CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA BỒ TÙNG LINH
LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VĂN HỌC TRUNG QUỐC
thành chân lý. "Sách xưa đã dạy", "Người xưa đã nói", "Cổ nhân cho rằng"... đã trở thành câu cửa miệng mỗi khi người ta muốn bàn về một vấn đề nào đó. Người ta vẫn thờ ơ với những điều trông thấy còn vồ vập với những điều nghe nói. Sự trung thành với truyền thống ở Trung Quốc xưa được coi là nguyêrrtắc sống và cũng là nguyên tắc hoạt động văn học. Lưu Hiệp (đời Hán) đã từng tuyên bố rằng các hình thức văn học cần phải dựa vào những việc xưa.
Các học giả phương Tây khi nghiên cứu về người Trung Quốc và văn học Trung Quốc đều chỉ trích cái gọi là "tính bảo thủ kiểu Trung Quốc". “Ý định hạ thấp mọi phẩm
giá thời đại mình là cái chung cho mọi dân tộc, không trừ ai, nhưng người Trung Quốc
lại thực hiện điều này ở một mức độ quá quắt, đến mức trở thành tín ngưỡng”. (dẫn theo
LX. Lixêvich 44.275).
Sự sùng bái cổ xưa ở Trung Quốc là cần thiết cho sự nảy nở của học thuyết Nho giáo, với sự ngưỡng mộ trước uy tín của những vị "hiền triết" của thời xa xưa. Khổng Tử xem thời xưa là một lý tưởng không thể nào đạt tới, một "kỷ vàng" của nhân loại. Chính vì vậy ông nhìn thấy mục đích của loài người không phải ở sự vận động tiến lên phía trước mà là sự nắm bắt tốt nhất những bài học của các thế kỷ xa xưa, ở sự theo đòi những mẫu mực hoàn hảo đã có. Phủ định đối với sự cách tân, Khổng Tử cho rằng bản thân ông chẳng làm giàu thêm cho truyền thống: "Tôi chỉ thuật chứ không sáng tạo, tôi tin thời xưa
và yêu nó". Trong thời Hán Đế, Khổng giáo, với sự sùng cổ của nó đã trở thành học
thuyết Nhà nước quy định các chuẩn mực hành vi cho mõi người phục vụ trong bộ máy Nhà nước. Và ai cũng biết "Tư tưởng thống trị trong mỗi thời đại bao giờ cũng là tư tưởng của giai cấp thống trị". Chính sự thắng lợi của Nho Giáo đã làm cho Trung Quốc cúi rạp mình trước thời cổ. Một truyền thống kéo dài trên hai nghìn năm.
27
Sự tồn tại dai dẳng của nền đế chế Trung Hoa là một minh chứng hùng hồn cho sự bền vững của yếu tố truyền thống và dù cho số phận lịch sử có bao phen chao đảo bởi những tư tưởng cách tân với khuynh hướng giải phóng khỏi sự sùng bái trước truyền thống già cỗi thì cuối cùng nó vẫn hướng tới việc củng cố truyền thống, vẫn quay trở về với những giá trị tinh thần của quá khứ cho dù có mang một diện mạo mới.
Song song với sự biến động, diện mạo văn học của từng thời kỳ cũng được nối kết với nhau bằng một sợi chỉ liên tục: sợi chỉ truyền thống.
Không có một thành tựu văn học đặc sắc nào của Trung Quốc lại không được kế thừa từ những yếu tố truyền thống. Chẳng hạn nói đến thành tựu của thơ Đường thì khống thể không nhắc đến lịch sử phát triển của thơ Trung Quốc trong suốt 15 thế kỷ, nói đến thành tựu của tiểu thuyết Minh Thanh không thể không nhắc đến truyện chí quái, chí nhân đời Tấn, truyền kỳ đời Đường và thoại bản Tống Nguyên là những thể loại có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của tiểu thuyết Minh Thanh.
Như vậy, sự kế thừa những yếu tố truyền thống trong lịch sử văn học Trung Quốc nói chung và trong sự phát triển của văn học Minh Thanh nói riêng vừa mang tính áp đặt lại vừa mang tính tự nguyện.
Khi phân loại tiểu thuyết Minh Thanh, Lỗ Tấn đã không gộp các sáng tác ở hai thời Minh Thanh làm một mà phân rõ ra tiểu thuyết đời Minh và tiểu thuyết đời Thanh. Tiểu thuyết hai thời kỳ này có nét cơ bản khác nhau: tiểu thuyết Minh gần gũi với thi pháp truyện kể Trung cổ, còn tiểu thuyết Thanh gần với thi pháp tiểu thuyết hiện đại. Từ Minh sang Thanh, tiểu thuyết đã có những bước phát triển mới, quan hệ giữa chúng là mối quan hệ kế thừa và cách tân.
Tuy nhiên, cho dù có sự tiến triển nội tại và một bộ phận đã tiếp cận văn hóa tiền cận đại thì nhìn chung tiểu thuyết Minh Thanh vẫn chưa vượt ra khỏi phạm trù văn hóa Trung cổ mà vẫn chịu ảnh hưởng của quan niệm về sự phát triển tuần hoàn của lịch sử, lịch sử phát triển theo một vòng tròn khép kín.
28
Sự vận động của lịch sử trong Tam quốc là một vòng tròn khép kín đi từ hưng thịnh đến tan rã để lại bắt đầu một sự vận động mang tính chất chu kỳ.
Quá trình phát sinh, phát triển và thất bại của cuộc khởi nghĩa Lương Sơn Bạc trong
Thủy hửcũng không đi ra khỏi quỹ đạo của quan niệm trên. Có nhiều nhà nghiên cứu đặt giả thuyết cuộc khởi nghĩa của 108 anh hùng Lương sơn Bạc thành công (không tiếp thu chiêu an) thì có lẽ họ cũng không biết làm gì hơn ngoài việc xây dựng một triều đình mới với những ông vua mới...
Trong Chuyện làng nho, lý tưởng của các nhà nho phong kiến sống ở những thập kỷ cuối của thế kỷ 18 vẫn không vượt ra khỏi cái công thức quay trở về với xã hội cổ đại lý tưởng.
Khi nói về quan niệm sáng tác của các nhà văn Trung cổ, B.A. Griptsov trong lý thuyết về tiểu thuyết đã có nhận xét chính xác : "Nhà văn thời Trung cổ không sáng tác
những cốt truyện, anh ta dường như chỉ là người kể lại và kết hợp những mô típ đã có từ
xưa ".
Vai trò của truyền thống trong lịch sử phát triển của văn học Trung Quốc đã làm nên cái phần chìm rất cơ bản của núi băng. Các thành tựu văn học Trung Quốc đều là kết quả của sự cộng tác của cả dân tộc. “Người Trung Quốc coi văn chương là di sản vĩ đại,
là cột trụ của quốc gia, là sự nghiệp phồn vinh bất tử” (Tào Phi), nên nó được bảo lưu
bền vững bằng sự ràng buộc của sợi dây truyền thống, nó vừa níu giữ xu hướng vươn tới tự do dân chủ nhưng cũng góp phần tạo nên bản sắc dân tộc độc đáo cho văn học Trung Hoa.
2.2.QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA BỒ TÙNG LINH