KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1.K ết luận
5.2.2. Chính sách tỷ giá (chỉ tiêu ERS)
Việc gia tăng tính linh hoạt cho tỷ giá hối đoái trong thời gian tới sẽ tạo điều kiện cho Việt Nam tăng cường mức độ độc lập tiền tệ và tự do hóa tài chính. Tuy nhiên, nếu để tỷ giá biến động mạnh theo các lực cung cầu của thị trường lại có thể làm gia tăng rủi ro cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư, ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế có mức độ đô la hóa cao như hiện nay và những tín hiệu thị trường đôi khi bị chi phối bởi các lực đầu cơ mà không phản ánh nhu cầu thực sự về ngoại tệ. Do đó, để vẫn đảm bảo tính linh hoạt của tỷ giá và định hướng cho kỳ vọng của thị trường, Ngân hàng nhà nước nên đề ra các biên độẩn cho tỷgiá hối đoái bằng những tuyên bố hằng năm vềmục tiêu tỷ giá, và bằng mọi cách can thiệp vào thịtrường khi cần thiết để bảo vệ cho mục tiêu ấy. Điều này lại đòi hỏi Ngân hàng nhà nước không ngừng củng cố tiềm lực can thiệp, bằng cách tăng cường tích lũy dự trữ ngoại hối cũng như đảm bảo vận hành hiệu quả hoạt động thị trường mở và các công cụ điều tiết cung tiền khác. Việc điều hành tỷ giá theo
44
cách này đảm bảo chỉmang tính định hướng, nhưng khi đã thiết lập được niềm tin cho thịtrường, sẽ giúp hạn chế những xáo trộn trên thị trường ngoại hối và
Sau khi điều chỉnh tỷ giá cho phù hợp với cung cầu thị trường, áp lực phá giá đồng nội tệ đã giảm đi. Nhâp siêu vẫn là vấn đề nền kinh tế cần giải quyết trong khi xuất khẩu Việt Nam chưa tìm lại được vị thế sau cuộc
khủng hoảng toàn cầu 2008.
Để thực hiện chính sách tỷ giá phù hợp với tình hình hiện nay Việt
Nam cần:
Tiếp tục giữ ổn định tỷ giá trong ngắn hạn, cân đối và đề ra mức dự trữ ngoại hối mục tiêu. Chinn-Ito đánh giá chỉ số ổn định tỷ giá Việt Nam
giai đoạn hiện nay là 0.533. Tác giả khuyến nghị trong vòng 1 năm tới sẽgiữ
chỉ số ERS (Exchange Rate Stability) dao động quanh khoảng 0,5 cho đến
khi mà dự trữ ngoại hối Việt Nam đủ lớn cho an ninh tài chính quốc gia.
Nên sớm gắn việc điều hành tỷ giá trong khuôn khổ của chính sách quản lý ngoại hối của Nhà nước, theo đó, thực hiện chương trình chống USD
hóa (chống ngoại tệ hóa nói chung), giảm dần, tiến tới giảm triệt để tín dụng ngoại tệ trong nước, sớm thống nhất một loại tỷ giá, khuyến khích phát triển thị trường ngoại tệ đa dạng, đa phương thức và điều hành tỷ giá theo nguyên tắc thả nổi, có kiểm soát, tiến tới thả nổi có điều kiện: không còn ngoại tệ hóa nền kinh tế.
Như vậy, việc điều hành chính sách lãi suất, chính sách tỷ giá cần sớm dựa vào nghiệp vụ NHTW để thay dần việc liên tục ban hành các chính sách.