Khả năng phát triển của hậu thế của keo tam bội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, tính chất gỗ và tính bất thụ của keo tam bội làm cơ sở cho chọn giống và trồng rừng (Trang 135 - 139)

Về khả năng phát triển của cây hậu thế, kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.30 cho thấy, tỷ lệ hạt nảy mầm của dòng keo lai tam bội X201 chỉ đạt 42,2% (74/175 hạt), thấp hơn đáng kể so với hạt của dòng keo lai nhị bội BV33 là 88,9% (80/90 hạt).

Bảng 3.30: Tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ sống của hậu thế của dòng keo lai tam bội X201 sau 3 và 12 tháng tuổi

Độ Khả năng

bội Số nảy mầm Khả năng sống của cây con Kiểm

thể hạt của hạt

Dòng tra độ

Ký chắc Vườn ươm Ngoài rừng

TT cây bội

hiệu được (3 tháng (12 tháng

mẹ Số Tỷ lệ thể1

kiểm tuổi) tuổi)

lượng (%) (cây)

tra Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ

lượng (%) lượng (%)

1 X201 3x AM 175 74 42,2 29 39,2 5 6,7 29

2 BV33 2x - 90 80 88,9 37 46,3 - -

AM = Keo lá tràm 2x × Keo tai tượng 4x;1Kiểm tra độ bội thể được tiến hành cho những cây có hình thành lá giả (cây không hình thành lá giả bị chết).

Hình 3.26: Cây con hậu thế của dòng keo lai tam bội X201 và của các giống đối chứng sau 45 ngày

Tỷ lệ sống của cây con hậu thế của dòng X201 sau 3 tháng tuổi trong vườn ươm cũng thấp hơn so với của dòng BV33 (39,2% so với 46,3%). Sau 12 tháng trồng ngoài hiện trường rừng, tỷ lệ sống của hậu thế của dòng X201 chỉ còn 6,7% so với số hạt nảy mầm ban đầu (5/74). Quan sát hình thái cây trong giai đoạn vườn ươm cho thấy, hầu hết hậu thế của dòng X201 là có sức sống

kém, cây còi cọc, lá vàng và hình thành lá giả (phyllode) muộn hơn so với hậu thế của keo nhị bội và tứ bội. Điều này có thể được thể rõ qua ở hình Hình 3.26. Kết quả tương tự cũng đã được chỉ ra trong nghiên cứu trước đây của Nghiêm Quỳnh Chi và cộng sự (2018) [43] đối với hậu thế của dòng keo lai tam bội X01. Tỷ lệ sống của cây hậu thế của dòng X01 sau 3 tháng ở 2 mùa theo dõi cũng chỉ từ 15 – 31%. Cây con cũng có sức sống kém, còi cọc hơn rõ rệt so với với hậu thế của Keo tai tượng và Keo lá tràm nhị bội.

Bảng 3.31: Sinh trưởng và hình thái của hậu thế của dòng keo tam bội X201 sau 12 tháng tuổi (9/2018 – 9/2019)

Mã số Độ Hvn Kích thước lá Mô tả hình thái Sức

TT bội (cm) khỏe

của cây (m)

thể Dài Rộng

A Cây con của dòng X201

1 7 4x- 2,8 21,3 8,1 TB

2 22 4x- 3,2 17,9 7,0 Cành lớn có cạnh, màu TB

3 25 4x- 3,4 22,1 11,2 xanh, lá lớn. Tổng thể TB

nghiêng về Keo tại tượng.

4 43 4x- 3,2 19,6 10,2 TB

5 108 4x- - 19,6 9,4 Chết

Cành nhỏ, tròn, có màu

6 174 4x- 3,2 18,5 3,8 xanh tím, lá nhỏ. Tổng thể TB

nghiêng về Keo lá tràm.

B Đối chứng (cây mô thương phẩm)

7 X201 3x 4,9 - - - Tốt

8 BV33 2x 4,7 - - - Tốt

4x- = gần đạt đỉnh tứ bội (một dạng lệch bội); 2x = nhị bội; 3x = tam bội.

Ở ngoài hiện trường rừng, sau 12 tháng tuổi, các cây hậu thế của dòng X201 đều có sinh trưởng chậm hơn rõ rệt so với dòng cây mẹ (X201) và keo lai nhị bội (BV33), chiều cao chỉ đạt từ 2,8 – 3,4 m so với 4,7 – 4,9 m (Bảng 3.31). Về hình thái, 4/5 cây có hình thái nghiêng về Keo tai tượng (cành lớn có cạnh, màu xanh, lá lớn), cây còn lại nghiêng về Keo lá tràm (cành nhỏ, tròn, màu xanh tím, lá nhỏ) (Hình 3.27).

7 43 12 174 25 X201

Hình 3.27: Hậu thế sau 12 tháng tuổi của dòng X201 và dòng cây mẹ

Sức sống kém của hậu thế của cây tam bội cũng đã được chỉ ra trong một số nghiên cứu trước đây đối với một số loài cây thân gỗ khác. Kang và Mao

(2001) [80] đã báo cáo có tới 26,5% hậu thế của các dòng dương tam bội B03,

B304 và B305 thụ phấn với nhau là có hình thái khác thường (có 3 – 4 lá mầm) thay vì 2 lá như bình thường. Tương tự, có tới 14,7% trong số 170 cây lai được tạo ra giữa cây nhị bội với cây tam bội có hình dạng khác thường. Sato và Kanbe

(2007) [113] cũng đã chỉ ra, sinh trưởng của hậu thế của cây táo tam bội ở Nhật

2,4 – 7,2% hậu thế được tạo ra từ tổ hợp lại giữa cây tam bội với cây nhị bội và 47,3 – 54,0% từ tổ hợp lại giữa cây nhị bội với cây tam bội có thể sinh trưởng tốt sau 1 năm tuổi, thấp hơn rõ rệt so với hậu thể được tạo ra từ tổ hợp lại giữa nhị bội với nhau (72,4 – 94,1%). Như vậy, kết hợp với kết quả của nghiên cứu này với các nghiên cứu trước đây có thể nhận định rằng, hậu thế của cây tam bội là có sức sống kém.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, tính chất gỗ và tính bất thụ của keo tam bội làm cơ sở cho chọn giống và trồng rừng (Trang 135 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w