Nghĩa và sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần từ doanh nghiệp nhà nước của tỉnh nam định luận văn ths (Trang 49 - 53)

nào để tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, chi phí sản xuất thấp, giá thành hạ là nhờ các quyết định điều hành SXKD của lãnh đạo và các phòng ban nghiệp vụ chuyên môn, nhóm quản trị công ty. Ngoài ra thông qua việc định hướng, chỉ dẫn, khuyến khích động viên người lao động của ban lãnh đạo sẽ tạo ra động lực giúp tăng năng suất lao động làm cho hoạt động SXKD có hiệu quả.

1.2.3. ý nghĩa và sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh kinh doanh

+ Đặc điểm của môi trường kinh doanh hiện nay:

- Toàn cầu hóa các hoạt động kinh tế, tự do trao đổi thương mại và hợp tác kinh doanh.

- Sự phát triển vô cùng nhanh chóng của khoa học, công nghệ. Tốc độ đổi mới công nghệ nhanh, chu kỳ làm ra sản phẩm giảm, năng suất của máy móc thiết bị ngày càng tăng cao.

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngày càng mạnh mẽ, dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân.

- Cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt trên quy mô lớn mang tính toàn cầu.

- Yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng nghiêm ngặt hơn rất nhiều so với các thời kỳ phát triển kinh tế trước đây.

- Nhu cầu xã hội có sự thay đổi lớn theo hướng sản phẩm ngày càng đa dạng và chất lượng cao do quá trình phát triển của khoa học - công nghệ.

+ Nâng cao hiệu quả SXKD là nhân tố thúc đẩy khả năng cạnh tranh trong kinh doanh của các công ty. Chấp nhận cơ chế thị trường là chấp nhận cạnh tranh. Thị trường càng phát triển thì cạnh tranh giữa các nhà sản xuất càng khốc liệt hơn, đó là cạnh tranh về chất lượng, giá cả, dịch vụ hậu mãi... với mục tiêu là phát triển, thì cạnh tranh là một nhân tố cho công ty mạnh lên và cũng là nhân tố làm cho công ty thất bại, nếu không tập trung vào nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao hiệu quả SXKD. Do vậy để tồn tại và phát triển thì công ty phải chiến thắng trong cạnh tranh. Để thực hiện được điều này thì công ty tất yếu phải nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ với giá cả hợp lý, mặt khác hiệu quả SXKD đồng nghĩa với việc giảm giá thành, tăng khối lượng, chất lượng hàng bán... và là yếu tố cơ bản của sự thắng lợi trong cạnh tranh. Các công ty cạnh tranh nhau tức là không ngừng nâng cao hiệu quả SXKD.

+ Nâng cao hiệu quả SXKD là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt đối với mọi công ty. Trong điều kiện hiện nay việc nâng cao hiệu quả SXKD càng được các công ty đặt lên vị trí hàng đầu, thật vậy:

Nâng cao hiệu quả SXKD là tiền đề của sự tồn tại, phát triển công ty và là con đường cơ bản có tính chất quyết định để đảm bảo cho sự tồn tại của các công ty trong nền kinh tế thị trường. Hơn nữa nâng cao hiệu quả SXKD của công ty còn là một vấn đề có tính quy luật đối với sự phát triển sản xuất nói chung.

Nâng cao hiệu quả SXKD là biện pháp tiết kiệm vốn đầu tư:

Nâng cao hiệu quả SXKD là con đường có lợi nhất để tăng khả năng phục vụ nền kinh tế quốc dân mà không cần huy động thêm nhiều vốn đầu tư. Đối với các DNNN thì nâng cao hiệu quả SXKD là phương thức có tính quyết định nhất nhằm bảo đảm, củng cố và phát huy vai trò chủ đạo của nó trong nền kinh tế thị trường.

Nâng cao hiệu quả SXKD là nâng cao khả năng cạnh tranh.

Nâng cao hiệu quả SXKD của công ty là biện pháp cơ bản để giải quyết các vấn đề về năng suất, chất lượng và nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty.

Như vậy, vấn đề nâng cao hiệu quả trong quá trình hoạt động SXKD là mục tiêu cơ bản, quan trọng đồng thời nó còn phản ánh sự sống còn của mỗi doanh nghiệp, vì nó là điều kiện kinh tế cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Kết quả của hoạt động SXKD càng lớn, trong một thời gian càng ngắn và sự tác động của những kết quả đó đến việc thực hiện mục tiêu hiệu quả kinh tế xã hội của công ty càng mạnh thì hiệu quả hoạt động kinh doanh càng cao và ngược lại. Do vậy vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế luôn được các công ty quan tâm và là điều kiện sống còn để các công ty tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường.

Kết luận chƣơng 1

Sự tồn tại khu vực kinh tế Nhà nước ở nước ta là tất yếu khách quan, để đảm trách các ngành then chốt của nền kinh tế cũng như các lĩnh vực không thể thiếu của xã hội trong khi đó, các thành phần kinh tế khác không đủ điều kiện hoặc không muốn đầu tư. Những khuynh hướng " tư nhân hóa" hoàn toàn DNNN là sai lầm. Đồng thời khuynh hướng muốn để DNNN phát triển tràn lan trong điều kiện lịch sử cụ thể ở Việt Nam hiện nay cũng không đúng. Thực trạng phát triển của kinh tế Nhà nước ở Việt Nam trong quá khứ đang đặt ra bức bách yêu cầu phải đổi mới toàn diện thành phần kinh tế này mà cổ phần hóa là một trong những giải pháp cơ bản.

Từ thực tiễn qua những năm cổ phần hóa một số DNNN ở Việt Nam và kết quả SXKD của các CTCP từ DNNN đã từng bước làm rõ hơn các quan

điểm của Đảng và Nhà nước ta: Khẳng định sự cần thiết phải cổ phần hóa DNNN. Tuy nhiên quá trình thực hiện vẫn còn nhiều vấn đề cần được nghiên

cứu để thúc đẩy và tiếp tục nâng cao hiệu quả SXKD của các CTCP từ DNNN.

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các công ty cổ phần từ doanh nghiệp nhà nước của tỉnh nam định luận văn ths (Trang 49 - 53)