Tiếp tục đổi mới kỹ thuật, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần từ doanh nghiệp nhà nước của tỉnh nam định luận văn ths (Trang 107 - 109)

20 Cty cổ phần cơ khí nông nghiệp Nam Trực

3.2.5.Tiếp tục đổi mới kỹ thuật, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

lực chất lượng cao.

* Đổi mới kỹ thuật, công nghệ.

Công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng trong 3 mắt xích mà đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào đều là những yếu tố sinh tử của doanh nghiệp đó, đó là "thị trường, vốn và công nghệ".

Hiện tại các CTCP của tỉnh Nam Định đang sản xuất kinh doanh trong điều kiện trang thiết bị, nhà xưởng đã có đầu tư công nghệ mới nhưng chưa đồng bộ, còn nhiều công nghệ cũ và lạc hậu. Do đó, cần phải tập trung đầu tư công nghệ tiên tiến, đồng bộ phục vụ sản xuất kinh doanh, vào quản lý và điều hành công việc, đẩy mạnh các dịch vụ kỹ thuật như phần mềm thiết kế, phần mềm quản lý, cũng như các trang thiết bị kỹ thuật bảo đảm công tác thiết kế, tư vấn nhanh, chính xác, giúp cho quá trình xúc tiến thương mại có hiệu quả cao vừa đảm bảo văn minh công nghiệp vừa tăng cường khả năng thuyết phục khách hàng.

Thực trạng lao động của các công ty cổ phần của tỉnh của Nam Định đã phản ánh khá rõ trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty, với tỷ lệ trình độ đại học chiếm ít trong tổ số lao động (khoảng dưới 10% trong mỗi công ty) đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề chiếm tỷ trọng không nhiều, chủ yếu lao động có tay nghề thấp và lao động giản đơn. Với đội ngũ lao động với trình độ chuyên môn như vậy khó có thể đáp ứng được yêu cầu của công ty trong giai đoạn mới khi đất nước ra nhập AFTA và WTO. Chính vì thế, một yêu cầu có tính khách quan là công ty cần phải tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ nhân lực của mình. Đó không chỉ là yêu cầu từ phía công ty mà nó còn thể hiện xu hướng của toàn xã hội, đáp ứng yêu cầu về trình độ chuyên môn ngày càng cao của mỗi công ty. Các công ty cổ phần của tỉnh Nam Định sản xuất trên nhiều lĩnh vực chịu sự cạnh tranh gay gắt từ nhiều phía. Nếu đội ngũ lao động của công ty có trình độ chuyên môn thấp, thì làm sao công ty có thể cạnh tranh nổi các công ty khác trên thị trường, trình độ chuyên môn của người lao động sẽ cho phép họ nắm bắt, thực hiện các nhiệm vụ, các yêu cầu của công ty một cách nhanh chóng. Những cán bộ có năng lực sẽ có thể nhận biết, nắm bắt được những thời cơ có lợi đến với công ty. Điều đó sẽ đem lại lợi thế và tạo ra sức mạnh nội lực cho công ty để hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.

Xét thực trạng nguồn lao động của công ty cho thấy, việc đào tạo và đào tạo lại lao động là rất khó khăn bởi vì đội ngũ lao động của công ty phần lớn từ thời bao cấp chuyển sang và hầu hết đã lớn tuổi (50% số lao động từ 40-50 tuổi), chính vì thế việc đào tạo lại đối với họ rất khó khăn. Phần lớn tâm lý của người lao động đã lớn tuổi có tâm lý ỷ lại trông chờ. Bên cạnh đó, trình độ bất cập giữa các thế hệ cũng như các chương trình đào tạo trước và bây giờ khác nhau rất nhiều, vì vậy để đào tạo đối với người lao động lớn tuổi sẽ rất khó. Đó là những trở ngại lớn đối với các kế hoạch đào tạo lại của công

ty. Nhưng xét yêu cầu hoạt động kinh doanh thì không thể không đào tạo lại được bởi vì chỉ có như vậy, mới có thể đem lại hiệu quả trong công tác sản xuất kinh doanh.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh trong đơn vị phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu lao động, nếu có tỷ lệ cơ cấu phù hợp, bố trí tổ chức khoa học thì mới phát huy được mọi năng lực sẵn có của mỗi người, mỗi bộ phận, tránh được lãng phí, dôi dư không đáng có. Trong công tác này, đòi hỏi phải căn cứ vào tình hình, chiến lược sản xuất kinh doanh của đơn vị mình mà định ra cơ cấu giữa các loại lao động. Trong mỗi giai đoạn phát triển của công nghệ, cần có cơ cấu chất lượng lao động theo các trình độ thích hợp. Ví dụ như tỷ lệ chuyên gia, kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân và lao động phổ thông ở giai đoạn từ thủ công lên cơ khí hoá như ở Việt Nam hiện nay là: 1 đại học, 1 cao đẳng / 1 trung cấp kỹ thuật/ 20 công nhân lành nghề/ 60 công nhân có tay nghề thấp và 15 lao động giản đơn. Nếu theo nhiệm vụ thì tỷ lệ người lao động quản lý và lao động trực tiếp sản xuất xuất kinh doanh và dịch vụ cũng phải phù hợp (thông thường tỷ lệ lao động quản lý, cán bộ kỹ thuật từ 10-12%).

Đội ngũ cán bộ quản lý công ty có tầm quan trọng đặc biệt, bởi chính họ là người không phải lo sản xuất kinh doanh, tạo ra sản phẩm hàng hoá có sức cạnh tranh cao, thu lợi nhuận lớn mà trước hết họ còn là người trực tiếp quan tâm đến trình độ, đời sống tinh thần vật chất của tập thể lao động. Cùng

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần từ doanh nghiệp nhà nước của tỉnh nam định luận văn ths (Trang 107 - 109)