7. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Bản chất kế toán quản trị chi phí
Trong nền kinh tế hiện nay, DN luôn tìm cách kiểm soát chi phí, việc xác định ra các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí luôn là nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hoạt động của DN được chi phối bởi nhiều yếu tố,
17
trong đó chi phí là yếu tố quan trọng nhất, việc hiểu được bản chất của chi phí, và cung cấp các thông tin về chi phí phải được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác, đáng tin cậy giúp nhà quản trị đưa ra được các quyết định nhằm kiểm soát chi phí một cách tốt nhất.
Hansen, D. and Mowen, M. (2003), khẳng định quản trị chi phí là việc xác định, thu thập, phân loại và lập các báo cáo về thông tin chi phí cho nhà quản trị nhằm mục đích lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định. Hoạt động của hệ thống quản trị chi phí sẽ cung cấp thông tin về chi phí của các sản phẩm, dịch vụ kịp thời cho các cấp quản trị liên quan đến kết quả, hiệu quả của các hoạt động khi họ có nhu cầu.
Mục đích của việc quản trị chi phí là phải xem xét tất cả các chi phí trong từng đơn vị sản phẩm, dịch vụ, bán hàng, và quản lý nhằm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Nhà quản lý kiểm soát tốt chi phí sẽ giúp DN dự báo được tình hình trong nội bộ, thị trường, nhu cầu khách hàng, tăng sức cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Mục tiêu quản trị chi phí có ảnh hưởng đến tổng chi phí, cấu trúc chi phí cũng như các chi phí đơn vị, chi phí phát sinh trong tương lai.
Lê Thị Hương (2017), nhận định rằng KTQTCP là một bộ phận của hệ thống kế toán quản trị cung cấp thông tin về chi phí để mỗi đơn vị thực hiện chức năng quản trị, xây dựng kế hoạch chi phí, kiểm soát chi phí từ đó đánh giá hoạt động và ra quyết định hợp lý về các hoạt động của đơn vị. Đồng thời xác định nội dung KTQTCP là tập hợp, phân tích thông tin trong nội bộ DN và môi trường bên ngoài bao gồm thông tin tài chính và phi tài chính. Chính vì vậy, hoạt động KTQTCP sẽ không bị ràng buộc bởi các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán mà phải được thực hiện linh hoạt đáp ứng cho việc cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà quản lý trong việc ra quyết định. Đối tượng sử dụng thông tin KTQTCP là các nhà quản lý cấp trung và cấp cao. Do đó, thông tin được cung cấp từ hệ thống KTQTCP cho các đối tượng trên phải chi tiết rõ ràng theo từng mặt hàng, từng hoạt động, từng dự án để có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận và làm căn cứ để ra quyết định.
18
Thông qua các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài, KTQTCP là một phân hệ trong hệ thống kế toán tài chính của DN với trọng tâm là chi phí, với chức năng cơ bản là hạch toán chi phí, tính giá thành, giá vốn thì KTQTCP còn có chức năng thông tin chi phí giúp nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định. Tuy nhiên, giữa kế toán chi phí và KTQTCP có sự khác biệt về cách ghi nhận và nhận diện chi phí, kế toán chi phí theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, còn KTQTCP lấy thông tin từ kế toán chi phí thực hiện theo yêu cầu của nhà quản lý, nên điều này dẫn đến việc nhà quản trị phải có kiến thức và am hiểu cả kế toán chi phí và KTQTCP, để có thể đưa ra quyết định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.