) và Có lợi nhuận.

Quản lý rủi ro và áp dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro:

Hoàn thiện công tác kiểm tra, giám sát nội bộ ngân hàng Nhà nước và hoàn thiện chế độ hạch toán, kế toán.

Công tác đào tạo cán bộ quản lý.

Thành lập đơn vị chuyên tráchquản lý dự trữ ngoại hối.

Công khai khóa số liệu dự trữ quốc tế để tăng tính minh bạch trong quản lý dự trữ ngoại hối, tạo lập niềm tin của dân chúng vào việc ổn định tỷ giá và tăng cường việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Vai trò tư vấn của các chuyên gia kinh tế và hội đồng chuyên gia

Hiện nay, nền kinh tế đang trong giai đoạnkhủng hoảng. Do đó, với từng bước đi của chính sách, vai trò tư vấn của chuyên gia.

Theo các chuyên gia kinh tế nguyên nhân của khủng hoảng có thể gồm một vài hoặc cả bốn yếu tố: chính sách kinh tế vĩ mô; điều tiết và giám sát lĩnh vực tài chính; kỹ thuậttài chính; các thiết chế tài chính tư nhân lớn. Trong đó, hai nguyên nhân lớn nhất là sự thất bại của chính sách kinh tế vĩ mô và trong điều tiết, giám sát tài chính. Cơ chế liên kết tài chính và toàn cầu hóa tuy không phải là nguyên nhân trực tiếp, cũng góp phần làm khủng hoảng trầm trọng hơn. Chính sách kinh tế vĩ mô của Mỹ và các nước phát triển đóng góp vào việc châm ngòi khủng hoảng. Sự lỏng lẻo trong quản lý và điều tiết đối với lĩnh vực tài chính, cùng với môi trường kinh tế, tài chính thiếu lành mạnh góp phần làm khủng hoảng trầm trọng hơn...

50

Cần tổng hợp, tham khảo những phân tích của chuyên gia trong nước, những người có hiểu biết sâu sắc về nền kinh tế Việt Nam.

Chuẩn bị kĩ càng cho khu vực quản lý nhà nước và hoạt động kinh tế cho quá trình toàn cầu hóa.

Cần chủ động nghiên cứu và đưa khuyến nghị cho cơ quan quản lý. Nền kinh tế ổn định, tăng trưởng bền vững là trách nhiệm và kỳ vọng chung của Việt Nam. Cần tạo kênh truyền dẫn để những nghiên cứu được ứng dụng vào thực tiễn quản lý. Theo tác giả, với chính sách điều hành tình thế, ngắn hạn cơ quan quản lý có nhiều kinh nghiệm thực hiện. Tuy nhiên hướng phát

triển lâu dài, và cái nhìn toàn cảnh về mặt trái của chính sách cần được các

chuyên gia kinh tế chỉ ra và định hướng.

An ninh năng lượng và an ninh lương thực đến tình hình vĩ mô củaViệt

Nam

Việt Nam, cũng giống như phần lớn quốc gia trong khu vực, gặp không

ít khó khăn trong việc đảm bảo an ninh năng lượng. Tuy sở hữu nguồn tài

nguyên năng lượng phong phú nhưng không dồi dào nên việc cung cấp năng

lượng cho nền kinh tế đòi hỏi sự áp dụng đồng thời các giải pháp tăng cường nội lực và phát huy lợi thế từ hợp tác khu vực và quốc tế về năng lượng.

Theo nhận định của PGS, TS. Phạm Thị Thanh Bình – Viện kinh tế và Chính trị thế giới thì Việt Nam nằm trong top những nước tiêu thụ năng lượng tương đối lớn so với khu vực và trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế liên tục với

tốc độ khá cao của Việt Nam giúp cải thiện mức sống của người dân và làm

tăng nhu cầu sử dụng năng lượng. Dự báo, tăng trưởng nhu cầu năng lượng

của Việt Nam là 8,1-8,7% giai đoạn (2001-2020).

Do đã đạt tới vị trí của một quốc gia có thu nhập trung bình (1300

USD/người/năm 2012), Việt Nam cần có chính sách cho một nền kinh tế có

51

Việt Nam là quốc gia nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng, gió, mưa nhiều, có điều kiện tự nhiên, đặc biệt tốt để phát triển năng lượng tái tạo, với nguồn sinh khối ở mức khoảng 2.500 MW,

thủy điện nhỏ ở mức 7.000 MW, điện gió ở mức 3.000 MW… Tuy nhiên, khả

năng khai thác nguồn năng lượng này còn khiêm tốn với khoảng 150 MW sinh

khối, 1.100 MW thủy điện nhỏ, 55 MW điện gió đã được khai thác (4). Nguyên

nhân của tình trạng khai thác không hiệu quả này là do kết cấu hạ tầng còn

hạn chế, chính sách chưa đủ mạnh, nguồn lực hạn hẹp (đặc biệt là nguồn lực

về tài chính) trong khi lĩnh vực năng lượng tái tạo đòi hỏi nguồn đầu tư tài

chính và nhân lực rất lớn.

Kinh nghiệm của các nước phát triển mạnh về các nguồn năng lượng tái

tạo đã khẳng định rằng, các dự án năng lượng tái tạo mang lại số lượng việc

làm đáng kể cho địa phương đặt dự án. Đây là điều hết sức quan trọng, đặc

biệt đối với các quốc gia đang phát triển có nguồn nhân lực dồi dào như Việt

Nam. Vì vậy, Chính phủ Việt Nam cần hỗ trợ đặc biệt cho các dự án năng

lượng tái tạo như miễn giảm thuế; miễn giảm tiền thuê đất…

Nhu cầu năng lượng cần cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam là rất lớn. Và để khai thác các nguồn năng lượng an toàn, công nghệ đơn giản, không đắt tiền, bảo vệ môi trường thì Việt Nam cần ưu tiên khai thác nguồn năng lượng gió.

Giá lương thực thếgiới và tác độngcủa nó đếnvĩ mô kinh tế Việt Nam

Mặc dù sản lượng ngũcốc toàn cầu tăng mạnh trong năm 2014, ước tính đạt mức kỷ lục hơn 2,530 tỷ tấn nhờ sản lượng ngô tăng vọt tại Mỹ và vụ mùa bội thu tại châu Âu, nhưng Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) cảnh báo, những diễn biến khó lường của biến đổi khí hậu và thời tiết, dân số tăng nhanh, tác động tiêu cực của dịch bệnh và xung đột liên miên tại nhiều quốc gia đang khiến tình hình an ninh lương thực toàn cầu xấu đi.

52

Do đó, Việt Nam cần chú ý đến sản xuất lương thực, nguồn cung và ổn

định thị trường trong nước. Việt Nam được biết đến như một quốc gia nông

nghiệp, xuất khẩu lương thực hàng đầu thế giới. Trong bối cảnh khủng

hoảng lương thực hiện nay, đây là cơ hội mà cũng là thách thức của Việt

Nam để xuất khẩu cải thiện cán cân tài khoản vãng lai.

Nhìn chung, cả giá nguyên nhiên liệu và giá lương thực cũng sẽ là

nguy cơ tiềm ẩn, tác động mạnh mẽ đến chính sách kiềm chế lạm phát của

Việt Nam.

Một phần của tài liệu Gợi ý về chính sách điều hành vĩ mô từ góc nhìn bộ ba bất khả thi đối với nền kinh tế việt nam (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)