Mô-đun đàn hồi (MOE) của gỗ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, tính chất gỗ và tính bất thụ của keo tam bội làm cơ sở cho chọn giống và trồng rừng (Trang 127 - 128)

a) Tại Cam Lộ

Tương tự với độ bền uốn tĩnh, gỗ của dòng Keo lá tràm tam bội X41 cũng có mô-đun đàn hồi cao nhất (8,8 GPa), khác biệt không ý nghĩa so với dòng keo lai nhị bội BV10 (7,9 GPa) và dòng keo lai tam bội X201 (7,5 GPa) nhưng có ý nghĩa so với các dòng keo lai tam bội và nhị bội còn lại, từ 6,6 – 7,4 GPa (Fpr < 0,001). Không có sự khác biệt đáng kể về mô-đun đàn hồi của gỗ giữa các dòng keo lai tam bội và nhị bội (Bảng 3.24).

Bảng 3.24: Mô-đun đan hồi (MOE) của gỗ của các dòng sau 3,8 tuổi tại Vĩnh Cửu (8/2014 – 5/2018)

Dòng Bội thể Ký hiệu MOE

̅̅ (GPa) CV% X X41 3x Aa 8,8a 16,9 BV10 2x - 7,9ab 7,0 X201 3x AM 7,5ab 9,3 BV16 2x - 7,4b 16,9 X102 3x AM 7,1b 11,1 X101 3x AM 6,6b 15,7 TBCD 7,6 12,8 P-value < 0,001

3x = tam bội; 2x = nhị bội; AM = Keo lá tràm 2x × Keo tai tượng 4x; Aa = Từ Keo lá tràm 2x tự thụ phấn.

b) Tại Vĩnh Cửu

Kết quả nghiên cứu ở Bảng 3.25 cho thấy, dòng keo lai tam bội X101 có mô-đun đàn hồi của gỗ cao hơn rõ rệt (Fpr = 0,003) so với dòng keo lai tam bội X102 và 2 dòng keo lai nhị bội BV10 và BV16 (9,7 GPa so với 8,6 GPa cho cả 3 dòng). Tương tự với độ bền uốn tĩnh, mô-đun đàn hồi của gỗ của cả 4 dòng X101, X102, BV10 và BV16 ở Vĩnh Cửu đều lớn hơn đáng kể so với ở Cam Lộ (8,6 – 9,7 GPa so với 6,6 – 7,9 GPa). Điều này cho thấy, điều kiện lập địa là có ảnh hưởng đến mô-đun đàn hồi của gỗ. Mô-đun đàn hồi cũng cho thấy có

tương quan thuận với khối lượng riêng cơ bản của gỗ khi so sánh các chỉ tiêu tương ứng giữa 2 địa điểm nghiên cứu.

Bảng 3.25: Mô-đun đan hồi (MOE) của gỗ của các dòng sau 3,8 tuổi tại Vĩnh Cửu (8/2014 – 5/2018)

Dòng Bội thể Ký hiệu MOE

̅̅ (GPa) CV (%) X X101 3x AM 9,7a 4,8 BV10 2x - 8,6b 7,5 BV16 2x - 8,6b 3,5 X102 3x AM 8,6b 5,1 TBCD 8,9 5,2 Fpr (α = 0,05) 0,003

3x = tam bội; 2x = nhị bội; AM = Keo lá tràm 2x × Keo tai tượng 4x.

Nhận xét chung về mô-đun đàn hồi của gỗ:

Ở thời điểm hiện tại, mô-đun đàn hồi không có sự khác biệt rõ ràng giữa keo lai tam bội với keo lai nhị bội ở cả 2 địa điểm nghiên cứu, ngoại trừ dòng X101 ở Vĩnh Cửu có mô-đun đàn hồi vượt trội. Điều kiện lập địa có ảnh hưởng rõ ràng tới mô-đun đàn hồi của gỗ của. Các dòng ở Vĩnh Cửu có mô-đun đàn hồi lớn hơn rõ rệt so với ở Cam Lộ. So với kết quả của một số nghiên cứu trước

đây đã được công bố (Sharma và cộng sự, 2018; Shukla và cộng sự 2007) [116],

[117] thì mô-đun đàn hồi của các dòng trong nghiên cứu này là phù hợp với độ tuổi của cây tại thời điểm nghiên cứu. Mô-đun đàn hồi của gỗ của các dòng có thể được cải thiện trong những năm tới khi độ tuổi của cây tăng lên như đã được

chỉ ra trong nghiên cứu của Phí Hồng Hải (2010) [62] với gỗ Keo lá tràm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, tính chất gỗ và tính bất thụ của keo tam bội làm cơ sở cho chọn giống và trồng rừng (Trang 127 - 128)