Nhận xét chơ

Một phần của tài liệu Vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo (Trang 39 - 44)

I. Mục tiêu 1 Kiến thức

4.Nhận xét chơ

- Cô tiến đến từng góc chơi và nhận xét trẻ chơi

- Cô tập chung ưẻ đến 1 góc chơi để ttẻ tự giới thiệu về góc chơi của mình, sau đó cô giới thiệu lại.

- Cô khen thưởng động viên trẻ

5. Kết thúc

- Cô cho trẻ cất đồ chơi và ra sân chơi.

2.3.2. Thực trạng về tạo môi trường choi cho trẻ

+ Phương pháp điều tra: Quan sát, dự giờ tiết học

Môi trường chơi bao gồm: không gian chơi, phương tiện, điều kiện vật chất phục vụ và bầu không khí cỏi mở, thân thiện... ừong quá trình chơi.

Qua kết quả khảo sát cho thấy, các giáo viên đã trú trọng đến việc tạo môi trường chơi cho trẻ, phương tiện được sử dụng để phục vụ cho hoạt động chơi tuy nhiên giữa các góc ở trường mầm non không có ranh giới rõ ràng, một số góc còn chưa được phân định rõ ràng, hoặc có nhưng còn mang tính tạm thời, một số hoạt động chơi còn chưa thiết lập, chưa tạo điều kiện để tạo mối quan hệ trong khi chơi.

Trang trí góc chơi vẫn còn thiên về mục đích là nổi bật tên chủ đề chơi, chưa chú ý đến giá trị sử dụng các góc chơi đối với trẻ.

2.3.3. Mức độ tích luỹ kinh nghiệm và làm tăng khả năng vận dụng những kinh nghiệm cho trẻ bằng các biện pháp khác nhau ừong ừò chơi đóng vai theo kinh nghiệm cho trẻ bằng các biện pháp khác nhau ừong ừò chơi đóng vai theo chủ đề

Trong khi chơi ừò chơi đóng vai, trẻ cần có một mức kinh nghiệm để tham gia vào trò chơi cùng bạn, trong quá trình chơi cần tạo điều kiện để ttẻ vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã có để ừò chơi đạt hiệu quả cao, nếu không trẻ dễ bị rơi vào trạng thái nhàm chán, hành động chơi đơn điệu, khả năng bị hạn chế.

Tuy nhiên thực tế cho thấy

- 31,2% giáo viên thường xuyên quan tâm đến việc tích luỹ kinh nghiệm và tạo điều kiện để trẻ vận dụng các kinh nghiệm vào ưong trò chơi bằng các biện pháp khác nhau.

-34,4,% giáo viên có thực hiện nhung không thường xuyên

- 34,4% giáo viên không thực hiện các biện pháp nhằm tích luỹ kinh nghiệm cho trẻ.

Hơn 40% giáo viên chưa biết đây là nguyên nhân dẫn đến hoạt động chơi của trẻ nghèo nàn, đơn điệu, làm giảm hứng thú của trẻ, mà hầu hết số giáo viên cho rằng nguyên nhân dẫn đến hành động chơi của trẻ nghèo nàn, đơn điệu là do trẻ còn quá ít tuổi hoặc do không đủ phương tiện, cơ sở yật chất cho trẻ chơi.

2.3.4. Quá trình tể chức hướng dẫn trẻ choi

-43,7% giáo viên tổ chức giáo dục trẻ theo một quy trình hợp lý, giáo viên khuyến khích, tạo điều kiện cho trẻ chơi

-34,4% giáo viên máy móc, rập khuôn theo quy trình cũ

-21,9% giáo viên giáo dục trẻ không theo một quy trình nào. Trẻ tự do chơi, giáo viên không tham gia vào quá trình chơi của trẻ.

Qua khảo sát cho thấy, hàu hết các giáo viên chỉ có các biện pháp, tác động vào trò chơi khi có tình huống xung đột bất thường. Giáo viên có tạo cơ hội khuyến khích trẻ mở rộng mối quan hệ trong khi chơi, nhưng vẫn còn một phần không nhỏ giáo viên để trẻ chơi tự do, dẫn đến việc nhiều trẻ vẫn còn chơi theo hình thức cá nhân, hoặc chơi ở nhiều góc khác nhau cùng một giờ chơi.

Bởi vậy, tò những hạn chế trên dẫn đến việc trẻ chỉ đóng vai theo chủ đề ở mức độ đạt, tức là khả năng nhập vai trò chơi của trẻ chỉ dừng lại ở mức độ thể hiện hợp lý giữa ngôn ngữ và cử chỉ, điệu bộ đúng lúc đúng chỗ, chưa trú trọng đến việc cung cấp một số từ ngữ mới, cách thể hiện tình cảm, ngữ điệu, trẻ chưa thể hiện hết khả năng nhập vai, sáng tạo trong khi chơi.

Để trẻ thể hiện được vai chơi của mình, giáo viên cần làm cho trẻ hiểu được vai chơi mà trẻ đang đóng.

Ví dụ:trò chơi: “Bác Sĩ” cô sẽ giới thiệu trước những đồ dùng của bác sĩ như: Áo blu, ống nghe, kim tiêm, mũ chữ thập, cách thức khi khám cho bệnh nhân: ân cần, sơ chán hoặc hỏi bệnh nhân đau ở đâu, yêu cầu bệnh nhân chống tay như thế nào khi tiêm.. .động viên nhắc nhở bệnh nhân.

Khi hướng dẫn trẻ chơi, giáo viên càn phải chú ý đến việc phát triển cho trẻ cả về nhận thức, ngôn ngữ...

Giáo viên loại bỏ các câu không phù hợp, hướng dẫn trẻ nói câu đầy chủ ngữ, yị ngữ, mạch lạc, nói có ngữ điệu. Chú ý hơn đói với các trẻ nói lắp, nói ngọng để sửa lỗi cho trẻ.

Qua hai 6 tuần thực tập, tuy không nhiều nhưng được trực tiếp giảng dạy và quan sát giờ tổ chức hoạt động chơi ừò chơi đóng vai theo chủ đề cùng hoạt động dự giờ tiết học ở một số tiết hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo nhỡ lớp 5 tuổi A và 5 tuổi B, em đã thấy được thực trạng về việc xây dựng và tổ chức ừò chơi đóng vai theo chủ đề.

Sau đây, em xin đưa ra những thuận lợi và khỏ khăn ảnh hưởng đến việc thực hiện các trò chơi cho trẻ:

* Thuận lợi

Thứ nhất, đội ngũ giáo viên có thời gian giảng dạy lâu năm, có kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm cao, yêu thương chỉ bảo tận tình cho trẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai, Ban Giám hiệu nhà trường sát sao trong việc quản lý, kiểm tra chuyên môn của giáo viên.

Thứ ba, trẻ là con em thành phố nên có khả năng nhận thức nhanh, trẻ năng động, sáng tạo.

Thứ tư, cơ sở vật chất của trường có nhiều thuận lợi như: phòng học khép kín, đàn, máy chiếu, ti vi...

Thứ năm, trẻ phàn lớn là con em cán bộ công nhân viên chức, có điều kiện khá giả, phụ huynh rất quan tâm đến việc phát triển toàn diện cho con cái.

Với tất cả các thuận lợi cùng sự nỗ lực của giáo viên và của trẻ đã đưa trường Mầm non Hoa Sen - thành phố Vĩnh Yên lên vị trí xứng đáng là trường chuẩn quốc gia.

* Những khỏ khăn:

Bên cạnh những thuận lợi, giáo viên trường Mầm non Hoa Sen cò gặp phải một số khỏ khăn như:

Phòng học khép kín, sạch sẽ, thoáng mát nhưng không đáp ứng đủ số trẻ đến lớp, các lớp từ nhà trẻ đến lớp mẫu giáo lớn đều có số lượng học sinh rất đông: 5tuổi A: 57 trẻ, 5tuổi B: 53 trẻ... số trẻ trong lớp quá đông làm ảnh hưởng lớn đến sự chăm sóc, quản lý, dạy bảo trẻ.

Một số trẻ là con em nhà buôn bán nên việc trao đổi với phụ huynh về trẻ còn gặp nhiều khó khăn

Một số trẻ mắc hội chứng Tăng động giảm trí nhớ ADHD, thuộc trong số các học sinh chuyên biệt, trẻ rất hiếu động và khả năng tập chung kém nên giáo viên cũng gặp nhiều khỏ khăn.

Những điều kiện thuận lợi cũng như các khó khăn có tác động không nhỏ đến chất lượng trò chơi mà trẻ tham gia. Tuy nhiên, yếu tố con người (yếu tố giáo viên) vẫn là yếu tố quyết định.

Qua khảo sát thực trạng về việc hướng dẫn và tổ chức cho trẻ chơi trò chơi đóng vai theo chủ đề tại trường thực tập, em thấy được một số hạn chế của việc tổ chức cũng như công tác xây dựng nội dung chương trình tổ chức chơi trò chơi đóng vai. Sau đây, em xin đưa ra biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua việc xây dựng nội dung chương trình và cách thức tiến hành công tác tổ chức trò chơi đóng vai theo chủ đề cho trẻ mẫu giáo nhỡ.

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM TÁC ĐỘNG

• •

3.1. Cách thức tiến hành

- Mục đính thực nghiệm: so sánh sự phát triển ngôn ngữ của nhóm trẻ thực nghiêm và nhóm đối chứng thông qua trò chơi đóng vai theo chủ đề, từ đó rút ra được vai trò của hoạt động vui chơi mà trọng tâm là trò chơi đóng vai theo chủ đề đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ.

- Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức một số hoạt động góc có lồng ghép trò chơi đóng vai theo chủ đề.

- Cách thức tiến hành:

Chia nhóm trẻ nghiên cứu thành hai nhóm (nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng) theo hai lớp,vì trong thời gian khảo sát về thực trạng sự phát triển ngôn ngữ của hai lớp này em nhận thấy trẻ hai lớp có sự phát triển ngôn ngữ là tương đương nhau.

+ Nhóm 1: 20 trẻ lớp 5 tuổi A (nhóm thực nghiệm): Giáo viên đàu tư thời gian, trí tuệ để biên soạn nội dung, chương trình và tìm kiếm cách tổ chức

trò chơi đóng vai theo chủ đề một cách khoa học. Trong khi trẻ choi, giáo viên hướng dẫn, khuyến khích các em thực hiện tốt vai chơi, đồng thời ngăn chặn những hành vi không tốt của trẻ.

+ Nhóm 2: 20 trẻ lớp 5 tuổi B (nhóm đối chứng): Cô chỉ quan sát trẻ hoạt động, không hướng dẫn, không tham gia vào quá trình chơi của trẻ. Cô chỉ quan tâm khi có tình huống xung đột xảy ra.

3.2. Thời gian tiến hành thực nghiệm tác động (trong đợt thực tập sư phạm từ ngày 2/3/2015 đến ngày 10/4/2015)

Hai tuần đầu tiến hành nghiên cứu thực trạng sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ lớp 5 tuổi A và lớp 5 tuổi B.

Từ tuần 3 đến tuần 5 là tiến hành thực nghiệm tác động: Tuần 4: chủ đề nghề nghiệp

Tuần 5: chủ đề giao thông.

Tuần 6: tiến hành đo lại sự phát triển ngôn ngữ của hai nhóm.

Sau thực nghiệm tác động, tiến hành đo lại và so sánh sự phát triển ngôn ngữ giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm tác động.

3.3. Giáo án thực nghiệm Giáo án 1:

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vai trò của hoạt động vui chơi đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo (Trang 39 - 44)