Đối với cấp trên

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ THỎA MÃN TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á.PDF (Trang 77 - 78)

Để người lao động cảm nhận được sự quan tâm của cấp trên, trước hết cấp trên cần hiểu rõ hơn về người lao động của mình. Việc tìm hiểu này có thể thực hiện vào khoảng thời gian ngoài giờ làm việc như những buổi giao lưu hợp mặt, tiệc tùng hoặc cũng có thể thực hiện ngay trong giờ làm việc trong những lúc rãnh việc. Cấp trên cần trao đổi thẳng thắn, tìm hiểu về sở thích, điểm mạnh, điểm yếu của người lao động trong công việc cũng như trong cuộc sống đời tư. Chỉ khi hiểu rõ người lao động của mình thì cấp trên mới có thể thể hiện sự quan tâm của mình đối với người lao động cấp dưới một cách phù hợp. Kết quả là sự quan tâm này chắc chắn sẽ nhận được sự trân trọng của người lao động nhận được sự quan tâm đó.

Song song với việc thực sự quan tâm đến người lao động của mình, cấp trên cũng cần phải ghi nhận đóng góp của người lao động cấp dưới khi họ đạt được các mục tiêu đã đề ra. Những lời động viên và tán dương sẽ không bao giờ dư thừa khi cấp trên muốn cấp dưới của mình làm việc tốt hơn. Cấp trên cũng không được thiên vị trong đối xử giữa các người lao động cấp dưới chỉ vì lý do cá nhân hay vì người lao động nào đó hay a dua mình.

Người lao động cấp dưới chỉ thực sự phục cấp trên của mình khi cấp trên thực sự có tài năng lãnh đạo và kiến thức chuyên môn giỏi. Do vậy, nhà quản lý/ lãnh đạo cần phải không ngừng học hỏi nâng cao cả hai năng lực lãnh đạo và kiến thức chuyên môn. Khi cần thiết phải thể hiện cho người lao động cấp dưới thấy được tài năng của mình.

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ THỎA MÃN TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á.PDF (Trang 77 - 78)