4.2.THẾ GIỚI ẢO TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ

Một phần của tài liệu thực, ảo trong liêu trai chí dị (Trang 62 - 84)

CHƯƠNG 4: THẾ GIỚI ẢO TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ

4.2.THẾ GIỚI ẢO TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ

nặn bởi trí tưởng tượng của nhà văn. Trong chỉnh thể nghệ thuật ấy, chúng giữ nhiều

chức năng nhất định, nhưng không tách rời nhau. Cái kỳ ảo được sử dụng trong tác

phẩm cũng không nằm ngoài quy luật chung đó." (4.143)

Trong Liêu trai chí d, cái kỳ ảo xuất hiện trong hầu hết các thiên truyện ngắn. Nó được coi là phương thức để tác giả tái hiện cuộc sống và những tư tưởng, đạo lý của cuộc

63

đời. Được sử dụng như là phương thức nghệ thuật, nó có giá trị tôn tạo khám phá hiện thực, cuốn hút độc giả tham gia tạo nghĩa cho tác phẩm.

Nhờ có yếu tố kỳ ảo, cái hiện thực được soi sáng hơn, độc giả buộc phải suy nghĩ để rút ra những nhận thức mới. Sử dụng cái kỳ ảo như là một phương thức nghệ thuật, Bồ Tùng Linh đã thành công trong việc khám phá và phản ánh hiện thực, chiếu rọi vào hiện thực một luồng ánh sáng mới cho phép nhận diện xã hội sâu sắc hơn. Trong Liêu trai cái kỳ ảo được sử dụng không nhằm mục đích tạo ra sự ly kỳ rùng rợn, không hướng độc giả vào những câu chuyện kỳ dị, hoang đường mà nó hòa đồng vào cái phương thức phản ánh khác đem đến cho tác phẩm cái không khí hấp dẫn mới lạ, hư hư thực thực. Độc giả không còn phải quan tâm đến cái cảm giác tin hay không tin vào những chuyện lạ lùng, ma quái hoặc sợ hãi. Họ buộc phải suy gẫm, cái đọng lại cuối cùng chính là cái phần chìm của tảng băng kỳ ảo.

Trong Liêu trai, hai thế giới thực - ảo đan xen, hòa quyện, gắn bó với nhau trong một quan hệ hô ứng, song hành, cái thực hóa ra ảo, còn ảo lại thực hơn bao giờ hết.

Chuyện xảy ra trong Liêu trai bao giờ cũng được bắt đầu bằng những tên người, địa hình cụ thể nhưng thực ra lại chẳng gợi lên một địa chỉ cụ thể nào hết.

"Ông tổ của anh rể tôi" (Khảo thành hoàng), "Lại bộ thượng thư họ Ân ở Lịch Thành" (Hồ Giá Nữ), "Khổng Tuyết Lạp, dòng dõi của Đức Khổng Tử" (Kiều Na) , "Ở Thái Nguyên có họ Cảnh..." (Thanh Phượng), "Thụy Vân là một danh kỹ ở Hàng Châu" (Thụy Vân), "Từ Kế Trường, người Lâm Truy" (thuộc tỉnh Sơn Đông) nhà ở Mạ Phong Trang, phía đông Châu Thành." (Tiểu thất nương), "Đậu Hức tự là Hiển Huy, người Giao Châu" (Liên Hoa công chúa)... Những tôn đất, tên người đó hoàn toàn mang tính tượng trưng, tưởng là thực nhưng lại ảo, làm ra vẻ cụ thể chính xác nhưng thực ra lại chẳng cụ thể chính xác chút nào, "chính là thủ pháp căng rộng kích thước không gian, đẩy nó tới mức phi không gian theo kiểu thi pháp cổ tích. Trong ý nghĩa đó, Liêu trai chí

64

Thế giới ảo trong Liêu trai chính là thế giới nghệ thuật được xây dựng trong chỉnh thể nghệ thuật (tác phẩm) nơi mà nhà văn không chỉ tái hiện cuộc sống, nêu lên những hiểu biết về thế giới, mà còn bày tỏ thái độ chủ quan của mình, nói lên ước mơ khát vọng của mình về thế giới, về cuộc sống. Nó là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Nó được soi sáng bằng một lý tưởng xã hội thẩm mỹ về cái "nên có" bên cạnh cái "hiện có".

Thế giới ảo trong Liêu traiđược kiến tạo bằng những yếu tố không gian, thời gian, những chi tiết kỳ ảo và đặc biệt là bằng hệ thông nhân vật mỹ nữ vốn xuất thân là hồ, ly, ma, quái, hồn cây cỏ, côn trùng thậm chí cả hồn sách, tranh... Nhưng vượt hẳn các câu chuyện chí nhân chí quái truyền kỳ, thế giới ảo đó không tồn tại độc lập, nó luôn luôn song hành với thế giới thực, nó là diện mở rộng của cái thực, nó là khoảnh khắc bay bổng của ước mơ, khát vọng. Suy cho cùng, có cái kỳ ảo nào lại xa lạ với cuộc sống và không bắt nguồn từ cuộc sống ?

Cấu trúc tổ chức của thế giới ảo trong Liêu trai được mượn từ thế giới của con người, cơ cấu bộ máy nhà nước gồm có vua, quan, binh lính, người thiện, người ắc, bất công, phi lý... nó hiện diện khắp nơi: trên trời, dưới nước, âm ty, địa ngục, nhưng nó khác với thế giới thực là những gì không thể thực hiện được ở thế giới thực thì đều có thể làm được ở thế giới ảo. Rõ ràng nhìn cuộc đời qua cái lăng kính của sự kỳ ảo không phải chỉ để nói về cái lạ, nói về chuyện ma quỷ mà rộng hơn là nói về chuyện con người, về chuyện đời thực, để phản ánh một cái nhìn sâu sắc, từng trải về thế thái nhân tình.

Trong truyện Chúc xức, hồn đứa con thoát khỏi xác, biến thành con dế chọi, đem lại cuộc sống vinh hiển cho bố mẹ, không chỉ thể hiện tấm lòng nhân hậu (tác giả muốn mượn cái kết thúc có hậu để giúp những con người yếu đuối, bị áp bức thoát ra khỏi nghịch cảnh) mà nó còn mang "ý nghĩa tố cáo sự tàn bạo của giai cấp thống trị: chúng

không chỉ dày xéo người dân ở kiếp này mà còn lăng nhục họ ở cả kiếp sau, dồn đuổi họ

đến chỗ không còn đường nào khác ngoài việc biến thành đồ chơi mua vui cho chúng."

(68.97)

Thế giới âm phủ được mở ra trước mắt Tịch Phương Bình để anh đi kêu oan cho cha. Ở nợi đó cũng diễn ra cảnh ăn hối lộ, hiếp đáp người thân cô thế cô. Cả Thành

65

Hoàng, cả Diêm Vương đều bị bọn xu nịnh bịt mắt. Cõi âm còn mờ ám hơn cả ở trần thế. Bị ném trở lại dương thế, đầu thai thành đứa trẻ sơ sinh nhưng phẫn uất không bú chỉ khóc, ba ngày sau chết, hồn lại lang thang phiêu dạt tìm cách kêu oan cho cha, cuối cùng gặp được Cửu Vương điện hạ (con trai thượng đế), cứu được cha, hưởng phúc lộc dài lâu. Cái không gian âm phủ mà Bồ Tùng Linh kiến tạo nên trong truyện Tịch Phương Bình cũng chẳng khác gì nơi trần thế, từ vua chí quan đến nha lại rặt một phường tham nhũng như nhau, cái thế giới ảo ấy còn thực hơn, sống động hơn cả hiện thực. ở nơi đó đồng tiền cũng ngự trì chi phối tất cả, thao túng tất cả. Tạo nên cái không gian âm phủ cũng là cách để người đọc nhận diện rõ hơn thế giới thực, khắc họa rõ hơn cái cảnh địa ngục dương gian mà con người phải chịu đựng và cũng là lối thoát để những người chịu oan ức như cha con Tịch Phương Bình đi tìm sự công bằng.

Cái cõi âm trong Ngũ Thu Nguyệt cũng chẳng khác gì cõi dương, cũng quan lại bắt người vô cớ, cũng sai nha vòi của đút lót, nơi ngục tối giam cầm, chọc ghẹo phụ nữ.

Thế giới nơi đảo tiên (Đảo tiên) là nơi xa cách hẳn cõi người, ở đấy có những gái vừa đẹp người, đẹp nết vừa có tài cầm, kỳ, thi, họa, là nơi thử thách bản lĩnh văn chương của chàng thư sinh đỗ đạt Vương Miễn. Trong tất cả các lần đối thơ, văn Vương Sinh đều thất bại thảm hại, lộ rõ chân tướng của kẻ bất tài, vô dụng, nhờ may mà đỗ đạt nhưng lại hợm hĩnh và đầy dẫy những tham vọng tầm thường. Gái thế giới lý tưởng ấy đã "gột rửa" đầu óc của Vương Miễn. Sau khi ở đảo tiên về, Vương trở thành người điềm đạm, khiêm nhường, hết thói hợm hĩnh, lại lo lắng bảo ban con cái. Có thể nói những ngày sống ở cõi tiên, Vương Miễn đã "ngộ" ra nhiều điều, thấy rõ mặt trái của cái bả công danh phong kiến, nó đẩy con người vào vồng khổ ải, làm nô lệ cho những thói hư tật xấu. Trở lại trần gian, càng thấm thìa cái vô nghĩa của cuộc sống trần tục nên sau khi nhìn thấy con thành đạt, cả hai vợ chồng Vương cùng toàn bộ nhà cửa, lâu đài biến mất trong một đêm.

Cõi âm phủ trong Lý Bá Ngôn lại là chốn lý tưởng để thực hiện công lý. Lý Bá Ngôn cương trực, can đảm nên được mời xuống thế vào ngôi Diêm La đang bị khuyết để xử kiện, khi có ý xử thiên vị cho thông gia (mới chỉ là trong suy nghĩ), đột nhiên lửa trên điện bốc cháy xém cả mi nhà, chợt nghe nha lại tâu: "Dưới âm tào khác hẳn trên dương

66

thế, một mảy may tư ý cũng không thể được, phải bỏ ý niệm riêng thì lửa khắc tắt". Sau khi Lý định thần tĩnh tâm, lửa liền tắt ngay.

Thì ra cái thói quen ở chốn dương gian đã nhiễm sâu trong tiềm thức người trần, hễ cứ có chút quyền là lập tức sinh ra tư ý. Lý Bá Ngôn ngay thẳng cương trực là vậy mà cũng không thoát khỏi thói thường, dù sự thiên vị mới chỉ nảy mầm trong suy nghĩ, nhưng nếu không tự giác dập tắt ắt hẳn sẽ bùng lên thành ngọn lửa đốt cháy cả công lý.

Cái không gian ảo trong Liêu trai chí d là chốn non tiên hay cõi âm phủ, dù là "vươn lên" hay "hạ xuống", cũng chỉ là hình thức mở rộng diện phản ánh và đào sâu khả năng chiếm lĩnh cuộc sống của nhà văn. "Lên cao" để có khả năng bao quát toàn vẹn xã hội, cuộc đời, thế giới, để thể hiện lý tưởng tự do, ước mơ đổi đời, và khi "hạ thấp" cũng là để có thể nhìn trực diện vào cái thực trạng đen tối, thối nát của xã hội đương thời.

Không gian thượng giới, trong Liêu trai chí d thường thể hiện ước mơ, khát vọng dân chủ, gắn liền với hạnh phúc yêu đương... Không gian âm phủ là chốn thể hiện ước mơ tự do, công bằng, lý tưởng, một cõi âm không thiên vị như dương thế, ơ nơi ấy con người có hy vọng tìm thấy công lý và sự công bằng trong xã hội. (Lý Bá Ngôn, Tịch Phương Bình), cái cõi âm xa xăm trong Liêu traicòn là nơi trú ẩn của những thân phận bất hạnh, của những mối tình ngang trái chờ dịp vùng lên đấu tranh giành công lý (Đậu thị, Liên Thành).

Xuất phát từ cái nhìn "thiên địa, vạn vật, nhất thể", không gian ảo trong Liêu trai

tương thông với không gian địa lý trong quan hệ "khép mở". Trong Liêu trai chết không có nghĩa là hết, mà chỉ là sự ngưng lại tạm thời hay sự chuyển bước tiếp sang một không gian khác. Con người chết đi rồi lại sống lại cũng giống như "đi" từ "miền" này sang "miền" khác, không có sự cách biệt lớn giữa cõi sống và cõi chết. Cái đáng sợ không phải là cái chết mà là sống như thế nào thì sẽ được nhận một kiểu chết tương xứng. Nếu ở cõi dương gian là người tốt, khi chết sẽ sớm được đầu thai, còn ngược lại sẽ chịu đủ thứ cực hình tra tấn. Dù không cố ý phân định rạch ròi giữa các "cõi" trong Liêu trai chí dthì người đọc vẫn có thể nhận thấy, cõi tiên (ở trên cao) là nơi hưởng phúc, dành cho kẻ có tài, đức, còn cõi trần thế để con người "sống" và bộc lộ. Thái độ sống sẽ quyết định họ

67

"lên cao" hay "xuống thấp". Còn cõi âm phủ (chìm sâu dưới lòng đất) có thể coi là nơi "phán xét". Nhưng ranh giới giữa các cõi không phải lúc nào cũng rạch ròi, vẫn có sự đan xen, hòa quyện góp phần tạo nên cái không khí hư hư thực thực của Liêu trai, giúp cho ngòi bút của tác giả có thể tự do tung hoành, tạo nên một địa bàn rộng lớn cho tư tưởng hoạt động.

Ngoài những dạng không gian mang tính khái quát vừa nêu, trong Liêu trai còn tồn tại những dạng thức không gian thích ứng với mỗi loại nhân vật khác nhau. Địa bàn hoạt động của nhân vật là người thực thường ở một không gian khép kín: thư phòng, khuê phòng, nhà trọ, lầu son, gác tía, còn đối với loại nhân vật hồ, ly, ma, quỷ thì không gian tồn tại thường là những ngôi nhà bồ hoang, những ngôi chùa cổ, đình, đền miếu đã hoang phế, cỏ mọc um tùm. Thậm chí không gian tồn tại còn là một giấc mộng (Lý Bá Ngôn, Liên Hoa công chúa, Nối tục hoàng lương ...), có khi là loại không gian ảo giác, tâm linh (Bích họa). Nơi trú ngụ của hệ thống nhân vật ảo là bất cứ nơi nào, chốn nào, có khi ở trong sách, ngách tường, thậm chí ở trong con người.

Hình tượng không gian ảo trong Liêu trai chí d thể hiện cái nhìn sâu sắc thâm thúy đối với hiện thực của tác giả, một người đã từng lăn lộn trong cuộc sống dân dã thường ngày, trong lòng chất chứa bao u phẫn. Cuộc sống trôi nổi khiến ông mắt thấy tai nghe bao chuyện trầm luân và nhận thấy cuộc đời đầy biến động với tất cả những phức tạp "nhập nhằng" của nó ... Cái không gian đậm chất huyền thoại đã tạo được một khả năng lớn trong việc mở rộng diện chiếm lĩnh, phản ánh hiện thực cuộc sống bấy giờ, tạo được tính đa nghĩa, với cái nhìn nhiều chiều mang đậm tính triết lý trong mỗi cuộc đời, mỗi con người.

Việc mở rộng hình tượng không gian trong Liêu trai còn phản ánh cái khát vọng giằng xé trong suốt cuộc đời tác giả và đem lại cho tác phẩm sức hấp dẫn mới lạ.

Liêu trai được cấu tạo theo hình thức đoản thiên tiểu thuyết, nhưng nó vẫn nằm trong phạm trù của văn học trung đại, vì vậy mỗi thiên truyện là một kiểu bàn giao trọn vẹn một số phận, một cuộc đời, một câu chuyện... Hầu hết các truyện trong Liêu trai

68

theo trật tự một chiều và mang tính tuần hoàn khép. kín còn tồn tại một kiểu thời gian "ảo", nó có thể co giãn, biến hóa cho phù hợp với kiểu không gian ảo ở trên.

Trong Liêu trai, Bồ Tùng Linh đã quy tụ được các kiểu thời gian nghệ thuật để tạo ra một thời đại hiện tại vĩnh hằng độc đáo, nhờ đó mà diện mạo của thời đại được hiện ra một cách rõ nét hơn, sinh động hơn.

Dường như có sự phân định mỗi kiểu thời gian cho một kiểu không gian tương ứng và cho mỗi tuyến đề tài khác nhau trong Liêu trai, nhưng dù ở dạng nào thì nó vẫn chịu sự chi phối của thời gian sinh hoạt.

Thời gian ban ngày thường dành cho những sự kiện có tính chất hiển nhiên: tội ác của tham quan ô lại, cường hào ác bá thường được diễn ra trước "thanh thiên bạch; nhật". Những chuyện đời thường như: làm ăn, buôn bán, lo toan, tất bật, sự nghiệp, công danh, thi cử, thành danh... hết thảy đều diễn ra trong khoảng thời gian sinh hoạt ban ngày, nó là cái hiện thực cuộc sống bề bộn, hỗn loạn, đầy dẫy những toan tính, dự định... của con người.

Còn khoảng thời gian chiều tà, đêm khuya thanh vắng hoặc rạng sáng thì lại dành cho đề tài tình yêu và hôn nhân. Thời gian về đêm trong Liêu traiđược coi là kẻ đồng lõa với những khát vọng về tình yêu và hạnh phúc ái ân, điều mà xã hội, lễ giáo phong kiến vẫn cấm đoán. Trong bóng đêm tĩnh mịch, con người có thể và được quyền sống thật với mình, với những ước mơ, khát vọng bỏng cháy, được cho và nhận, yêu và được yêu, điều mà bao giờ họ cũng phải đè nén và giấu kín.

Có người đã gọi cái khoảng thời gian ban ngày là thời gian hiện thực, còn thời gian ban đêm là thời gian lãng mạn.

Dạng thời gian nằm ngoài thời gian sinh hoạt nêu trên được tạo ra nhờ thủ pháp dồn nén, hãm chậm, đẩy nhanh và đảo ngược thời gian, khiến cho các sự kiện được xuất hiện với tần số nhanh, nhiều, dồn dập và tạo nên sâu chuỗi các thời điểm xảy ra sự kiện cũng khác lạ đi.

69

Trong Chúc xức khi cái xác của đứa bé con Thành Danh còn bằn bặt nằm yên thì hồn nó đã hóa thành dế, chọi đấu khắp nơi, từ phủ huyện cho đến tỉnh rồi đến cung vua, cứ như thế trong vòng hơn một năm thì hồn nhập trở lại xác và sống lại.

Tịch Phương Bình uất ức vì cha bị hại chết nên hồn lìa khỏi xác xuống cõi Diêm Vương kêu oan, bao sự kiện xảy ra, hai lần đầu thai, chịu đủ loại cực hình, sự kiện cứ xảy

Một phần của tài liệu thực, ảo trong liêu trai chí dị (Trang 62 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)