CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI THỰC TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ
2.2.THẾ GIỚI THỰC TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ
mục ruỗng với bao sức mạnh của lễ giáo thần quyền đã phong tỏa, kìm hãm, đè nén áp bức bóc lột con người, cái xã hội mà trong Thủy hử, Thi Nại Am đã khái quát là "loạn từ trên xuống".
Trong Xúc chức (dế chọi), Bồ Tùng Linh đề cập việc cung đình chuộng trò chọi dế làm con dế trở thành món hàng quý lạ, bọn cường hào ác bá, quan lại lớn nhỏ nhũng nhiễu dân lành để "tiến cung" khiến bao gia đình phải khuynh gia bại sản, người người bắt dế, nhà nhà bắt dế. Thành Danh vốn là học trò, hiền lành nhưng bị ép phải giữ chân chức dịch trong làng, mỗi lần không thúc dấn nộp được dế anh ta đều bị đòn. May nhờ phép lạ của một cô đồng gù mà anh ta kiếm được một con dế hay, cả nhà mừng, vui còn hơn bắt được trân châu, bảo ngọc. Thành Danh đem thả dế vào bồn nuôi bằng thóc ngâm sữa, thịt cua luộc chờ ngày nộp quan. Chẳng may thằng con chín tuổi tò mò thừa lúc bố đi vắng lén mở xem, dế nhảy ra, thằng bé cố đuổi theo, lúc vồ được thì dế đã chết. Dế chết tức là đại hoa sẽ giáng xuống, thằng con sợ hãi bỏ đi, bị ngã xuống giếng chết. Cha mẹ nó tạm quên dế, lo cho nó. Tình thương của cha mẹ làm nó sống lại nhưng nó cứ trơ như khúc gỗ, ngủ lịm. Vì quá thương bố mẹ nó đã hóa thành một con dế để mua vui cho quan huyện, quan tỉnh và vua. Trong lốt dế, thằng bé đã làm lợi cho cả quan tỉnh và quan huyện. Bố nó cũng được hưởng chút lộc, được đi thi đỗ đạt, giàu sang vượt cả các bậc quyền thế.
Hãy nghe lời bàn của tác giả cho câu chuyện :
"Bậc thiên tử dùng một vật gì chốc lát rồi quên, còn kẻ hầu cận bèn lấy làm lệ dịch.
Từ đó qua bọn quan tham lại ngược, dân phải bán vợ dợ con không dứt. Cho nên nửa
bước của bậc thiên tử cũng quan hệ đến dân, không thể coi nhẹ được. Riêng họ Thành vì
sâu mọt mà nghèo, vì dế chọi mà giàu vênh vang áo cừu ngựa béo, lúc còn bị lý dịch sách
nhiễu chẳng tưởng đến chuyện như thế. Còn ơn trời đền đáp sao mà lâu dài hậu hỉ vậy,
khiến cho quan tỉnh, quan huyện đều được ân thưởng vì con dế. Ta từng nghe "Một người
40
Câu chuyện tưởng như kết thúc có hậu nhưng nó chứa đựng ý nghĩa sâu sắc. Người dân lao động khi sống phải đem cả tính mạng để phục vụ cho những trò tiêu khiển của giai cấp thống trị và cả khi chết họ cũng biến thành trò vui cho chúng, một chút ngẫu hứng của thiên tử có thể đẩy cả trăm họ thác oan. Chi tiết thằng bé chết hóa thành con dế chọi càng làm tăng thêm sức mạnh tố cáo.
Quan Ngự sử họ Tống trong truyện Hồng Ngọc bị cách chức phải về làng, vẫn giương oai hà hiếp người vô tội, đẩy gia đình Phùng Tương Như vào cảnh cha chết, vợ bị bức hại, con bị thất lạc, bản thân bị vào vòng lao lý. Tương Như bất lực, chấp nhận số phận nhưng cuối cùng nhờ hồ, ma mà thù nhà được trả, cha con sum họp, sự nghiệp được tạo dựng. sống trong xã hội mà cái xấu và cái ác đại diện cho trật tự xã hội thì chỉ còn một cách nhẫn nhục là hay nhất (lời nhân vật Thành trong truyện Tiên ông họ Thành).
Trong truyện Tiên ống họ Thành, tác giả mượn lời của nhân vật khái quát bản chất tàn bạo của những kẻ cầm cân nảy mực:
"Giữa thời buổi bạo ngược này, làm gì phân rõ trắng đen. Huống chi quan lại ngày
nay quá nửa cũng là lũ trộm cướp không cầm giáo đeo cung, bọn chúng như con chó xuýt
đâu chạy đấy! ". (32.328)
Lời lẽ quả là táo bạo!
Còn trong truyện Tịch Phương Bình thì quyền lực đã trở thành sở hữu, độc quyền của kẻ có tiền và địa vị. "Lý" của chúng là tiền và quyền, còn "Lẽ" của người nghèo như Tịch Phương Bình là cái thân phận bị vùi dập bấp bênh. Tịch Phương Bình kêu oan cho cha, đi từ dương gian xuống đến âm phủ chỉ chuộc lây những cực hình thảm khốc: nằm giường lửa, cưa thân thể, bọn quan lại, sai nha đều đã được họ Dương mua chuộc, đút lót nên chúng cấu kết hãm hại anh. Tịch Phương Bình phải chết đi sống lại hai lần mới kêu oan được cho cha. Lời buộc tội của Quân Khẩu nhị lang phơi bày thực trạng đen tối : "Ánh sáng của vàng bạc bao trùm mặt đất cho nên điện Diêm vương tối tăm, hơi đồng tanh tưởi ngút trời, làm cho trong thành không ngày nào là không có kẻ chết oan ... Vì
41
Trong Mộng lang (Mộng thấy chó sói), mượn giấc mộng của người cha họ Bạch có con là một tham quan tên Giáp, Bồ Tùng Linh khái quát bản chất lang sói của những kẻ chăn dân. Chúng là những con sói, con cọp đội lốt người, bữa ăn của chúng là những xác người chết, chung quanh nơi công đường là hàng đống xương trắng chất cao. Khi được người em khuyên giải, quan lớn Giáp đã phát ngôn một triết lý sống: "Em hằng ngày ở
chốn nhà tranh cho nên không biết điều quan yếu của đường làm quan, quyền thăng hay
truất ở quan trên chứ không do trăm họ. Quan trên hài lòng ấy là quan tốt Thương yêu
trăm họ thì làm sao cho quan trên vui lòng được." (32.373)
Cuối cùng Giáp bị giết chết, nhưng nhờ tâm phúc của người cha, hắn được sống lại nhưng phải chịu cảnh mắt tự nhìn được lưng, để suốt quãng đời còn lại hắn có dịp phải "nhìn lại đằng sau", một bài học thấm thìa cho những kẻ không biết tu nhân, tích đức.
Trong khi phản ánh thực tại ở mối quan hệ phức tạp giữa giai cấp thống trị và bị trị, Bồ Tùng Linh luôn có cái nhìn biện chứng sắc sảo, rạch ròi, không chút ảo tưởng về những thủ đoạn mị dân của giai cấp thống trị. Bộ mặt thật của chúng hiện lên không chỉ bằng vài nét phác sơ sài. Bồ Tùng Linh chú ý mô tả bản chất gian tham, tàn bạo, đổi trắng thay đen của chúng. Ông cho rằng bản chất ấy không thể thay đổi được, ở đâu cũng thế và thời nào cũng vậy. Trong các truyện chí nhân, chí quái đời Tân, hay truyền kỳ đời Đường chưa thấy có truyện nào mô tả hiện thực một cách cụ thể, chi tiết và sắc sảo như thế.
Tuy là dùng hình thức kỳ ảo để mô tả, nhưng những bức tranh hiện thực về một xã hội đen tối, ngột ngạt vẫn được thể hiện lên khá rồ. Chứng kiến cảnh kiên tụng của Tịch Phương Bình nơi âm phủ, ai cũng có thể nhận thấy, đó là những cảnh thật diễn ra ở chốn dương gian. Nhưng với cách hư cấu khác lạ nên cái nhìn khái quát về bản chất của giai cấp thống trị phong kiến càng rõ nét hơn, không còn là bức tranh của một thời đại mà là của mọi thời đại.
Dù ở thời nào, nơi nào dưới chế độ phong kiến thì vẫn tồn tại một mối quan hệ đối nghịch giữa những kẻ thống trị và những người bị trị. Nó đã trở thành quy luật muôn đời. Còn giai cấp thống trị thì còn bạo lực và áp bức bóc lột. Sự cấu kết giữa vua quan và địa
42
chủ cường hào đã thực sự trở thành một thiên la địa võng chăng bủa khắp nơi dồn người dân lương thiện vào đường cùng ngõ cụt. Bất kỳ ở nơi đâu, những người bị áp bức cũng là miếng mồi béo bỏ, trở thành món ăn trên mâm tiệc của chúng. Khác với các tác giả truyền kỳ trước đây, Bồ Tùng Linh đã nhận thấy được bản chất của chế độ xã hội đương thời. Ông không có chút ảo tưởng vào cái gọi là cái công lý, công bằng, công minh của guồng máy thống trị phong kiến. Thái độ thờ ơ nghi ngờ và nguội lạnh của nhân vật Thành (Tiên ông họ Thành) phản ánh cái nhìn sáng suốt của ông, một con ngưội từng trải quá hiểu lẽ đời.
Rõ ràng chuyện quan lại tham nhũng bức hiếp dân lành, cướp vợ đoạt con, vì tiền mà táng tận lương tâm... không phải là lạ, thế mà bước vào tác phẩm của Bồ Tùng Linh, người đọc không hề cảm thấy nhàm chán mệt mỏi. Trái lại nó gợi cho người đọc nhiều suy gẫm, mỗi câu chuyện là một bức tranh về cuộc sống, về một cảnh đời, về một thân phận.
Từ thái độ dũng cảm nhìn vào hiện thực, Bồ Tùng Linh thấy rõ cái hố sâu không thể san lấp giữa kẻ áp bức và người bị áp bức. Cái mâu thuẫn ấy ngày càng được đẩy lên cao trào để đi đến một quy luật tất yếu: quan bức dân phản.
"Con người, với tất cả số phận bi thương của nó, những nỗi đày đọa mà nó gánh
chịu, tự con người phải tìm lấy một nền công lý thích hợp với mình, phải tự vật lộn để
giải quyết so phận của chính nó." (6.31)
Hành động phản kháng của những người bị bức hại là kết quả của hiện tượng tức nước vỡ bờ và sự phản ánh những hành động ấy một cách sâu sắc là thái độ, tấm lòng và cái nhìn nhân bản của Bồ Tùng Linh.
Ông đã đặt con người trong một lực dao động giữa hai cực: hèn yếu và cao cả. Trong xu hướng bị đè thấp xuống, con người có xu hướng muốn vùng ra khỏi sự hèn yếu để nâng mình lên.
Trong cái không gian hiện thực đầy tối tăm ngột ngạt, Bồ Tùng Linh đã nhập cuộc cùng những con người bé nhỏ yếu ớt bị áp bức không còn biết trông cậy vào đâu, thông
43
cảm sâu sắc với họ và kiến tạo ra những thế giới khác để họ có thể có một lối thoát, ít ra là một sự hy vọng vào một cuộc sống khác, sáng sủa hơn, dễ thở hơn.
Tịch Phương Bình chịu mọi cực hình nơi âm phủ để kêu oan cho cha, thái độ can trường của anh làm cho quỷ cũng xúc động và tặng cho anh cái dải thắt lưng bằng dây tơ xanh để chữa lành vết thương và phục hồi sức lực. Thất bại nơi âm phủ, Tịch Phương Bình quyết tâm lên thượng giới kêu oan, cuối cùng anh đã chiến thắng.
Ở những truyện Hồng Ngọc, Nàng Đậu thị, Hướng Cảo...,ông đã xây dựng được những hình tượng phục thù thú vị.
Trong truyện Hồng Ngọc, một người bí ẩn đã giúp Tương Như diệt trừ kẻ ác trả thù cho cha, còn con hồ tinh dưới lốt Hồng Ngọc xinh đẹp đã bảo vệ che chở con anh và giúp anh tạo dựng sự nghiệp. Hướng Cảo trong truyện Hướng Cảo thì biến thành hổ, báo thù cho anh trai. Nàng Đậu thị trong Nàng Đậu thị bị oan khuất đã đội mồ, mượn xác chết trả thù kẻ bức hại mình ...
Thái độ đồng tình với những người bị áp bức đã chi phối ngòi bút của Bồ Tùng Linh, đây ông đứng hẳn về phía những người bị áp bức mà vạch trần, tố cáo và bày tỏ khát vọng chiến thắng bạo tàn. Bút pháp hiện thực của ông, do vậy rất giàu tính nhân bản, thể hiện rõ tinh thần dân chủ của tác giả.
Sinh thời, văn sĩ Bồ là con người nhiệt tình với con đường khoa cử, cả đời ôm mộng công danh. Nhưng như một sự chơi khăm của số phận, mặc dù thông minh, học nhiều biết rộng nhưng ông luôn luôn thất bại, hai lần đỗ trong đời không đủ để ông tiến thân, mối hận cử nghiệp đã trở thành mối hận lớn nhất trọng đời ông. Lần đỗ thứ hai và cũng là lần cuối cùng trong đời vào năm ông đã ngoài bảy mươi tuổi, đủ cho thấy mối hậm hực với giấc mộng công danh không dễ gì tắt trong lòng ông.
Cả đời lận đận ở chốn khoa trường là một thực tế mà nhà văn đã nếm trải. Tất cả đã ánh xạ vào ngòi bút của ông, giúp ông thể hiện chân thực sinh động thực trạng xã hội đã trở thành nỗi ám ảnh từ đời này qua đời khác của bao thế hệ nho sĩ phong kiến.
44
Quan niệm của người Trung Quốc xưa là "Vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao" (trăm nghề đều hèn hạ, chỉ có nghề đèn sách là cao quý). Việc đề cao Nho học là việc dễ hiểu, khoa cử có sức cám dỗ lớn, bởi qua con đường thi cử, nho sinh đỗ đạt sẽ được làm quan, cao thì thượng thư, tể tướng, thấp thì cũng được bổ làm quan tỉnh, quan huyện. Họ chính là đội quân dự bị, là tương lai gần của tầng lớp quan lại quý tộc, nếu thành danh, tên tuổi sẽ được ghi vào sử sách. Trong cơ cấu của bốn tầng lớp cơ bản trong xã hội thì sĩ vẫn đứng hàng đầu sau mới đến nông, công, thương. Khoa cử là con đường duy nhất để trèo cao để thực hiện giấc mộng công danh phú quý, vì vậy đó cũng là nơi xảy ra những cuộc cạnh tranh quyết liệt nhất.
Thực chất chế độ khoa cử xuất hiện từ đời Tùy, ban đầu nó mang ý nghĩa tích cực, tiến bộ, nó là cơ hội để tuyển dụng người tài nhưng dần dần nó bị biến dạng và đến thời Minh thì việc thi cử đã biến thành giáo điều và hình thức, bai thi phải viết theo công thức văn bát cổ (tám vế), nội dung thi là tứ thư ngũ kinh, phải bàn luận theo lời chú giải của Trình Hạo, Chu Đôn Di.
Đến đời Thanh, dưới sự trị vì của ngoại tộc, kẻ thống trị không am hiểu gì về văn hóa Trung Quốc nhưng lại muốn nô dịch nền văn hóa lâu đời của người Hán nên rập khuôn mọi thể chế văn hóa đời Minh, đã biến chế độ khoa cử thành công cụ: đào tạo nô lệ, biến các thí sinh thành những con vẹt chỉ biết lặp lại sách xưa một cách máy móc theo quy cách bát cổ, tiêu diệt mọi ý thức sáng tạo. Cũng chính cái chế độ khoa cử đồi bại mục nát ấy đã giết chết biết bao tâm hồn con người trẻ tuổi khiến họ trở thành tay sai cho công danh phú quý. Hơn ai hết, Bồ tiên sinh là người thấu rõ cái dở khóc dở cười ở chốn khoa trường, tái hiện sinh động bức tranh khoa cử với nhân vật trọng tâm là chàng thư sinh được coi như một tiếng nói nghiệm sinh thâm thúy của ông.
Quan hệ giữa chàng nho sinh với chế độ khoa cử là một loại quan hệ mang tính bi kịch, nó được thể hiện ở hai mặt : vừa là tấn bi kịch xã hội của một chế độ thi cử thối nát, dìm xuống bùn đen bao con người tài giỏi và nâng lên tột đỉnh danh vọng bao kẻ bất tài nhưng giỏi luồn lọt xu nịnh, vừa là tấn kịch vò xé nội tâm của chính những con người bị cái bả công danh cuốn hút đến mất hết tự chủ. vấn đề đã được Bồ Tùng Linh trình bày, lý
45
giải, thể hiện bởi hai áp lực trái ngược trong tình cảm : một mặt ông căm giận nguyền rủa cái chế độ thi cử vô lý của nhà Thanh, mặt khác lại tỏ vẻ thông cảm với những ai đã trở thành nạn nhân của nó.
Trong Đảo tiên, nhân vật Vương Miễn có văn tài đã nhiều lần được đứng đầu trường văn nên kiêu căng, coi thường và hạ nhục người khác nhưng thực chất cái tài của anh ta chỉ là vài ba kiến thức không đến nơi đến chốn của cái lối học giáo điều chỉ chú tâm vào văn bát cổ. Thế nhưng khi đã áo gấm đai xanh thì hợm hĩnh coi người như rác và tâm địa chỉ hướng vào việc hưởng thụ, chỉ đến khi bàn luận thơ văn nơi đảo tiên trong gia đình Văn Nhược thì thực chất của cái gọi là "kinh sử" của anh ta mới bị phơi bày: kiến thức của anh ta thậm chí không bằng kiến thức của một bé gái mười tuổi.
Anh ta có thể đọc làu làu một bài cận thể nhưng không hiểu nổi ý tứ của từng câu. Lúc đọc bài thơ Chim nước, anh ta chỉ nhớ được một câu :
"Đầu dầm kêu kít kít" Bị Phương Vân đối bằng câu :