a) Tại Cam Lộ
Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.22 cho thấy, gỗ của dòng Keo lá tràm tam bội X41 có độ bền uốn tĩnh cao nhất (76,9 MPa), cao hơn có ý nghĩa so với 3 dòng keo lai tam bội X101, X102 và X201 (lần lượt là 39,5 MPa, 49,5 MPa và 50,3 MPa) và 2 dòng keo lai nhị bội BV10 và BV16 (lần lượt là 46,7 MPa và 57,8 MPa) (Fpr < 0,001). Độ bền uốn tính của gỗ không có sự khác biệt về thống kê giữa các dòng keo lai trong cùng một nhóm bội thể. So sánh giữa 2 nhóm bội thể với nhau, dòng keo lai tam bội X101 ở cùng nhóm với dòng BV10
nhưng thấp hơn đáng kể so với dòng BV16. Hai dòng keo lai tam bội còn lại X102 và X201 cùng nhóm với 2 dòng keo BV10 và BV16. Hệ số biến động giữa các cây cá thể trong cùng một dòng là tương đối lớn (9,1 – 22,7%), trung bình 16,3%.
Bảng 3.22: Độ bền uốn tĩnh (MOR) của gỗ của các dòng sau 3,8 tuổi tại Cam Lộ (11/2014 – 8/2018)
Dòng Bội thể Ký hiệu MOR
̅̅ CV% X (MPa) X41 3x Aa 76,9a 22,5 BV10 2x - 57,8b 9,1 X201 3x AM 50,3bc 9,0 X102 3x AM 49,5bc 13,4 BV16 2x - 46,7bc 22,7 X101 3x AM 39,5c 20,9 TBCD 53,5 16,3 Fpr (α = 0,05) < 0,001
3x = tam bội; 2x = nhị bội; AM = Keo lá tràm 2x × Keo tai tượng 4x; MA = Keo tai tượng 4x × hạt phấn tự do; Aa = Từ Keo lá tràm 2x tự thụ phấn.
b) Tại Vĩnh Cửu
Độ bền uốn tĩnh của 2 dòng keo lai tam bội X101 và X102 không có sự khác biệt rõ ràng (Fpr = 0,309) so với 2 dòng keo lai tam bội nhị bội BV10 và BV16 (lần lượt 78,7 MPa và 70,2 MPa so với 70,1 MPa và 72,4 MPa) (Bảng 3.23). Hệ số biến động giữa các cây cá thể trong cùng một dòng là tương đối thấp (1,7 – 10,1%), ngoại trừ dòng BV10 (17,3%). So với ở Cam Lộ, gỗ của cả 4 dòng ở đây đều có độ bền uốn tĩnh lớn hơn đáng kể so với các dòng tương ứng ở Cam Lộ (70,1 – 78,7 MPa so với 39,5 – 57,8 MPa), trung bình 72,9 MPa so với 48,4 MPa. Kết quả nghiên cứu này là có sự tương đồng với kết quả nghiên cứu về khối lượng riêng cơ bản của gỗ ở Mục 3.2.1, tất cả các dòng ở Vĩnh Cửu đều có khối lượng riêng gỗ lớn hơn rõ rệt so với ở Cam Lộ. Mối
tương quan thuận giữa tính chất cơ lý gỗ với khối lượng riêng cũng đã được chỉ
ra trong nghiên cứu của Rindarto và cộng sự (2021) [110] đối với Keo tai tượng
ở Java (Indonesia) và Gelder và cộng sự (2006) [55] đối với 30 loài cây gỗ trong rừng mưa ở Bolivia.
Bảng 3.23: Độ bền uốn tĩnh (MOR) của gỗ của các dòng sau 3,8 tuổi tại Cam Lộ và Vĩnh Cửu
Dòng Bội thể Ký hiệu MOR
̅̅ (MPa) CV (%) X X101 3x AM 78,7 8,7 BV16 2x - 72,4 10,1 X102 3x AM 70,2 1,7 BV10 2x - 70,1 17,3 TBCD 72,9 9,5 Fpr (α = 0,05) 0,309
3x = tam bội; 2x = nhị bội; AM = Keo lá tràm 2x × Keo tai tượng 4x; MA = Keo tai tượng 4x × hạt phấn tự do; Aa = Từ Keo lá tràm 2x tự thụ phấn.
Nhận xét chung về độ bền uốn tĩnh:
Tại thời điểm nghiên cứu, độ bền uốn tĩnh không có sự khác biệt rõ ràng giữa các keo lai tam bội và keo lai nhị bội được nghiên cứu ở cả 2 địa điểm. Điều kiện lập địa có ảnh hưởng đến độ bền uốn tĩnh của gỗ. Các dòng ở Vĩnh Cửu đều có độ bền uốn tính cao hơn so với ở khu vực Cam Lộ. Độ bền uốn tính của các dòng keo lai (cả tam bội và nhị bội) tại thời điểm nghiên cứu đã đạt tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất đồ gỗ nội thất (cấp A cho địa điểm Vĩnh Cửu và cấp B cho địa điểm Cam Lộ) (TCVN 12619-1:2019) [22]. Ngoài ra, độ bền uốn tĩnh của gỗ của các dòng còn có thể được cải thiện theo tuổi cây. Nghiên cứu của Phí Hồng Hải (2010) [62] đã chỉ ra độ bền uốn tĩnh của gỗ giác của Keo lá tràm ở tuổi 5 là cao hơn rõ rệt so với gỗ lõi, cũng có nghĩa là độ bền uốn tĩnh của gỗ tăng lên theo tuổi cây.