CỨU TÁC PHẨM

Một phần của tài liệu thực, ảo trong liêu trai chí dị (Trang 28 - 31)

CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA BỒ TÙNG LINH

CỨU TÁC PHẨM

trong những biểu hiện cụ thể của ý thức ấy, nó tạo cho ý thức nghệ thuật một dạng tồn tại vật chất, "khuôn khổ hóa" cái vô hạn, "xác định hóa" cái vô hình. Vì vậy, nó chính là ý

29

thức nghệ thuật và nó được gắn liền với xúc cảm nghệ thuật. Cảm quan nghệ thuật này tùy thuộc và bộc lộ rõ đặc điểm, phong cách đối tượng. Tác phẩm văn học, vì vậy là một tồn tại mang dáng dấp phong cách cá nhân, là sự hội tụ những đặc điểm hình thức độc đáo, riêng biệt xuất hiện trong sự lặp lại có phát triển trên một loạt những văn bản tác phẩm của nhà văn.

Đối với tác phẩm văn học, nội dung bao gồm: phản ánh và bộc lộ.

Ở bình diện phản ánh, ta bắt gặp một hiện thực nào đấy được nhận thức thông qua sự chọn lọc, trình bày, đánh giá chủ quan của tác giả. Ở bình diện bộc lộ, tác giả bày tỏ một thái độ nhận thức, thái độ tình cảm cá nhân rõ rệt.

Tác phẩm văn học chính là đứa con tinh thần của nhà văn, là nơi tác giả biểu hiện một lý tưởng, một quan niệm thẩm mỹ về nghệ thuật. Quan niệm nghệ thuật thường trở thành một tư tưởng thẩm mỹ chi phối tư tưởng cơ bản của tác phẩm, tư tưởng cơ bản trong sáng tạo nghệ thuật của mỗi nhà văn, của mỗi giai đoạn văn học hay một thời đại văn học.

Quan niệm nghệ thuật thể hiện ở việc tổ chức tác phẩm, xây dựng các hình tượng

nghệ thuật và ở việc lựa chọn các vấn đề phản ánh.

Quan niệm nghệ thuật là "nguyên tắc cắt nghĩa thế giới và con người vốn có của

hình thức nghệ thuật, đảm bảo cho nó khả năng thể hiện đời sống với một chiều sâu nào

đó, là sự miêu tả hữu hạn của thế giới vô hạn, là cuộc đời; hình tượng văn học phải được

mở đầu và kết thúc ở đâu đó, con người và cảnh vật phải được nhìn ở góc độ nào đó.

Để tái hiện cuộc sống con người, tác giả phải hiểu cách họ giao tiếp với nhau, với

thế giới và với bản thân, cách họ sống, hành động và suy nghĩ, điều họ quan tâm và

không quan tâm trong cuộc đời. Tổng hợp tất cả mọi điều đó tạo thành cái mô hình nghệ

thuật về thế giới và con người bao quát mà tác giả xuất phát để khắc họa hình tượng của

những con người và số phận cụ thể tổ chức quan hệ của các nhấn vật, giải quyết xung

30

Quan niệm nghệ thuật thể hiện cái giới hạn tối đa trong cách hiểu thế giới và con

người của một hệ thống nghệ thuật, thể hiện khả năng, phạm vi, mức độ chiếm tính đời

sống của nó. Quan niệm nghệ thuật là hình thức bên trong của sự chiếm lĩnh đời sống, là

hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắn với các phạm trù phường pháp

sáng tác, phong cách nghệ thuật và làm thành thước đo của hình thức văn học và cờ sở

của tư duy nghệ thuật". (26.222)

Trong mấy thập niên qua, giới nghiên cứu đã xem quan niệm nghệ thuật là khái niệm quan ữọng bậc nhất trong quá trình thay đổ hệ hình tư duy nghiên cứu khoa học.

Nghệ thuật là tôi, khoa học là chúng ta, tác phẩm nghệ thuật là nơi thể hiện tập trung nhất, cao nhất tư duy sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, là nơi tác giả thể hiện cuộc sống bằng nghệ thuật, khám phá cuộc sống bằng hình tượng,

Quan niệm nghệ thuật về con người và thế giới thường nằm trong cơ câu nội tại và trong hệ thống hình tượng mà tác giả đã xây dựng và sáng tạo, quan niệm nghệ thuật thường trở thành một tư tưởng thẩm mỹ chi phối tư tưởng cơ bản của tác phạm, tư tưởng cơ bản sáng tạo nghệ thuật của mỗi nghệ sĩ của một giai đoạn văn học hay một thời đại văn học.

Quan niệm nghệ thuật quyết định việc xây dựng thế giới nghệ thuật của những nghệ sĩ (nhà văn), quan niệm nghệ thuật của nhà văn được cụ thể hóa bằng nhiều thành tố trong một chỉnh thể: không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật về con người ... Mỗi tác giả, tùy thuộc vào, thiên hướng, năng khiếu, trình độ văn hóa, trình độ nhận thức cuộc sống, sự từng trải vốn sống và tình cảm mà xây dựng nên một tác phẩm văn học mang đậm dấu ấn của phong cách cá nhân. Một nhà văn đích thực là người đem đến một tiếng nói lạ trong tác phẩm của mình.

Nghiên cứu tác phẩm văn học, trước hết tìm hiểu về quan niệm của nhà văn là một hướng đi đúng, là con đường ngắn nhất để "giải mã" các tín hiệu nghệ thuật của chủ thể sáng tạo.

31

2.2.2.MỘT QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT MỚI MẺ VÀ TÁO BẠO

Một phần của tài liệu thực, ảo trong liêu trai chí dị (Trang 28 - 31)