7. Kết cấu của luận văn
2.3. Đặc điểm của các doanh nghiệp khai thác đá ở Bình Dương
2.3.1. Quy cách và công dụng từng loại đá xây dựng ở Bình Dương
Những loại đá thành phẩm phổ biến hiện nay được DN khai thác đá sản xuất cung cấp trên thị trường Bình Dương gồm: đá 1x2, đá 0x4, đá 4x6, đá mi sàng, mi bụi, đá hộc.
Đá 1x2: quy cách từ 10mm x 28mm, 10mm x 25mm, hoặc 10mm x 20mm. Được dùng trong phối trộn sản xuất bê tông nhựa nóng (trải thảm đường nhựa), bê tông tươi (trải đường bê tông xi măng, đổ sàng, cột bê tông cốt thép trong xây dựng dân dụng, đổ bê tông trong cấu kiện bê tông đúc sẵn).
Đá 0x4: quy cách từ 0mm đến 40mm. Được dùng trong thi công nền hạ, tăng độ cứng cho bề mặt nền đất để chuẩn bị thảm đường, làm nền nhà.
Đá 4x6: quy cách từ 50mm đến 70mm. Công dụng giống như đá 0x4, nhưng được thi công trước thi công đá 0x4.
Đá mi sàng: quy cách từ 5mm đến 10mm. Dùng kết hợp với đá 1x2 trong sản xuất bê tông nhựa nóng.
Đá mi bụi: đây sản phẩm phụ có quy cách từ 0mm đến 5mm. Được sử dụng trong các nhà máy sản xuất bê tông tươi, sản xuất gạch không nung, hoặc được sàng rửa làm cát nhân tạo.
Đá hộc: quy cách từ 100mm trở lên, gồm đá hộc nguyên liệu (chỉ qua nổ mìn, và đập sơ khai – kích thước không chuẩn) và đá hộc xay máy (có kích thước chuẩn 100mm đến 400mm). Được dùng để xây bờ kênh, bờ kè, hoặc móng nền.
2.3.2. Quy trình khai thác, sản xuất, kinh doanh đá xây dựng ở Bình Dương
23 2.3.2.1. Quy trình khai thác
Sơ đồ 2.1: Quy trình khai thác đá nguyên liệu
Nguồn: Công Ty Cổ Phần Khoảng Sản Miền Đông AHP
Bước 1: Bóc tầng phủ hay còn gọi là bóc lớp đất mặt, tại hầm mỏ (moong khai thác) để bắt đầu quá trình khai thác đá, DN dùng các phương tiện máy đào cuốc, bóc lớp đất mặt cho đến lớp đá bên dưới. Đất này được cuốc lên xe ben vận chuyển làm đường nội bộ, bờ đê bao quanh ranh giới khu mỏ khai thác giảm nguy hiểm khi nổ mìn phá đá, giảm bụi ra môi trường xung quanh khi sản xuất.
Bước 2: Dọn mặt bằng, khi đến lớp mặt đá, đội thi công sẽ dọn mặt bằng khoan lổ mìn.
Bước 3: Khoan lổ mìn, các lổ mìn được khoan bằng các máy nén thuỷ lực và được khoan theo sơ đồ. Kích thước lổ khoan và độ sâu lổ khoan thực hiện theo đúng hộ chiếu khoan được giám đốc điều hành mỏ phê duyệt. Sau khi khoan xong, đội kỹ thuật nổ mìn sẽ tiến hành nghiệm thu các lổ khoan. Có nhiều kích thước lổ khoan, hiện có 2 loại khoan cơ bản thường được các DN khai thác đá ở Bình Dương áp dụng: khoan lổ đường kính 105mm dùng trong nổ bề mặt bãi khoan, và khoan lổ đường kính 32mm dùng để nổ chiết (nổ nhỏ) các tảng đá lớn không thể đục phá được. Theo đánh giá, đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng, liên quan đến hiệu quả nổ phá đá, chi phí khai thác sau này.
Bóc tầng phủ (Bóc lớp đất mặt) Dọn bãi khoan lổ mìn Khoan lổ mìn Nạp vật liệu nổ, phá đá Đập đá nguyên liệu Cuốc đá hộc nguyên liệu
Vận chuyển lên máy nghiền sàng
Giao cho khách hàng
Nhập xuất kho đá hộc
24
Bước 4: Nạp vật liệu nổ, phá đá hay còn gọi là giai đoạn nạp bua. Căn cứ vào biên bản nghiệm thu lổ khoan, tiến hành lập phiếu yêu cầu cung cấp vật liệu nổ trình cơ quan Nhà nước duyệt lệnh, chuyển hồ sơ sang công ty cung cấp vật liệu nổ (hiện tại ở Bình Dương có 2 DN cung cấp vật liệu nổ là: Tổng Công Ty Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp Quốc Phòng, và Chi nhánh Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Công Nghiệp Hoá Chất Mỏ Nam Bộ - Micco tại Bình Dương). Do đây là loại vật liệu đặc biệt, nên vật liệu nổ phải được cung cấp đúng ngày, và nổ đúng giờ theo quyết định đã được duyệt. Đội kỹ thuật nổ mìn sẽ tiến hành nghiệm thu giao nhận khối lượng, chủng loại vật liệu nổ tại bãi khoan, và tiến hành nạp vật liệu nổ vào các lổ khoan. Sau khi hoàn thành các công tác nạp vật liệu nổ bãi nổ, đảm bảo an toàn kỹ thuật, đúng giờ nổ mìn đã được duyệt, tiến hành nổ phá đá. Đội kỹ thuật có nhiệm vụ kiểm tra lại toàn bộ bãi mìn, rà soát, đảm bảo bãi mìn sau khi nổ không còn sót lổ mìn nào chưa nổ.
Bước 5: Đập xử lý đá nguyên liệu sau nổ mìn. Sau khi tất cả đã hoàn thành, DN tiến hành cho xe búa đập đá vào bãi vừa nổ đập phá sơ khai đá nguyên liệu. Xe búa đập chỉ đập vở các đá nguyên liệu có kích thước vừa phải, các tảng đá quá to, bắt buộc phải xử lý khoan chiết và nổ thêm lần nữa, chính vì lý do này mà khâu tính toán khoan lổ mìn và xử lý vật liệu nổ hết sức quan trọng, nếu không sẽ lãng phí, tăng chi phí cho công ty.
Bước 6: Cuốc đá nguyên liệu. Sau khi đá nguyên liệu đã được đập xử lý. Xe đào cuốc đá sẽ cuốc đá hộc nguyên liệu lên xe ben vận chuyển đến trạm cân để cân khối lượng đá nguyên liệu đầu vào, sau đó vận chuyển lên máy nghiền sàng đá thành phẩm, hoặc bán thẳng trực tiếp cho khách hàng. Các mỏ khai thác đá đang xác định theo 2 đơn vị tính là tấn và mét khối. Kế toán nhập kho đá nguyên liệu đầu vào, và ghi nhận giá thành đồng thời xuất kho giá vốn, doanh thu đá hộc bán thẳng cho khách hàng (nếu có).
25 2.3.2.2. Quy trình sản xuất, kinh doanh
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất, kinh doanh đá thành phẩm
Nguồn: Công Ty Cổ Phần Khoảng Sản Miền Đông AHP
Bước 1: Sau khi xe ben vận chuyển đá nguyên liệu lên máy nghiền, mỗi máy nghiền sàng sẽ cho ra từ 2 sản phẩm trở lên, khối lượng nhập kho đá thành phẩm được xác định từ khối lượng đá nguyên liệu đầu vào của xe ben vận chuyển nhân với tỉ lệ cho ra đá thành phẩm của từng máy nghiền. Kế toán nhập kho đá thành phẩm và tính giá thành theo phương pháp hệ số. Các số liệu liên quan đến khối lượng đá nguyên liệu và đá thành phẩm sản xuất sẽ được dùng để báo cáo với các cơ quan chức năng, và là cơ sở để tính chi phí: thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và phân bổ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Bước 2: Sau khi đã qua máy nghiền sàng, đá thành phẩm sẽ được tập kết tại các bãi dự trữ chờ xuất cho khách hàng.
Bước 3: Căn cứ vào đơn đặt hàng, số xe ben đăng ký nhận hàng của khách hàng, thủ kho sẽ cho xuất đá thành phẩm theo đúng phiếu yêu cầu xuất cho khách hàng. Khối lượng đá đầu ra cũng phải qua trạm cân để kiểm soát.
Bước 4: Kế toán căn cứ vào đơn đặt hàng, phiếu cân xuất kho, hạch toán xuất kho ghi nhận giá vốn, xuất hoá đơn ghi nhận doanh thu.
2.3.3. Đặc điểm chi phí trong ngành sản xuất đá xây dựng ở Bình Dương
Các loại chi phí phát sinh trong DN khai thác đá gồm: chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN, và chi phí tài chính, chi phí lãi vay.
Vận chuyển đá nguyên liệu lên máy nghiền đá
Nghiền sàng đá thành phẩm Nhập kho đá thành phẩm Bãi dự trữ Cuốc, xúc đá thành phẩm giao khách hàng Xuất kho ghi nhận giá
26
a. Chi phí nguyên liệu vật liệu chính: là chi phí vật liệu nổ. Kế toán hạch toán vào tài khoản 621, hồ sơ gồm: hợp đồng mua bán, phiếu yêu cầu cung cấp vật liệu nổ, biên bản nghiệm thu bàn giao vật liệu nổ, hoá đơn giá trị gia tăng của 2 công ty cung cấp vật liệu nổ.
Cách kiểm soát, DN đánh giá hiệu quả sử dụng vật liệu nổ thực hiện ở khoan đường kính 105mm và đường kính 32mm, và trên khối lượng đá nguyên liệu nhập kho.
Số liệu cần chuẩn bị: Sơ đồ khoan lổ mìn, tổng số mét khoan, tổng số tấn đá nguyên liệu, tổng số thuốc nổ thực hiện.
Cách tính định mức vật liệu nổ:
Khối lượng (chi phí) vật liệu nổ / tổng mét (chi phí) khoan đường kính 105mm Khối lượng (chi phí) vật liệu nổ / tổng số lổ (chi phí) khoan đường kính 32mm Khối lượng (chi phí) vật liệu nổ / tổng khối lượng đá nguyên liệu nhập kho
Hiện tại, định mức tiêu hao vật liệu nổ về khối lượng trung bình 4kg / mét khoan 105mm và 0,2kg / số lổ khoan 32mm. Đối với định mức theo đá nguyên liệu nhập kho, ngoài việc theo dõi theo từng bãi nổ, các DN còn đánh giá theo năm, DN tự đánh giá và theo dõi so sánh giữa các lần nổ mìn để có phương án nổ mìn hiệu quả nhất cho chính DN mình.
b. Chi phí nhân công trực tiếp: tiền lương và các khoản trích theo lương liên quan đến người lao động trực tiếp gồm: nhân công dọn bãi khoan mìn, nhân công khoan lổ mìn, nhân công thi công nổ mìn, nhân công vận hành xe búa đập, xe cuốc, xe ben vận chuyển đá nguyên liệu lên máy nghiền sàng, nhân công vận hành máy nghiền sàng đá. Kế toán hạch toán vào tài khoản 622.
Tiền lương nhân công trực tiếp hiện đang được chi trả theo 3 cách: Thứ nhất, khoán theo khối lượng đá nguyên liệu được khai thác. Thứ hai, chi trả theo lương thời gian. Thứ ba, chi trả mức tối thiểu lương thời gian đồng thời khoán theo khối lượng đá nguyên liệu được khai thác.
c. Chi phí sản xuất chung: Kế toán hạch toán vào tài khoản 627, bao gồm các chi phí: chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương: bộ phận sửa chữa máy móc thiết bị, bộ phận quản lý phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định phục
27
vụ sản xuất, chi phí nhiên liệu máy móc thiết bị sản xuất; phân bổ: chi phí công cụ dụng cụ, sửa chửa máy móc thiết bị sản xuất, chi phí khảo sát đo vẽ, lập bản đồ hiện trạng mỏ khai thác, chi phí cải tạo phục hồi môi trường, tiền thuê đất hàng năm, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng; tiền điện sản xuất, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, và các chi phí dịch vụ thuê ngoài phục vụ sản xuất.
d. Chi phí bán hàng: chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của bộ phận kinh doanh, khấu hao tài sản cố định phục vụ bộ phận kinh doanh, chi phí quảng cáo, chi phí thuê xe vận chuyển đá thành phẩm giao khách hàng. Kế toán hạch toán vào tài khoản 641.
e. Chi phí quản lý DN: chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương bộ phận quản lý DN, chi phí khấu hao tài sản cố định phục vụ bộ phận quản lý, chi phí sửa chữa máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ, văn phòng phẩm, tiền điện, tiền nước bộ phận văn phòng…hoạch toán vào tài khoản 642.
f. Chi phí tài chính và chi phí lãi vay: Chi phí tài chính là các khoản phí, lệ phí liên quan đến ngân hàng, chi phí lãi vay là các khoản lãi phải trả của DN, hạch toán vào tài khoản 635.
2.4. Khái niệm tổng quát về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp khai thác đá ở Bình Dương quản trị chi phí tại các doanh nghiệp khai thác đá ở Bình Dương
Kế thừa 6 nhân tố tác động đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng ở các tỉnh Đông Nam Bộ từ nghiên cứu của Nguyễn Thị Đức Loan (2019), cùng với việc xác định khoảng trống trong các nghiên cứu trước, tác giả phát triển, đề xuất và trình bày 8 nhân tố tác động đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương, với các khái niệm sau:
2.4.1. Chiến lược kinh doanh
Tuan Zainun Tuan Mat (2010) Chiến lược kinh doanh là các kế hoạch, giải pháp định hướng hoạt động giúp DN đạt được các mục tiêu đề ra trong ngắn hạn và dài hạn. Trong DN khai thác đá, nhân tố này có tác động cùng chiều với việc vận dụng KTQTCP để các nhà quản lý có thể xây dựng được chiến lược kinh doanh cụ thể, rõ ràng.
28
2.4.2. Quy định pháp lý
Hoàng Thu Hiền (2017), nhận định mỗi chính sách, quy chế quản lý kinh tế, tài chính của Nhà nước và của ngành đều gián tiếp ảnh hưởng đến công tác tổ chức kế toán nói chung và tổ chức KTQTCP nói riêng tại mỗi DN. Ngoài ra, khi Nhà nước ban hành Luật kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán đã ảnh hưởng trực tiếp tới công tác tổ chức kế toán tài chính và ảnh hưởng không nhỏ tới công tác tổ chức KTQTCP tại mỗi DN. Mặc dù thông tin KTQTCP cung cấp, phục vụ cho các nhà quản lý ra quyết định phù hợp về chiến lược sản xuất kinh doanh của DN, không phải cung cấp cho các cơ quan chủ quản. Nhưng thông tin KTQTCP cung cấp một phần thu thập từ thông tin kế toán tài chính. Do đó các chính sách, chế độ của Nhà nước hay của ngành cũng ảnh hưởng đến công tác tổ chức KTQTCP tại mỗi DN. Nhân tố này có tác động cùng chiều với công tác KTQTCP trong các DN khai thác đá, DN phải tuân thủ nhiều quy định liên quan đến tài nguyên thiên nhiên, các chi phí phát sinh do phải đáp ứng các quy định này cần phải được kiểm soát chặt chẽ.
2.4.3. Kiểm soát chi phí môi trường
Nguyễn Thị Đức Loan (2019), trong ngành khai thác đá các vấn đề về liên quan đến môi trường luôn được Nhà nước và các cơ quan chức năng quan tâm, cần phải được giải quyết trong hiện tại và tương lai, chính vì thế các chi phí liên quan phát sinh trong DN thường xuyên và có giá trị rất lớn, nếu không được kiểm soát tốt vấn đề bảo vệ môi trường có thể ảnh hưởng đến công tác sản xuất kinh doanh của DN. Do có tác động cùng chiều nên việc vận dụng nhân tố này vào công tác KTQTCP sẽ giúp DN tập trung vào các chiến lược kinh doanh hơn và đảm bảo lợi nhuận tốt nhất cho DN.
2.4.4. Trình độ nhân viên kế toán
Radhakrishna, A. and R.Satya Raju (2015), trình độ nhân viên kế toán là những kiến thức chuyên môn, những kỹ năng trong công việc. Trong KTQTCP, trình độ nhân viên kế toán trong DN chưa được đạo tạo chuyên sâu, chính vì thế các thông tin, báo cáo dự toán, báo cáo KTQTCP chưa được cung cấp đầy đủ đến nhà quản lý, ban lãnh đạo. Nhân tố này cũng có tác động cùng chiều với
29
KTQTCP trong các DN khai thác đá, nhân viên càng có trình độ càng cao, biết vận dụng KTQTCP vào ngành khai thác đá sẽ giúp cho việc lập báo cáo, dự toán và cung cấp thông tin chi phí một cách đầy đủ, kịp thời giúp nhà quả trị kiểm soát chi phí và đưa ra các quyết định hiệu quả nhất.
2.4.5. Nhận thức về kế toán quản trị chi phí
Trần Ngọc Hùng (2016), nhận thức về KTQTCP của các nhà quản lý trong DN là việc ban lãnh đạo, nhà quản lý nắm vững và hiểu được tầm quan trọng khi vận dụng KTQTCP vào DN. Có tác động cùng chiều với KTQTCP, nhà quản trị cũng phải có kiến thức am hiểu và nhận thức được tầm quan trọng trong việc vận dụng công tác KTQTCP.
2.4.6. Mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí
Trần Ngọc Hùng (2016), mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí trong KTQTCP của DN đòi hỏi nhà quản trị phải quan tâm đến hiệu quả của bộ máy kế toán, hoạt động linh hoạt, đạt được các mục tiêu về kiểm soát, tiết kiệm chi phí, tối đa hoá lợi nhuận. Trong DN khai thác đá, nhân tố này có mối quan hệ cùng chiều với công tác KTQTCP, các chi phí phải bỏ ra cho việc đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng, công nghệ, con người phải thấp hơn lợi ích mang về, việc tiết kiệm chi phí tăng lợi nhuận thúc đẩy DN phải tiến tới vận dụng công cụ