Định hướng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp khai thác đá ở bình dương (Trang 27)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Định hướng nghiên cứu

Từ các công trình nghiên cứu trước, tác giả xác định khoảng trống trong nghiên cứu để tiếp tục thực hiện với định hướng nghiên cứu như sau:

Đầu tiên, kế thừa các nghiên cứu trước, xác định 6 nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác, chế biến và kinh doanh đá xây dựng gồm: chiến lược kinh doanh, quy định pháp lý, kiểm soát chi phí quản lý môi trường, trình độ nhân viên kế toán, nhận thức về KTQTCP, quan hệ giữa lợi ích và chi phí.

Thứ hai, thực hiện nghiên cứu định tính bằng việc trao đổi hỏi ý kiến các chuyên gia về việc nhận diện, phát triển 2 nhân tố mới ảnh hưởng đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương là quy mô sản xuất và hình thức sản xuất.

Thứ ba, kiểm định đo lường từng nhân tố bằng nghiên cứu định lượng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương.

Thứ tư, đề xuất các khuyến nghị, ý kiến, giải pháp nhằm gia tăng công tác KTQTCP tại các DN khai thác đá ở Bình Dương.

15

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Trong chương này tác giả đã tổng hợp công trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KTQTCP.

Kế thừa các công trình, nghiên cứu đã công bố ngoài nước và trong nước, rút ra được các hạn chế, khuyết điểm đã thực hiện, có ý nghĩa quan trọng đến việc xác định đề tài nghiên cứu. Từ đó xác định khoảng trống trong nghiên cứu, kế thừa phát triển và đề xuất các nhân tố mới để đo lường, và định hướng nghiên cứu cho phần tiếp theo trong chương 2, nhằm cũng cố hệ thống KTQTCP thêm vững chắc và hiệu quả.

16

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý thuyết

2.1.1. Khái niệm kế toán quản trị chi phí

KTQTCP cung cấp thông tin cho các nhà quản trị DN trong việc thực hiện các chức năng quản lý. Để thực hiện vai trò của mình, KTQTCP tiến hành lập dự toán chi phí để trợ giúp các nhà quản trị DN thực hiện chức năng lập kế hoạch, phản ánh thông tin và xử lý thông tin thực hiện từ đó các nhà quản trị DN thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Như vậy, tổ chức KTQTCP đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho nhà quản lý trong quá trình kinh doanh, theo Nguyễn Hải Hà (2016), hoàn thiện KTQTCP trong các DN may Việt Nam.

Lê Thị Hương (2017), hoàn thiện KTQTCP trong các công ty cổ phần xây lắp trên địa bàn Hà Nội, cho biết KTQTCP được tiếp cận trên quan điểm là một hệ thống thông tin quản trị có nhiệm vụ thu thập, đo lường, phân tích và báo cáo các thông tin tài chính và phi tài chính hỗ trợ các hoạt động quản trị. Đối tượng báo cáo chi phí của KTQTCP không chỉ là các sản phẩm mà còn mở rộng cho các đối tượng chi phí khác như các hoạt động, quy trình, giai đoạn sản xuất, thiết bị, chương trình dự án, các trung tâm trách nhiệm, khách hàng, phân khúc kinh doanh, các giai đoạn trong chu kỳ sống của sản phẩm, các phương án kinh doanh, KTQTCP là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán, giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin để ra quyết định của DN. Cho nên, trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế để cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, hướng tới khách hàng, tìm kiếm vùng lợi nhuận thì việc cung cấp thông tin để hỗ trợ việc sản xuất các sản phẩm với chi phí thấp, chất lượng được giữ vững có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm gia tăng giá trị của DN.

2.1.2. Bản chất kế toán quản trị chi phí

Trong nền kinh tế hiện nay, DN luôn tìm cách kiểm soát chi phí, việc xác định ra các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí luôn là nhiệm vụ hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hoạt động của DN được chi phối bởi nhiều yếu tố,

17

trong đó chi phí là yếu tố quan trọng nhất, việc hiểu được bản chất của chi phí, và cung cấp các thông tin về chi phí phải được thực hiện một cách nhanh chóng và chính xác, đáng tin cậy giúp nhà quản trị đưa ra được các quyết định nhằm kiểm soát chi phí một cách tốt nhất.

Hansen, D. and Mowen, M. (2003), khẳng định quản trị chi phí là việc xác định, thu thập, phân loại và lập các báo cáo về thông tin chi phí cho nhà quản trị nhằm mục đích lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định. Hoạt động của hệ thống quản trị chi phí sẽ cung cấp thông tin về chi phí của các sản phẩm, dịch vụ kịp thời cho các cấp quản trị liên quan đến kết quả, hiệu quả của các hoạt động khi họ có nhu cầu.

Mục đích của việc quản trị chi phí là phải xem xét tất cả các chi phí trong từng đơn vị sản phẩm, dịch vụ, bán hàng, và quản lý nhằm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Nhà quản lý kiểm soát tốt chi phí sẽ giúp DN dự báo được tình hình trong nội bộ, thị trường, nhu cầu khách hàng, tăng sức cạnh tranh với các nhà cung cấp khác. Mục tiêu quản trị chi phí có ảnh hưởng đến tổng chi phí, cấu trúc chi phí cũng như các chi phí đơn vị, chi phí phát sinh trong tương lai.

Lê Thị Hương (2017), nhận định rằng KTQTCP là một bộ phận của hệ thống kế toán quản trị cung cấp thông tin về chi phí để mỗi đơn vị thực hiện chức năng quản trị, xây dựng kế hoạch chi phí, kiểm soát chi phí từ đó đánh giá hoạt động và ra quyết định hợp lý về các hoạt động của đơn vị. Đồng thời xác định nội dung KTQTCP là tập hợp, phân tích thông tin trong nội bộ DN và môi trường bên ngoài bao gồm thông tin tài chính và phi tài chính. Chính vì vậy, hoạt động KTQTCP sẽ không bị ràng buộc bởi các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán mà phải được thực hiện linh hoạt đáp ứng cho việc cung cấp thông tin kịp thời cho các nhà quản lý trong việc ra quyết định. Đối tượng sử dụng thông tin KTQTCP là các nhà quản lý cấp trung và cấp cao. Do đó, thông tin được cung cấp từ hệ thống KTQTCP cho các đối tượng trên phải chi tiết rõ ràng theo từng mặt hàng, từng hoạt động, từng dự án để có thể đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận và làm căn cứ để ra quyết định.

18

Thông qua các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài, KTQTCP là một phân hệ trong hệ thống kế toán tài chính của DN với trọng tâm là chi phí, với chức năng cơ bản là hạch toán chi phí, tính giá thành, giá vốn thì KTQTCP còn có chức năng thông tin chi phí giúp nhà quản lý kiểm soát và ra quyết định. Tuy nhiên, giữa kế toán chi phí và KTQTCP có sự khác biệt về cách ghi nhận và nhận diện chi phí, kế toán chi phí theo chuẩn mực kế toán Việt Nam, còn KTQTCP lấy thông tin từ kế toán chi phí thực hiện theo yêu cầu của nhà quản lý, nên điều này dẫn đến việc nhà quản trị phải có kiến thức và am hiểu cả kế toán chi phí và KTQTCP, để có thể đưa ra quyết định trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

2.1.3. Vai trò kế toán quản trị chi phí

Lê Thị Hương (2017), vai trò của KTQTCP là cung cấp thông tin cho các nhà quản trị DN trong việc thực hiện các chức năng quản lý. Để thực hiện vai trò của mình, KTQTCP tiến hành lập dự toán chi phí trợ giúp các nhà quản trị DN thực hiện chức năng lập kế hoạch, phản ánh thông tin thực hiện trợ giúp các nhà quản trị DN thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Như vậy, KTQTCP đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho quản lý trước, trong và sau quá trình kinh doanh.

2.1.4. Chức năng kế toán quản trị chi phí

KTQTCP có 3 chức năng quan trọng gồm: lập kế hoạch, kiểm soát chi phí và cung cấp thông tin giúp nhà quản trị đưa ra quyết định thực hiện.

2.1.4.1. Lập kế hoạch

Trong quá trình hoạt động của DN dù lớn hay nhỏ đều phải lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh cụ thể. Kế hoạch tài chính là một trong những kế hoạch quan trọng nhất của DN, bao gồm các kế hoạch về chi phí, nguồn vốn, các khoản nợ, từ đó tiến hành thực hiện kế hoạch lợi nhuận. Mục tiêu về lợi nhuận luôn được các DN theo đuổi, các định hướng, quyết định, giải pháp được đưa ra chi tiết cho từng mặt hàng, từng miền, vùng kinh tế đều phải xuất phát từ kế hoạch chi phí, các thông tin về chi phí phải được thu thập một cách nhanh nhất, chính xác nhất. Thách thức về việc tính, phân bổ chi phí chi tiết, phân loại từng khâu

19

cho từng sản phẩm luôn là sự quan tâm của các nhà quản lý trong quá trình lập kế hoạch.

Với quan điểm của Hansen, D. and Mowen, M. (2003), việc lập kế hoạch là giúp xây dựng chi tiết các hoạt động trong tương lai để đạt được mục tiêu cụ thể. Yêu cầu đặt ra mục tiêu và xác định các phương pháp để đạt các mục tiêu đó. Theo Lê Thị Hương (2017), KTQTCP tiến hành cụ thể hóa các kế hoạch hoạt động của DN thành các dự toán kinh doanh. KTQTCP tiến hành cung cấp thông tin về chi phí ước tính cho các sản phẩm, dịch vụ hoặc các đối tượng khác theo yêu cầu của nhà quản lý giúp họ ra các quyết định hợp lý các nguồn lực có hạn cho các hoạt động của DN.

2.1.4.2. Kiểm soát chi phí

DN luôn tìm cách kiểm soát chi phí, sử dụng các phương pháp giám sát, theo dõi, đánh giá, phân loại chi phí trong từng sản phẩm, bộ phận, phòng ban, nhằm mục tiêu cuối cùng là hiệu quả hoạt động. So sánh chi phí phát sinh thực tế với chi phí theo kế hoạch tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng, đảm bảo chi phí không được vượt định mức đã quy định.

Hansen, D. and Mowen, M. (2003), kiểm soát chi phí là các hoạt động diễn ra đều được giám sát bởi các nhà quản trị so với kế hoạch đề ra, để có biện pháp khắc phục khi cần thiết. Các thông tin được phản hồi có thể được sử dụng để đánh giá hoặc điều chỉnh các bước thực hiện đạt mục tiêu của kế hoạch. Bên cạnh đó, các DN luôn tăng cường và thiết lập lợi thế cạnh tranh như: tìm các phương pháp để tăng hiệu quả hoạt động; giảm chi phí; nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Như vậy, mục đích của kiểm soát chi phí từ các hoạt động của DN là việc kiểm tra, giám sát chi phí phát sinh thực tế trong ngắn hạn, dài hạn không được vượt kế hoạch định mức, từ đó các nhà quản trị mới thực hiện được các quyết định nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

2.1.4.3. Cung cấp thông tin giúp nhà quản trị đưa ra quyết định thực hiện Nhà quản lý cần hệ thống các thông tin liên quan đến việc hỗ trợ ra quyết định, với Hansen, D. and Mowen, M. (2003), đưa ra quyết định là căn cứ vào

20

thông tin được cung cấp bởi hệ thống kế toán, nhà quản trị sẽ lựa chọn các phương án tối ưu giúp DN đạt mục tiêu đề ra. Theo Lê Thị Hương (2017), chức năng ra quyết định yêu cầu các nhà quản lý cần lựa chọn một giải pháp hợp lý nhất trong số các giải pháp đề xuất. Với chức năng lập kế hoạch các nhà quản lý cần xây dựng các mục tiêu chiến lược cho DN và vạch ra các bước cụ thể để thực hiện các mục tiêu đó. Với chức năng tổ chức thực hiện các nhà quản lý cần quyết định cách sử dụng hợp lý nhất các nguồn lực của DN để đạt được các kế hoạch đã đề ra. Với chức năng kiểm tra và đánh giá, các nhà quản lý cần so sánh báo cáo thực hiện với các số liệu kế hoạch để bảo đảm cho các bộ phận trong DN thực hiện đúng các mục tiêu đã xác định.

2.2. Lý thuyết nền tảng 2.2.1. Lý thuyết ngẫu nhiên 2.2.1. Lý thuyết ngẫu nhiên

Lý thuyết ngẫu nhiên hay còn gọi là lý thuyết bất định. Khi tiếp cận ngẫu nhiên KTQTCP phải dựa trên giả thuyết không có một hệ thống KTQTCP tổng quát nào có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức trong mọi trường hợp. Lý thuyết ngẫu nhiên cho thấy rằng tính năng đặc biệt của hệ thống KTQTCP thích hợp sẽ phụ thuộc vào các hoàn cảnh cụ thể, sự hiệu quả của hệ thống KTQTCP phụ thuộc vào yếu tố bên trong và bên ngoài DN, cho thấy môi trường kinh doanh, chiến lược, cơ cấu tổ chức cũng như văn hoá sẽ ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định lựa chọn trong DN. Các nhân tố chiến lược kinh doanh, quy định pháp lý, trình độ nhân viên kế toán DN, quy mô sản xuất, hình thức sản xuất đều chịu sự tác động từ lý thuyết ngẫu nhiên, trong ngành khai thác đá chịu ảnh hưởng từ các quy định của Nhà nước, phụ thuộc vào nguồn tài nguyên, chất lượng và sản lượng khai thác, chính vì thế DN luôn đề ra các chiến lược ngắn hạn và dài hạn để có thể tồn tại và phát triển.

2.2.2. Lý thuyết đại diện

Nội dung lý thuyết đại diện bao gồm các mối quan hệ giữa người quản lý và nhà đầu tư, giữa người quản lý cấp cao và các cấp thấp, và giữa người quản lý với người trực tiếp sử dụng nguồn lực. Trong DN luôn tồn tại mối quan hệ giữa người chủ DN với người điều hành, được thoả thuận thông qua hợp đồng quy

21

định các lợi ích giữa hai bên, để có thể đạt được các mục tiêu, chủ DN và nhà quản lý phải sử dụng thông tin từ KTQTCP về kế hoạch, dự toán, sử dụng nguồn lực. Các nhân tố như nhận thức về KTQTCP, trình độ nhân viên kế toán sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng thông tin KTQTCP của các cấp lãnh đạo, nhà điều hành, và chủ DN.

2.2.3. Lý thuyết quan hệ lợi ích và chi phí

Khi tiến hành một dự án hoặc khi đưa ra một quyết định kinh doanh thì phải so sánh giữa lợi ích nhận được và chi phí bỏ ra từ quyết định đó, phải tính được toàn bộ chi phí bỏ ra, luôn đảm bảo nguyên tắc lợi ích mang lại phải luôn lớn hơn chi phí bỏ ra. Các nhà quản trị luôn phải tuân thủ lý thuyết này để đảm bảo đạt được lợi ích tối đa cho DN. Mỗi DN sẽ có nhu cầu thông tin khác nhau, thông tin của KTQTCP trong việc vận dụng lý thuyết này được cung cấp cho nhà quản trị phải đảm bảo thực hiện được các mục tiêu chung của DN.

2.2.4. Lý thuyết hợp pháp

Theo Elkington, J. (1997), lý thuyết hợp pháp cho rằng, hoạt động của tổ chức phải theo các giá trị hay các chuẩn mực xã hội mà tổ chức đó hoạt động. Việc các tổ chức không tuân thủ các giá trị hay chuẩn mực xã hội có thể dẫn tới những khó khăn cho tổ chức đó, trong việc đạt được sự ủng hộ của cộng đồng để tiếp tục hoạt động. DN phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến ngành nghề, và trách nhiệm của DN đối với xã hội. DN chịu sự quản lý của các cấp từ Chính Phủ xuống địa phương. Dựa vào lý thuyết hợp pháp để áp dụng vào KTQTCP của DN. Nhân tố quy định pháp lý, kiểm soát chi phí môi trường, chịu tác động nhiều từ lý thuyết hợp pháp, sự giám sát của Nhà nước liên quan đến các vấn đề về môi trường như khí thải, chất xả thải, tiếng ồn. Trong lĩnh vực khai thác khoáng sản có nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến tài nguyên môi trường, luôn là ngành chịu sự giám sát chặt chẽ từ cơ quan Nhà nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp khai thác đá ở bình dương (Trang 27)