KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN :

Một phần của tài liệu cụ thể hóa chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học của bộ giáo dục và đào tạo trong quản lý trường trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh (Trang 107 - 111)

- Nếu P < 0,05 thì kiểm nghiệm F có sự khác biệt ý nghĩa thống kê giữa các

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN :

Từ kết quả nghiên cứu và lý luận thực tiễn của đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau :

Quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là cơ sở pháp lý quan trọng để các trường THPT cụ thể hóa vào quá trình quản lý và việc đánh giá giáo viên theo chuẩn này là một cách tiếp cận với cách quản lý giáo dục hiện đại. Quản lý giáo viên theo chuẩn là một cách để đánh giá năng lực quản lý thực tiễn và khả năng hòa nhập của đội ngũ CBQL và giáo viên ngành giáo dục trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Đổi mới QLGD là một trong những giải pháp lớn để phát triển GD – ĐT trong thời kì CNH – HĐH đất nước. Đổi mới QLGD gắn liền với đổi mới quản lý trường học, đặc biệt là đổi mới công tác quản lí giáo viên trong các nhà trường phổ thông.

Qua khảo sát thực trạng quản lý giáo viên THPT tại thành phố Hồ Chí Minh theo chuẩn giáo viên Trung học cho các kết quả sau :

- Tính phù hợp của những tiêu chí Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống được đánh giá cao với tỷ lệ lớn hơn 97%.

- Tính phù hợp của các tiêu chí cụ thể của Năng lực dạy học được đánh giá với tỷ lệ lớn hơn 95,8%.

- Tính phù hợp các tiêu chí cụ thể của Năng lực phát triển nghề nghiệp được đánh giá cao ở phần lớn các nội dung với tỷ lệ hơn 97%

- Mức độ cán bộ quản lý quan tâm đến các tiêu chuẩn Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống được đánh giá khá cao với 100% các tiêu chí có trung bình ( TB) từ 3,37 đến 3,58.

- Mức độ cán bộ quản lý quan tâm đến các tiêu chuẩn Năng lực dạy học được đánh giá khá cao với 100% các tiêu chí có TB từ 3,08 đến 3,47.

- Mức độ cán bộ quản lý quan tâm đến các tiêu chuẩn Năng lực phát triển nghề nghiệp được đánh giá khá cao với 100% các tiêu chí có TB từ 3,24 đến 3,44.

- Mức độ cán bộ quản lý thực hiện công việc trong trường được đánh giá khá cao với 100% các tiêu chí có TB từ 3,31 đến 3,56.

- Đánh giá của học sinh về kết quả việc dạy ở trường THPT là khá cao 100% các tiêu chí có TB từ 3,14 đến 4,07.

Qua đó, cho thấy mức độ đánh giá của giáo viên và CBQL về việc cán bộ quản lý quan tâm đến các tiêu chuẩn của chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là khá cao và không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về nhiều tiêu chí. Việc đánh giá của học sinh có sự tương tự về kết quả so với đánh giá của CBQL và giáo viên, điều này nói lên sự cần thiết của việc cụ thể hóa chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học hiện nay.

Các biện pháp cải tiến quản lý của hiệu trưởng trên cở sở cụ thể hóa chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học của Bộ GD&ĐT mà đề tài đề xuất được xây dựng trên cơ sở : Lý luận về quản lý GD, quản lí trường học, quản lí dạy học, trên cơ sở thực trạng quản lý giáo viên tại các trường THPT ở Tp HCM và Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) :

- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho Cán bộ Quản lý, giáo viên và học sinh nhà trường về ý nghĩa, tầm quan trọng và những vấn đề có liên quan đến việc quản lý

- Biện pháp 2: Tăng cường nâng cao ý thức chính trị, tổ chức và tâm lý xã hội trong giáo viên

- Biện pháp 3: Tố chức bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp - Biện pháp 4: Tăng cường chỉ đạo cải tiến, đổi mới phương pháp dạy

- Biện pháp 5: Nâng cao hiệu quả sử dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy ở trường THPT

- Biện pháp 6: Xây dựng phong trào tự học, phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh

- Biện pháp 7: Cải tiến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh - Biện pháp 8: Cải tiến công tác giáo viên chủ nhiệm

- Biện pháp 9: Tăng cường tập dượt nghiên cứu khoa học và nâng cao hiệu quả hoạt động ngoài giờ trên lớp

- Biện pháp 10: Cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp

- Biện pháp 11: Đổi mới việc đánh giá kết quả học tập của học sinh - Biện pháp 12: Xây dựng, củng cố và sử dụng có hiệu quả cở sở vật

chất, hiện đại hóa trang thiết bị dạy học

- Biện pháp 13: Cải tiến công tác thi đua khen thưởng và xây dựng các chính sách ưu đãi và khuyến khích giáo viên

KIẾN NGHỊ :

Để HT các trường THPT có thể thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các biện pháp QLDH trong nhà trường nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện, chúng tôi xin kiến nghị :

Đối với Hiệu trưởng trường THPT ở thành phố Hồ Chí Minh :

- Tổ chức thực hiện quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT)

- Thường xuyên học hỏi nâng cao nhận thức và năng lực quản lý.

- Xây dựng tập thể đoàn kết, nề nếp, kỉ cương, trách nhiệm thực hiện tốt qui chế dân chủ trong nhà trường.

- Nâng cao nhận thức cho GV, cán bộ công chức và đảm bảo đội ngũ GV có điều kiện để chuẩn hóa và nâng trên chuẩn.

- Chỉ đạo cải tiến phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp; xây dựng phong trào tự học và hoạt động ngoại khóa.

- Tăng cường công tác xã hội hóa GD, thu hút các nguồn lực nhằm tăng cường CSVC trang thiết bị hiện đại phục vụ cho dạy và học.

Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo ở thành phố Hồ Chí Minh :

- Tổ chức thực hiện việc cụ thể Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

- Tác động nâng cao ý thức, nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý. Tạo điều kiện cho họ nâng cao năng lực quản lý trường học.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra đánh giá hoạt động quản lý theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường THPT.

- Tăng cường CSVC và hiện đại hóa trang thiết bị dạy học cho các trường THPT.

Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo :

- Sớm có chỉ đạo về việc triển khai Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT).

- Tiến hành việc đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại.

- Đổi mới nâng cao chất lượng công tác quản lý nhà giáo và cán bộ QLGD theo chuẩn.

- Xây dựng và hoàn thiện một số chính sách chế độ đối với đội ngũ nhà giáo, cán bộ QLGD.

- Cải tiến qui trình đánh giá thi cử cho phù hợp với nội dung chương trình cấp học và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của GV và HS.

Một phần của tài liệu cụ thể hóa chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học của bộ giáo dục và đào tạo trong quản lý trường trung học phổ thông tại thành phố hồ chí minh (Trang 107 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)