Chức năng kế toán quản trị chi phí

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp khai thác đá ở bình dương (Trang 31 - 33)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.4. Chức năng kế toán quản trị chi phí

KTQTCP có 3 chức năng quan trọng gồm: lập kế hoạch, kiểm soát chi phí và cung cấp thông tin giúp nhà quản trị đưa ra quyết định thực hiện.

2.1.4.1. Lập kế hoạch

Trong quá trình hoạt động của DN dù lớn hay nhỏ đều phải lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh cụ thể. Kế hoạch tài chính là một trong những kế hoạch quan trọng nhất của DN, bao gồm các kế hoạch về chi phí, nguồn vốn, các khoản nợ, từ đó tiến hành thực hiện kế hoạch lợi nhuận. Mục tiêu về lợi nhuận luôn được các DN theo đuổi, các định hướng, quyết định, giải pháp được đưa ra chi tiết cho từng mặt hàng, từng miền, vùng kinh tế đều phải xuất phát từ kế hoạch chi phí, các thông tin về chi phí phải được thu thập một cách nhanh nhất, chính xác nhất. Thách thức về việc tính, phân bổ chi phí chi tiết, phân loại từng khâu

19

cho từng sản phẩm luôn là sự quan tâm của các nhà quản lý trong quá trình lập kế hoạch.

Với quan điểm của Hansen, D. and Mowen, M. (2003), việc lập kế hoạch là giúp xây dựng chi tiết các hoạt động trong tương lai để đạt được mục tiêu cụ thể. Yêu cầu đặt ra mục tiêu và xác định các phương pháp để đạt các mục tiêu đó. Theo Lê Thị Hương (2017), KTQTCP tiến hành cụ thể hóa các kế hoạch hoạt động của DN thành các dự toán kinh doanh. KTQTCP tiến hành cung cấp thông tin về chi phí ước tính cho các sản phẩm, dịch vụ hoặc các đối tượng khác theo yêu cầu của nhà quản lý giúp họ ra các quyết định hợp lý các nguồn lực có hạn cho các hoạt động của DN.

2.1.4.2. Kiểm soát chi phí

DN luôn tìm cách kiểm soát chi phí, sử dụng các phương pháp giám sát, theo dõi, đánh giá, phân loại chi phí trong từng sản phẩm, bộ phận, phòng ban, nhằm mục tiêu cuối cùng là hiệu quả hoạt động. So sánh chi phí phát sinh thực tế với chi phí theo kế hoạch tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng, đảm bảo chi phí không được vượt định mức đã quy định.

Hansen, D. and Mowen, M. (2003), kiểm soát chi phí là các hoạt động diễn ra đều được giám sát bởi các nhà quản trị so với kế hoạch đề ra, để có biện pháp khắc phục khi cần thiết. Các thông tin được phản hồi có thể được sử dụng để đánh giá hoặc điều chỉnh các bước thực hiện đạt mục tiêu của kế hoạch. Bên cạnh đó, các DN luôn tăng cường và thiết lập lợi thế cạnh tranh như: tìm các phương pháp để tăng hiệu quả hoạt động; giảm chi phí; nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Như vậy, mục đích của kiểm soát chi phí từ các hoạt động của DN là việc kiểm tra, giám sát chi phí phát sinh thực tế trong ngắn hạn, dài hạn không được vượt kế hoạch định mức, từ đó các nhà quản trị mới thực hiện được các quyết định nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

2.1.4.3. Cung cấp thông tin giúp nhà quản trị đưa ra quyết định thực hiện Nhà quản lý cần hệ thống các thông tin liên quan đến việc hỗ trợ ra quyết định, với Hansen, D. and Mowen, M. (2003), đưa ra quyết định là căn cứ vào

20

thông tin được cung cấp bởi hệ thống kế toán, nhà quản trị sẽ lựa chọn các phương án tối ưu giúp DN đạt mục tiêu đề ra. Theo Lê Thị Hương (2017), chức năng ra quyết định yêu cầu các nhà quản lý cần lựa chọn một giải pháp hợp lý nhất trong số các giải pháp đề xuất. Với chức năng lập kế hoạch các nhà quản lý cần xây dựng các mục tiêu chiến lược cho DN và vạch ra các bước cụ thể để thực hiện các mục tiêu đó. Với chức năng tổ chức thực hiện các nhà quản lý cần quyết định cách sử dụng hợp lý nhất các nguồn lực của DN để đạt được các kế hoạch đã đề ra. Với chức năng kiểm tra và đánh giá, các nhà quản lý cần so sánh báo cáo thực hiện với các số liệu kế hoạch để bảo đảm cho các bộ phận trong DN thực hiện đúng các mục tiêu đã xác định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp khai thác đá ở bình dương (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(165 trang)