Đổi mới tổ chức quản lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần từ doanh nghiệp nhà nước của tỉnh nam định luận văn ths (Trang 109 - 117)

20 Cty cổ phần cơ khí nông nghiệp Nam Trực

3.2.6. Đổi mới tổ chức quản lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

chủ yếu phụ thuộc vào năng lực, phẩm chất chính trị của họ, vì vậy cần phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ bằng các lớp bồi dưỡng ngắn hạn vì hình thức này đỡ tốn kém mà tiện lợi, vẫn duy trì được công việc hàng ngày, nếu điều kiện cho phép thì cử đi học chính qui dài hạn thì càng tốt.

3.2.6. Đổi mới tổ chức quản lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty của công ty

* Tổ chức quản lý hoạt động trong doanh nghiệp là quá trình người quản lý doanh nghiệp tính toán lựa chọn các biện pháp để chỉ huy, phối hợp và điều hành việc sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các công cụ như kế hoạch, định mức, thống kê, kế toán, hạch toán phân tích, thông tin kinh tế... nhằm khai thác triệt để mọi nguồn lực sẵn có, đảm bảo hoạt động SXKD thu được hiệu quả cao nhất, với chi phí ít nhất, theo đúng pháp luật.

Mục tiêu của việc tổ chức quản lý doanh nghiệp nhằm:

- Mục tiêu tổng quát có tính chất bao trùm và đồng thời cũng là mục tiêu cuối cùng của tổ chức hoạt động quản lý đó là: Lợi nhuận cao nhất và hiệu quả kinh tế xã hội tốt nhất.

- Mục tiêu trực tiếp và cụ thể của tổ chức quản lý và tạo ra sự gắn bó ràng buộc chặt chẽ giữa trách nhiệm và quyền lợi của người lao động.

- Xây dựng một cơ chế để chuyển hoá hình thức sở hữu từ các chủ thể khác nhau thành chính hình thức sở hữu của bản thân mình, nhằm đạt được năng xuất lao động tối đa và chất lượng sản phẩm tốt, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

*Tầm quan trọng của việc tổ chức quản lý doanh nghiệp

- Tổ chức quản lý là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp.

- Thông qua tổ chức quản lý mà doanh nghiệp chủ động sản xuất, kinh doanh và có thể hạn chế được những rủi ro có thể xảy ra, ngăn ngừa được sự phá sản.

- Lựa chọn, xây dựng phương án sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản phẩm trên thị trường.

- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp phối hợp có hiệu quả giữa sử dụng và đào tạo nguồn nhân lực, duy trì sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu kinh tế thị trường.

* Mỗi doanh nghiệp, muốn hoạt động SXKD có hiệu quả, trong hoạt động tổ chức quản lý cần phải quan tâm đến các vấn đề sau:

- Thường xuyên củng cố và cải thiện các công cụ quản lý nhằm đổi mới và hoàn tiện chúng, đảm bảo thích ứng với từng thời kỳ và phù hợp với điều kiện cụ thể của môi trường và điều kiện sản xuất, kinh doanh hiện có của doanh nghiệp.

- Phải xây dựng được một cơ chế quản lý, hoàn thiện hệ thống nội quy, quy chế, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của từng chức danh, từng bộ phận trong bộ máy quản lý doanh nghiệp.

- Phải xây dựng được cơ chế thưởng phạt công minh, đảm bảo cho cơ chế đó thực sự là đòn bẩy kinh tế kích thích tính tích cực của đội ngũ nhân lực làm việc trong doanh nghiệp.

- Tổ chức bồi dưỡng, đào tạo mới và đào tạo lại bằng nhiều hình thức nhằm không ngừng nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ quản lý.

Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường bên ngoài và có cấu trúc bên trong gồm nhiều phân hệ khác nhau. Để thực hiện mục tiêu của mình, mỗi doanh nghiệp phải tổ chức tốt các bộ phận cấu thành mới thực hiện tốt các chức năng của nó. Quản lý và điều hành sản xuất là một bộ phận có chức năng rất cơ bản trong mỗi doanh nghiệp. Việc hình thành, phát triển và tổ chức quản lý, điều hành tốt mọi hoạt động SXKD là đòi hỏi và yêu cầu thiết yếu của mỗi doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường.

Trong cơ chế thị trường, cơ cấu của bộ máy quản lý doanh nghiệp rất linh hoạt. Nó được xác định trên cơ sở đặc điểm kinh tế - kỹ thuật, quy mô loại hình sản xuất của từng doanh nghiệp. Nhìn chung, hiện nay các doanh nghiệp có hai loại tổ chức quản lý và chia thành ba nhóm lĩnh vực quản lý:

Hai loại tổ chức quản lý bao gồm hệ thống chỉ huy sản xuất và hệ thống chứ năng.

Ba nhóm lĩnh vực quản lý bao gồm quản lý kỹ thuật, quản lý kinh tế và quản lý sản xuất có vai trò quyết định nhất trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Hoạt động trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, mỗi doanh nghiệp là một chủ thể sản xuất, kinh doanh, có tư cách pháp nhân, có tính độc lập tương đối. Trong bối cảnh đó buộc các doanh nghiệp phải tự chủ trong SXKD, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình. Mặt khác, doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế tham gia các hoạt động sản xuất nhằm cung cấp các sản phẩm cho xã hội, thoả mãn nhu cầu thị trường đồng thời thu về cho mình một khối lượng lợi nhuận cao nhất.

+ Mục tiêu của tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh là nhằm đạt được lợi nhuận tối đa trên cơ sở thoả mãn nhu cầu của bạn hàng và sử dụng có hiệu quả nhất các yếu tố sản xuất cụ thể là:

- Đảm bảo chất lượng sản phẩm có khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường.

- Chi phí sản xuất giảm tới mức thấp nhất để sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh nhất trên khắp các thị trường.

- Rút ngắn thời gian sản xuất, sản phẩm luôn được thay đổi về cung cách và chất lượng phù hợp với những biến động của thị trường.

- Xây dựng hệ thống sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp có độ linh hoạt cao.

Như trên cho thấy sản xuất là khâu quyết định tạo ra sản phẩm và giá trị gia tăng. Chỉ có hoạt động sản xuất mới là nguồn gốc của mọi sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy, quá trình sản xuất được tổ chức quản lý tốt là một đòi

hỏi bức thiết nhằm góp phần tiết kiệm các nguồn lực trong sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của xã hội tốt nhất và đạt được tỷ suất lợi nhuận cao nhất, phát triển doanh nghiệp và góp phần phát triển kinh tế - xã hội.

Kết luận chƣơng 3

Sau một thời gian CPH một số DNNN có thể kết luận: Đổi mới DNNN qua con đường CPH là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đổi mới DNNN phải tiến hành đồng bộ, bằng nhiều biện pháp mà CPH là một trong những biện pháp cơ bản nhất.

Từ kết quả SXKD của các CTCP từ DNNN ở tỉnh Nam Định trong thời gian qua, tỉnh Nam Định đã khái quát được những mục tiêu, định hướng cũng như đặt ra vấn đề bức thiết phải nghiên cứu tìm cho được những giải pháp để nâng cao hiệu quả SXKD của các CTCP trong thời gian tới.

Trong quá trình SXKD phải thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ và thường xuyên.

Nâng cao hiệu quả SXKD của các CTCP từ DNNN là việc làm thường xuyên. Do đó những vấn đề lý luận về nâng cao hiệu quả SXKD của các CTCP cần được quan tâm nghiên cứu đúng mức, kịp thời sửa chữa và bổ sung để nó ngày một hoàn chỉnh.

KẾT LUẬN

Với những kết quả đạt được thông qua thực hiện đề tài: "Nâng cao hiệu quả SXKD của các CTCP từ DNNN của tỉnh Nam Định" luận văn đã hoàn thành được yêu cầu cơ bản đặt ra sau đây:

1. Hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về hiệu quả hoạt động của các CTCP từ DNNN của tỉnh Nam Định nói chung. Phân tích và làm rõ bản chất, ý nghĩa các nhân tố ảnh hưởng đến SXKD của công ty. Trên cơ sở phân tích của các loại hiêu quả SXKD của công ty, luận văn đã trình bày có cơ sở khoa học, hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động SXKD của công ty. Trong đó bao gồm các chỉ tiêu về kết quả SXKD các chỉ tiêu về đánh giá hiệu quả SXKD và nhóm các chỉ tiêu về xã hội, môi trường.

2. Luận văn đã phân tích khá toàn diện và sâu sắc tình hình SXKD của các CTCP từ DNNN của tỉnh Nam Định. Vận dụng các kiến thức khoa học và các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã chỉ rõ về cơ bản hoạt động SXKD của CTCP từ DNNN của tỉnh Nam Định, bước đầu đã có những tăng trưởng tốt đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường. Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển, mặc dù trải qua những bước thay đổi thăng trầm, song các công ty đã tạo ra của cải trong xã hội góp phần phát triển kinh tế đất nước; thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Doanh thu và lợi nhuận từng bước được cải thiện, đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước.

Tuy nhiên hiệu quả hoạt động kinh doanh còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của mình.

3. Luận văn cũng đã phân tích cụ thể những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưỏng đến hiệu quả SXKD của các CTCP từ DNNN của tỉnh Nam Định trong

3 năm qua. Bao gồm cả các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Đặc biệt các nguyên nhân khách quan được đánh giá sâu sắc nhằm gợi mở những giải pháp thích hợp cho việc nâng cao hiệu quả SXKD của các công ty trong thời gian tới.

4. Trên cơ sở đặc thù của các CTCP, luận văn đã đề xuất các quan điểm cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả SXKD tại các CTCP. Đây có thể coi là một đóng góp vừa có ý nghĩa về mặt lý luận vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn.

5. Luận văn cũng gợi mở một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả SXKD của các CTCP; biện pháp tăng doanh thu; biện pháp giảm chi phí; biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản; nâng cao khả năng sinh lời của đồng vốn; đẩy mạnh đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ; xây dựng và quảng bá thương hiệu; xây dựng đội ngũ quản lý chiến lược; nâng cao hiệu quả sử dụng lao động; hoàn thiện qui chế quản lý.

Với kết quả đạt được và để tạo điều kiện thuận lợi cho các giải pháp được thực thi, tác giả xin mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị như sau:

- Qua quá trình đổi mới sắp xếp các DNNN của tỉnh Nam Định và kết quả hoạt động SXKD của các DNNN của tỉnh Nam Định sau khi CPH đã cho thấy việc đổi mới sắp xếp lại các DNNN là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Nhưng để thực hiện chủ trương này với tiến độ nhanh, hiệu quả, đòi hỏi về phía Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin, nhằm giới thiệu các kinh nghiệm làm tốt, cách làm hay, biểu dương kịp thời những tập thể doanh nghiệp, cá nhân làm tốt công tác sắp xếp đổi mới DNNN trong thời gian qua. Đồng thời phê phán những tập thể, cá nhân có tư tưởng trì trệ muốn trì hoãn việc sắp xếp đổi mới DNNN.

- Giám đốc các doanh nghiệp nên có kế hoạch cụ thể, dành nhiều thời gian hơn để tổ chức học tập chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên, để

mọi người nhận thức được đầy đủ quyền lợi, trách nhiệm của họ trong sắp xếp đổi mới doanh nghiệp.

- Nhà nước cần xây dựng cơ chế chính sách phù hợp với cá DNNN đã chuyển thành CTCP như: Đăng ký, quỹ lương, xếp hạng doanh nghiệp và quy định rõ quyền lợi, nghĩa vụ của người lao động như: Bảo hiểm xã hội, Luật lao động… để bảo vệ quyền lợi của người lao động để họ yên tâm sản xuất trong các doanh nghiệp được CPH.

- Nhanh chóng sửa đổi bổ sung chế độ thông tin, báo cáo của CTCP với các cơ quan quản lý nhà nước để phù hợp với hình thức sở hữu mới.

- Nên có chế độ chính sách cụ thể đối với các DNNN thuộc diện sắp xếp đổi mới hiện nay không còn vốn nhà nước, một mặt vừa khuyến khích được các DNNN tham gia CPH, mặt khác hạn chế được sự thất thoát tài sản của nhà nước.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần từ doanh nghiệp nhà nước của tỉnh nam định luận văn ths (Trang 109 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)