20 Cty cổ phần cơ khí nông nghiệp Nam Trực
3.1. Phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần của tỉnh Nam Định đến năm 2010.
công ty cổ phần của tỉnh Nam Định đến năm 2010.
3.1.1. Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần của tỉnh Nam Định đến năm 2010
Căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam đến năm 2000 và 2010. Từ các yếu tố nguồn lực phát triển và thực trạng tình hình kinh tế xã hội và tình hình phát triển công nghiệp tỉnh Nam Định. Các thuận lợi, khó khăn, lợi thế so sánh để xây dựng quy hoạch phát triển tỉnh Nam Định đến năm 2010.
Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VIII đã khẳng định: "Tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết cho chế độ mới. Do đó thực hiện công nghiệp hoá XHCN là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH".
Đại hội Đảng bộ Tỉnh Nam Định lần thứ XV đã xác định: "Tích cực đổi mới cơ chế quản lý và công nghệ trong các doanh nghiệp công nghiệp. Từng bước đưa sản xuất công nghiệp của Tỉnh thành ngành kinh tế chủ đạo, nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần ổn định xã hội tạo khả năng tăng thu cho ngân sách" [18].
Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, khai thác triệt để các lợi thế của Tỉnh, tổ chức xắp sếp lại sản xuất, xây dựng cơ cấu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp một cách hợp lý, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
Phát triển các ngành nghề vừa thu hút lao động, vừa tiếp thu công nghệ hiện đại. Phát huy nội lực, lựa chọn và tập trung đầu tư cho các ngành, các doanh nghiệp, các sản phẩm trọng yếu, mũi nhọn, có hiệu quả kinh tế cao. Kết hợp giữa đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng và đầu tư sản xuất sản phẩm mới với các loại hình quy mô lớn - vừa và nhỏ. Đầu tư theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hướng mạnh vào xuất khẩu và thay đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Xây dựng một nền công nghiệp phát triển nhanh, mạnh, vững chắc lấy công nghiệp thúc đẩy các ngành khác phát triển.
Căn cứ vào tình hình biến động thị trường thế giới và khu vực tác động đến SXKD công nghiệp. Từ thực tế tình hình tăng trưởng của công nghiệp cả nước và của tỉnh Nam Định trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng của khu vực vốn trong nước giai đoạn 1995 - 1999 đạt 10,17%/năm. Trong đó khu vực quốc doanh tăng 9,9%/năm; khu vực dân doanh tăng 10,7%/năm. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 30,9%/năm. Trong khi đó đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Nam Định rất thấp, vì vậy phương án phát triển công nghiệp được xây dựng theo 3 phương án:
Phương án 1:
Đến năm 2005: giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2088 tỷ đồng.
Đến năm 2010: giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2736 tỷ đồng bằng 1,9 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân 9%/năm.
Phương án 2:
Đến năm 2005: giá trị sản xuất công nghiệp đạt 2232 tỷ đồng.
Đến năm 2010: giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3024 tỷ đồng bằng 2,1 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân 11%/năm.
Phương án 3:
Đến năm 2010: giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3472 tỷ đồng bằng 2,3 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân 13%/năm.
Trong 3 phương án thì phương án 3 là phương án có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh hiện nay của Tỉnh.
Năm 1998, tỷ trọng GDP của công nghiệp tỉnh Nam Định chiếm 12,18% (công nghiệp - xây dựng chiếm 20,33%) trong tổng số GDP toàn Tỉnh. Dự kiến đến năm 2005 tỷ trọng công nghiệp GDP toàn Tỉnh chiếm 15%. Đến năm 2010 tỷ trọng công nghiệp GDP toàn Tỉnh chiếm 18-20%. Nhịp độ tăng trưởng bình quân từ 13 - 14% một năm.
Riêng đối với công nghiệp dân doanh, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề của Nam Định mục tiêu đến năm 2005 giá trị sản xuất đạt 1670,0 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 2188,8 tỷ đồng [65].
Đây là mục tiêu phù hợp với khả năng và điều kiện của Tỉnh trong giai đoạn (2001 - 2010). Bởi vì:
- Cuối năm 2002 cầu Tân Đệ và Đường 10 từ Ninh Bình đến Quảng Ninh đã hoàn thành, đây là cơ hội để công nghiệp tỉnh nhà phát triển hội nhập khu vực, là điều kiện để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước cho sản xuất. - Thành phố Nam Định được xác định là trung tâm dệt - may của cả nước, chắc chắn Trung ương sẽ đầu tư mạnh cho Công ty Dệt Nam Định, Công ty Dệt lụa Nam Định, tốc độ tăng trưởng trong các năm tới tăng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng toàn ngành.
- Hiện tại tốc độ tăng trưởng hàng năm của Công nghiệp Nam Định thấp hơn cả nước và khu vực, do đó để tránh tụt hậu, bắt buộc phải có mức tăng trưởng cao trong giai đoạn (2001 - 2010).
- Căn cứ vào thông báo số 57/TB-VPCP ngày 27/4/2000 của văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Thủ tướng Phan Văn Khải tại buổi làm việc
với lãnh đạo tỉnh Nam Định. Trong đó công nghiệp phải có tốc độ tăng trưởng trên 10% một năm trong giai đoạn tới.
- Riêng đối với các CTCP mục tiêu chủ yếu từ năm 2001 - 2010.
+ Về doanh thu tăng lên bảo toàn và phát triển được vốn, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ ngân sách đối với nhà nước, ổn định và từng bước nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên (thu nhập năm sau cao hơn năm trước), cải tạo môi trường điều kiện làm việc cho người lao động.
+ Giữ vững sự ổn định của đơn vị làm tiền đề cho sự phát triển trên cơ sở đoàn kết, phát huy được tính năng động sáng tạo của từng thành viên.
+ Từng bước phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật (nâng cấp, cải tạo và đầu tư mới các hệ thống nhà xưởng, một số thiết bị công nghệ trọng yếu).
+ Giữ vững và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhất là thị trường xuất khẩu, coi trọng thị trường tiêu thụ trong nước, đẩy mạnh tiếp thị quảng cáo sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của các công ty.
- Xây dựng tốt các phong trào quần chúng (Công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ…), đặc biệt là vai trò lãnh đạo của Đảng trong các CTCP.
- Tăng cường đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên đáp ứng được yêu cầu SXKD cho từng thời kỳ.
3.1.2. Các quan điểm cơ bản trong việc nâng cao hiệu quả SXKD
Hiệu quả SXKD là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp liên quan đến nhiều yếu tố và nó phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố đó. Do đó khi đánh giá và xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD cho các công ty trong cơ chế thị trường cần phải quán triệt các quan điểm cơ bản sau đây.
Một là: Bảo đảm tính toàn diện và hệ thống trong công việc nâng cao hiệu quả SXKD của các công ty.
Quan điểm này đã đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả SXKD phải xuất phát đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế của toàn ngành và của công ty. Khi xem xét đánh giá hiệu quả kinh tế cần coi trọng tất cả các mặt hoạt động, các lĩnh vực, các khâu của quá trình SXKD. Khi xem xét đánh giá phải chú ý đầy đủ các mối quan hệ và sự tác động qua lại lẫn nhau trong một hệ thống có mục tiêu quyết định, phải xem xét ở cả góc độ không gian và thời gian. Vấn đề đồng bộ phải được hết sức coi trọng khi xem xét đánh giá và tìm biện pháp nâng cao hiệu quả SXKD của công ty.
Về thời gian sự toàn diện của việc nâng cao hiệu quả của việc SXKD phải được đánh giá từng giai đoạn trong tổng thể chiến lược phát triển lâu dài của công ty. Trong thực tế, hiệu quả SXKD của công ty phải được tính toán và đánh giá trong một khoảng thời gian nhất định. Nhưng nhiều khoản mục chi phí không chỉ phát huy kết quả trong giai đoạn trước mắt mà còn mang lại hiệu quả lâu dài như chi phí nghiên cứu, chế thử sản phẩm mới, chi phí đào tạo, đầu tư trang thiết bị và công nghệ… Do vậy, nếu chỉ vì lợi ích trước mắt mà không có quan điểm toàn diện lâu dài sẽ làm tổn hại rất lớn đến sự phát triển bền vững của công ty trong tương lai.
Hai là: Bảo đảm sự thống nhất giữa hiệu quả kinh tế của công ty với lợi ích xã hội.
Quan điểm này đòi hỏi việc nâng cao hiệu quả SXKD phải xuất phát từ mục tiêu chiến lược của Đảng và Nhà nước. Mỗi công ty là một tế bào trong hệ thống kinh tế quốc dân. Hoạt động của nó nằm trong mối liên hệ với các công ty, các ngành kinh tế của toàn bộ hệ thống. Do vậy mỗi giải pháp kinh doanh phải được đánh giá trong mối liên hệ tổng thể, không được làm tổn hại chung tới toàn bộ nền kinh tế. Nâng cao hiệu quả kinh tế ở mỗi công ty, phải góp phần làm tăng hiệu quả nền kinh tế quốc dân. Ngược lại một hệ thống
kinh tế quốc dân được tổ chức và có cơ chế đúng đắn sẽ là môi trường thuận lợi để mỗi công ty có nhiều thuận lợi nâng cao hiệu quả SXKD.
Mặt khác định tính về hiệu quả SXKD phải gắn chặt với hiệu quả chính trị - xã hội. Hoạt động của công ty trong cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, không chỉ theo đuổi mục tiêu kinh tế mà còn phải giải quyết các nhiệm vụ chính trị xã hội, nghĩa là cả hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội lẫn hiệu quả môi trường, trước mắt cũng như dài hạn và có giải quyết việc làm và thu nhập cho nhân dân, tác động tích cực đến phân bố các nguồn lực và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Ba là: Phải căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về hiện vật lẫn giá trị để đánh giá hiệu quả SXKD của công ty.
Quan điểm này đòi hỏi khi xem xét và đánh giá hiệu quả kinh tế của công ty cần tính toán chính xác đến kết quả cuối cùng của các hoạt động SXKD bằng các chỉ tiêu hiện vật và giá trị theo giá cả thị trường. Chỉ có như vậy, ta mới đánh giá được giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá một cách đúng đắn, để làm cơ sở tính toán hiệu quả kinh tế của công ty.
Bốn là: Bảo đảm kết hợp giữa hiệu quả kinh tế của công ty trong mối quan hệ với lợi ích của người lao động.
Theo quan điểm này yếu tố con người trong công ty vừa là điều kiện, vừa là mục tiêu hoạt động SXKD. Con người tham gia vào quá trình SXKD của công ty nhằm đảm bảo các nhu cầu vật chất cho cuộc sống, nhưng cũng chính quá trình đó con người thể hiện và hoàn thiện nhân cách của mình. Trong môi trường lao động tại công ty, con người được đào tạo về kỹ năng lao động, được thu thập thông tin, được sinh hoạt chính trị văn hoá, được thể hiện cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng. Đây là những quan hệ kinh tế, nhưng có tác động rất lớn đến việc phát huy năng lực sáng tạo của người lao động. Khi người lao động đã thực sự gắn bó đời sống tinh thần vật chất với
công ty, nó tạo nên một động lực ghê gớm có khả năng giúp công ty khắc phục khó khăn, khai thác được mọi tiềm năng để nâng cao hiệu quả SXKD.
Sự kết hợp giữa hoạt động kinh doanh của công ty với việc chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho người lao động không những thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ mà còn mang bản sắc văn hoá của người Á Đông. Các nhà quản lý ở nước ta cần phải khai thác những bài học này của các nước Châu Á, đặc biệt là Nhật Bản, để tạo ra phong cách quản lý trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhưng lại thể hiện được truyền thống văn hoá dân tộc. Bảo đảm nâng cao hiệu quả SXKD phải đặt trong mối quan hệ bảo vệ nhân cách và lợi ích của người lao động.