THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG THPT Ở
TP. HỒ CHÍ MINH
2.1.Đặc điểm của trường THPT tại TP.Hồ Chí Minh
Qui mô trường lớp Trung học phổ thông:
Năm học 2009-2010 : có 90 trường Công lập và 60 trường dân lập với tổng số lớp 4437 (1608 lớp 10, 1479 lớp 11, 1350 lớp 12)
- Kết quả khảo sát và đánh giá về thư viện trường học, ở cấp THPT có 86,04% (111/129) thư viện trường học đạt chuẩn (22 xuất sắc, 53 tiên tiến, 36 đạt chuẩn, 18 chưa đạt chuẩn )
- Kết quả khảo sát đánh giá về công tác thiết bị dạy học và tổ chức thực hành thí nghiệm, ở cấp THPT có 98% (101/103) trường THPT đạt chuẩn (22 tốt, 53 khá, 36 trung bình, 18 loại yếu).
- Các trường đạt chuẩn quốc gia : 2 trường THPT đảm bảo các chuẩn theo quy định, chất lượng dạy và học tốt. Các trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia đều đảm bảo yêu cầu cao theo các tiêu chuẩn được quy định bởi quyết định số 27/2001/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Số liệu Giáo viên và Học Sinh Trung học phổ thông:
Năm học 2009 - 2010 : có 10111 giáo viên và 185032 học sinh (lớp 10 : 68038, lớp 11 : 62627, lớp 12 : 54367)
Về chất lượng và hiệu quả của giáo dục phổ thông
Thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhà trường trung học tiên tiến, đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy học. Các hoạt động giáo dục (ngoài giờ lên lớp, giáo dục hướng nghiệp, giảng dạy nghề phổ thông…) được các trường tổ chức thực hiện đầy đủ và chất lượng.
Giáo dục trung học đã nhân rộng phong trào xây dựng trường học thân thiện - HS tích cực và đạt được những kết quả tốt đẹp. Từng trường học đã chú ý xây dựng môi trường sư phạm sạch đẹp, phòng học khang trang, đạt chuẩn; tăng cường mối quan hệ bình đẳng, dân chủ trong hội đồng sư phạm, nâng cao ý thức tự giác trong cán bộ, GV, thân thiện với HS trong quá trình dạy học; tổ chức các
hoạt động tập thể nhằm giáo dục toàn diện và phát huy tính tích cực trong HS. Phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động xã hội … đã được các trường tổ chức sôi nổi, thu hút trên 97% HS tham gia.
Các trường tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Ban Giám hiệu các trường đã tổ chức thực hiện hiệu quả phương pháp dạy học cá thể, tự chủ về thời lượng, dạy sát đối tượng HS, tổ chức soạn giáo án tập thể và kiểm tra chung. Hầu hết các trường đều đã sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học, quản lý. Với sự hỗ trợ của Intel và Microsoft, phương pháp dạy học mới thông qua công nghệ thông tin đã làm cho nhà trường đổi mới mạnh mẽ, thầy thích dạy, HS thích học, giảm thiểu tình trạng quá tải trong nhà trường.
Các trường chuyên cũng không ngừng vượt khó để nâng cao chất lượng đào tạo, phát triển năng khiếu, bồi dưỡng nhân tài. Năm học 2009 - 2010 thành phố có 3 học sinh đạt giải quốc tế (1 huy chương bạc môn toán, 1 huy chương bạc môn sinh, 1 huy chương bạc môn hóa) và có 106 HS đạt giải HS giỏi quốc gia, tăng so với năm học trước (năm học 2008 - 2009 là 99 giải).
Đối với xã hội, địa phương, giáo dục trung học là lực lượng nòng cốt của ngành trong việc tham gia phong trào xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Trong năm học 2009 - 2010, số lượng HS vi phạm luật giao thông giảm, phong trào giữ gìn vệ sinh trường lớp và môi trường sư phạm, văn minh trong giao tiếp đã được các trường thực hiện có kế hoạch, có tổ chức và có kiểm tra đánh giá.
Năm học 2009 - 2010 : có 94,62% học sinh tốt nghiệp THPT, có 11,88% học sinh đạt tốt nghiệp loại khá giỏi, có 18 trường THPT đạt tốt nghiệp 100% : 11 trường Công lập và 7 trường Ngoài Công lập.
2.2.Đánh giá của giáo viên và cán bộ quản lý về công tác quản lý dạy học ở trường THPT theo chuẩn nghề nghiệp
Một số tham số nghiên cứu :
Giới tính N % Nam 97 36,9 Nữ 166 63,1 Dạy môn N % Toán 51 19,4 Lịch sử 13 4,9 Địa lý 17 6,5 Vật lý 21 8,0 Hóa học 27 10,3
Giáo dục công dân 9 3,4
Sinh vật 23 8,7 Văn 39 14,8 Anh văn 37 14,1 Thể dục 6 2,3 Kỹ thuật 4 1,5 Mỹ thuật 1 0,4 Nhạc - Họa 1 0,4 Công nghệ 4 1,5 Tin học 9 3,4 Giáo dục quốc phòng 1 0,4 Hiện là N % Giáo viên 181 68,8
Tổ trưởng chuyên môn 33 12,5 Hiệu trưởng /Hiệu phó 4 1,5
Không ghi 45 17,1
Thâm niên N %
Không ghi 6 2,3
Dưới 5 năm 71 27,0
Từ 11 đến 15 năm 32 12,2
Từ 16 đến 20 năm 21 8,0
Trên 20 năm 39 14,8
Kết quả nghiên cứu thực trạng : Ghi chú:
Một số từ viết tắt trong các bảng: - ĐLTC: độ lệch tiêu chuẩn - TB: trung bình cộng
- N: số khách thể tham gia nghiên cứu
2.2.1.Đánh giá tính phù hợp các tiêu chí cụ thể
Bảng 2.1. Đánh giá tính phù hợp các tiêu chí cụ thể của Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Nội dung N % Thứ
bậc
Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị
Gắn bó với đất nước và nhân dân 257 97,7 3
Mong muốn đất nước ngày càng thịnh vượng 256 97,3 4
Đóng góp công sức để xây dựng xã hội công bằng – dân chủ -
văn minh 255 97,0 5
Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; 258 98,1 2
Tham gia tích cực các hoạt động chính trị - xã hội; 255 97,0 5
Thực hiện nghĩa vụ công dân 260 98,9 1
Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp
Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; 256 97,3 5
Chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của
ngành; 260 98,9 2
Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm 261 99,2 1
Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo 260 98,9 2
Sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh 259 98,5 4
Thương yêu, tôn trọng học sinh 261 99,2 1
Đối xử công bằng với học sinh 258 98,1 3
Giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập tốt 260 98,9 2
Giúp học sinh khắc phục khó khăn để rèn luyện tốt 258 98,1 3
Tiêu chí 4. Ứng xử với đồng nghiệp
Đoàn kết với đồng nghiệp 259 98,5 2
Hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp 258 98,1 3
Có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu
giáo dục 261 99,2 1
Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong
Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc
và môi trường giáo dục; 261 99,2 1
Có tác phong mẫu mực 260 98,9 2
Có phương pháp làm việc khoa học 259 98,5 3
Qua kết quả của bảng 2.1 cho thấy đánh giá tính phù hợp của những tiêu chí Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, Ứng xử với học sinh, Ứng xử với đồng nghiệp và Lối sống, tác phong được cụ thể hóa từ tiêu chuẩn nghề của giáo viên TH do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành. Tính phù hợp của những tiêu chí này được đánh giá với tỷ lệ lớn hơn 97%.
Bảng 2.2. Đánh giá tính phù hợp các tiêu chí cụ thể của Năng lực dạy học
Nội dung N % Thứ
bậc
Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học
Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy
học với giáo dục 260 98,9 2
Xác định rõ mục tiêuphù hợp với đặc thù môn học 258 98,1 7
Xác định rõ nội dungphù hợp với đặc thù môn học 257 97,7 8
Xác định rõ phương phápdạy học phù hợp với đặc thù môn
học, 257 97,7 8
Xác định rõ mục tiêuphù hợp với đặc điểm học sinh 257 97,7 8
Xác định rõ nội dungphù hợp với đặc điểm học sinh 256 97,3 11
Xác định rõ phương phápdạy học phù hợp với đặc điểm học
sinh 261 99,2 1
Xác định rõ nội dungphù hợp với môi trường giáo dục 260 98,9 2
Xác định rõ phương phápdạy học phù hợp với môi trường
giáo dục 259 98,5 6
Phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát
huy tính tích cực nhận thức của học sinh. 260 98,9 2
Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học
Làm chủ kiến thức môn học 260 98,9 2
Đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, 261 99,2 1
Vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản,
hiện đại, thực tiễn 253 96,2 3
Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn học
Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thứcđược quy
định trong chương trình môn học 254 96,6 3
Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kĩ năng được quy
định trong chương trình môn học 252 95,8 2
Thực hiện nội dung dạy học theo yêu cầu về thái độđược quy
định trong chương trình môn học 254 96,6 1
Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học
Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính
tích cựccủa học sinh 257 97,7 2
Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính
chủ độngcủa học sinh 256 97,3 2
Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính
sáng tạocủa học sinh 256 97,3 5
Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát triển
năng lực tự họccủa học sinh 255 97,0 2
Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát triển
năng lực tư duy của học sinh 256 97,3 1
Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học
Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học 260 98,9 1
Sử dụng hiệu quả bảng đen 258 98,1 5
Sử dụng hiệu quả sơ đồ 234 89,0 6
Sử dụng hiệu quả tranh ảnh, bản đồ 232 88,2 8
Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học tự làm 225 85,6 3
Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học có sẵn ở trường 255 97,0 9
Sử dụng hiệu quả các băng hình 228 86,7 4
Sử dụng hiệu quả trình chiếu máy tính 252 95,8 2
Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập
Tạo dựng môi trường học tập dân chủ 257 97,7 1
Tạo dựng môi trường học tập thân thiện 259 98,5 1
Tạo dựng môi trường học tập hợp tác, cộng tác 259 98,5 1
Tạo dựng môi trường học tập thuận lợi 259 98,5 6
Tạo dựng môi trường học tập an toàn 257 97,7 4
Tạo dựng môi trường học tập lành mạnh. 258 98,1 4
Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm
chính xác 258 98,1 6
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu
cầu toàn diện 255 97,0 1
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu
cầu công bằng 258 98,1 1
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu
cầu khách quan 258 98,1 1
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu
cầu công khai 258 98,1 7
Phát triển năng lực tự đánh giácủa học sinh 252 95,8 5
Sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động
dạy và học. 256 97,3 4
Tiêu chí 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh
Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách
chính xác có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh
257 97,7 1
Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách
khách quan có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của
học sinh 257 97,7 1
Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách
công bằngcó tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh.
257 97,7 3
Qua kết quả của bảng 2.2 cho thấy đánh giá tính phù hợp của những tiêu chí Xây dựng kế hoạch dạy học, Đảm bảo kiến thức môn học, Đảm bảo chương
trình môn học, Vận dụng các phương pháp dạy học, Xây dựng môi trường học tập, Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS, Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của HS được cụ thể hóa từ tiêu chuẩn nghề của GV trung học do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành. Tính phù hợp của những tiêu chí này được đánh giá với tỷ lệ lớn hơn 95,8%. Nhưng tiêu chí Sử dụng các phương tiện dạy học chưa được đánh giá cao, trong đó Sử dụng hiệu quả phim trong đạt tỷ lệ 73% và Sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học tự làm đạt tỷ lệ 85,6% và Sử dụng hiệu quả các băng hình đạt tỷ lệ 86,7%, điều này chứng tỏ việc sử dụng phương tiện dạy học chưa được quan tâm nhiều và chưa đồng bộ và một số phương tiện không còn phù hợp và không còn đáp ứng yêu cầu cải tiến phương pháp dạy học.
Bảng 2.3. Đánh giá tính phù hợp các tiêu chí cụ thể của Năng lực phát triển nghề nghiệp
Nội dung N % Thứ
bậc
Tiêu chí 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện
Có ý thức tự đánh giá bản thân 249 94,7 4
Có ý thức tự học 255 97,0 3
Có ý thức tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức 257 97,7 2
Có ý thức rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng
cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục 259 98,5 1
Qua kết quả của bảng 2.3 cho thấy đánh giá tính phù hợp của những tiêu chí Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện được cụ thể hóa từ tiêu chuẩn nghề của GV trung học do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành. Tính phù hợp của những tiêu chí này được đánh giá với tỷ lệ hơn 94,7%, trong đó tiêu chí Có ý thức rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục đạt 98,5%. Điều này chứng tỏ, tầm quan trọng của năng lực phát triển nghề nghiệp có vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục toàn diện của mỗi trường.
Để tiện việc so sánh giữa các tham số của khách thể nghiên cứu, khách thể đánh giá các tiêu chí được cộng gộp và tính trung bình cộng cho từng tiêu chí
Bảng 2.4. Đánh giá tổng hợp tính phù hợp các tiêu chí cụ thể của Tiêu chuẩn Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống
Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống N Thứ bậc Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị 256 5 Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp 259 2 Tiêu chí 3. Ứng xử với học sinh 259 2 Tiêu chí 4. Ứng xử với đồng nghiệp 259 2 Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong 260 1 Qua kết quả của bảng 2.4 cho thấy đánh giá tổng hợp tính phù hợp của những tiêu chí cụ thể của Tiêu chuẩn Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống theo các thứ bậc sau: Tiêu chí 5: Lối sống, tác phong (thứ bậc 1), Tiêu chí 2 : Đạo đức nghề nghiệp (thứ bậc 2), Tiêu chí 3 : Ứng xử với học sinh (thứ bậc 2), Tiêu chí 4 : Ứng xử với đồng nghiệp (thứ bậc 2), Tiêu chí 1: Phẩm chất chính trị (thứ bậc 5).
Điều này chứng tỏ những tiêu chí trên đã đánh giá đúng đặc thù lao động của nhà giáo : lối sống, tác phong của người GV luôn được quan tâm chính. Và yêu cầu về có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục được xếp thứ bậc cao nhất (thứ bậc 1).
Một người thầy không chỉ đơn thuần là người dạy chữ nghĩa, truyền đạt kiến thức mà còn phải là tấm gương đạo đức để học sinh noi theo. Vì thế các tiêu chí đạo đức nghề nghiệp, ứng xử với đồng nghiệp, ứng xử với HS cùng được xếp ở thứ bậc 2 là thể hiện mối quan tâm của GV luôn có ý thức kỷ luật, đoàn kết giúp đỡ đồng nghiệp và có tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, với công việc;