Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ THỎA MÃN TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á.PDF (Trang 62 - 63)

Các nhân tố hình thành từ quá trình phân tích nhân tố gồm “thu nhập, cơ hội đào tạo và thăng tiến, cấp trên, đồng nghiệp, đặc điểm công việc, điều kiện làm việc, phúc lợi” được khẳng định là phù hợp và được đưa vào phân tích để kiểm định mô hình. Phân tích tương quan sẽ được thực hiện để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành phần vào phương trình hồi quy, kết quả phân tích hồi quy dùng để kiểm định các giả thuyết.

Phần này sẽ trình bày các kết quả kỹ thuật thống kê nhằm đánh giá tác động của các nhân tố lên sự thỏa mãn công việc của người lao động tại DongA Bank. Vì các kết luận dựa trên hàm hồi quy tuyến tính thu được chỉ có ý nghĩa khi hàm hồi quy đó phù hợp với dữ liệu mẫu và các hệ số hồi quy khác 0 có ý nghĩa, đồng thời các giả định của hàm hồi quy tuyến tính phải được đảm bảo. Do đó, trước khi tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính đa biến, mối tương quan tuyến tính giữa các biến cần phải được xem xét, kiểm định các giả định của hàm hồi quy, sau đó tiến hành kiểm định độ phù hợp của mô hình và kiểm định ý nghĩa của các hệ số hồi quy.

Giả định các nhân tố tác động vào sự thỏa mãn trong công việc của người lao động tại DongA Bank có tương quan tuyến tính, ta có phương trình hồi quy cho mô hình lý thuyết như sau:

Sự thỏa mãn = β0 + β1x Thu nhập + β2 x Cơ hội đào tạo và thăng tiến + β3 x Cấp trên + β4 x Đồng nghiệp + β5 x Đặc điểm công việc + β6 x Điều kiện làm việc + β7 x Phúc lợi + 

(Trong đó: o : hằng số hồi quy, i: trọng số hồi quy,  : sai số)

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ THỎA MÃN TRONG CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐÔNG Á.PDF (Trang 62 - 63)