CHƯƠNG 4: THẾ GIỚI ẢO TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ
4.1.QUAN NIỆM VỀ CÁI KỲ ẢO
thành đề tài hấp dẫn, lôi cuốn giới nghiên cứu, phê bình văn học phương Tây trong khoảng vài chục năm trở lại đây.
Năm 1963, hiệp hội những người nghiên cứu văn học kỳ ảo đã được thành lập tại Bruxelles (Bỉ) nhắm tới mục đích hợp tác nghiên cứu và công bố các phát hiện liên quan đến lĩnh vực này.
Marcel Schneider tác giả cuốn Lịch sử văn học kỳ ảo Pháp (1964) cho rằng nguồn gốc của truyện kỳ ảo phương Tây là các truyện thẫn kỳ mang tính Tôn giáo thời Trung cổ.
Từ điển Petit Robert của Pháp định nghĩa sự kỹ ảo (le fantastique) là "cái được sinh
ra bởi sự tưởng tượng, có cái không tồn tại trong thực tế; có tính tưởng tượng, siêu
nhiên". Định nghĩa này bị coi là không đầy đủ mặc dù sự kỳ ảo đúng là được sinh ra bởi
sự tưởng tượng và làm cho cái siêu nhiên xâm nhập vào thế giới tự nhiên.
Thuật ngữ fantastique - ban đầu có nguồn gốc từ "fantasy" (trong tiếng Anh) hay "fantaisie" (trong tiếng Pháp) - có nghĩa là cách điệu, được mượn từ ngôn ngữ âm nhạc và hội hoa, để chỉ những tác phẩm mang tính phóng túng, không tuân theo quy luật.
Vào đầu thế kỷ XIX, bên cạnh từ "fantaisie" người ta còn thường dùng những từ như : "grotesque" (kỳ quái) và "arabesque" (nghĩa gốc là mượn của Ả rập trong đường nét hội họa, tạm dịch là huyền ảo, huyền bí) đều gắn liền với trào lưu cách tân về hình thức thể hiện trong lĩnh vực hội hoa và âm nhạc. Văn học cũng góp tiếng nói chung với tác phẩm của Gogol "Récits de Pétersbourg" mà ban đầu được lấy tên là Arabesques và các nhà lãng mạn chủ nghĩa đã không thoả mãn với thuật ngữ "fantaisie" vốn mang nghĩa quá cụ thể và quá hẹp, vì vậy thuật ngữ "fantastique" đã ra đời.
59
"Fantastique" có nguồn gốc từ "fantasticus" trong tiếng La Tinh có nghĩa là ảo, kỳ ảo, tưởng tượng. Do vậy Văn học kỳ ảo, về bản chất được hiểu như là một cách nhìn và cách thể hiện thế giới khác hẳn những gì mà nó có.
Các nhà nghiên cứu phương Tây (đặc biệt ở Pháp) đều khẳng định truyện kỳ ảo là một thể loại độc lập ra đời từ đầu thế kỷ XIX.
Tập truyện kỳ ảo của Hoffmann (Pháp) được xuất bản năm 1930 được coi là cái mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của Văn học kỳ ảo.
Và họ cũng tìm mọi cách để tìm một định nghĩa mang tính chính xác cao cho thuật ngữ "kỳ ảo".
Pierre George Castex trong cuốn "Văn học kỳ ảo Pháp từ Nodier đến Maupassant" (Le conte fantastique en France de Nodier à Maupassant) đã định nghĩa: “Sự kỳ ảo (...)
có đặc trưng (...) là sự đột nhập dữ dội của cái huyền bí vào khuôn khổ đời thực”:
Còn Louis Vax -"Truyện kỳ ảo, trong khi vẫn trú ngụ trong thế giới của chúng ta,
muốn giới thiệu với chúng ta những người cũng giống như chúng ta, nhưng bất ngờ phải
chứng kiến những điều không giải thích nổi."
Caillois thì cho rằng : “Toàn bộ sự kỳ ảo là sự phá vỡ cái trật tự được công nhận, sự
xâm nhập của cái không thể chấp nhận vào giữa tỉnh tất yếu hàng ngày vốn không thể
đảo ngược”:
Họ đều nhắm vào một đặc trưng duy nhất mang tính đặc thù của thể loại này đó là nói về sự hiện diện của "cái không thể biết" (bất khả tri).
Theo quan điểm phương Tây, truyện kỳ ảo đưa ra những sự kiện không thể giải thích nổi bằng những quy luật thông thường. Đó là một thế giới, nơi cái thực và cái ảo, cái tự nhiên và cái siêu nhiên xâm nhập lẫn nhau, khác hẳn với thế giới của truyện thần kỳ - là nơi mà cái siêu nhiên tồn tại tự thân và tất cả các yếu tố kỳ ảo, kỳ dị, khác thường mặc nhiên được người đọc chấp nhận. Hơn thế nữa, trong truyện thần kỳ các siêu nhiên thường đóng vai trò công cụ, đem lại điều tốt lành và không hề là một điều bí ẩn, còn trong truyện kỳ ảo, cái siêu nhiên là nguồn gốc của những ngờ vực.
60
Truyện kỳ ảo buộc người đọc đứng trước một sự lựa chọn cách lý giải : hoặc cho rằng đó chẳng qua là do ảo ảnh, là sự trùng hợp ngẫu nhiên, hoặc cho đó là do có những quy luật khác, tồn tại ngoài sự hiểu biết của chúng ta. Todorov viết
"Một khi độc giả lựa chọn một trong hai cách giải thích, nó trượt sang lĩnh vực của
sự KỲ LẠ hoặc THẦN KỲ"
(Dẫn theo Ngô Tự Lập trong Tuyển tập Truyện kỳ ảo thế giới, (36.18)
Vấn đề cốt lõi của truyện kỳ ảo là vấn đề nhận thức, còn cái siêu nhiên, cái kỳ lạ hay nỗi sợ hãi chỉ là cái cớ,, là môi trường hay phương tiện để tác giả truyện kỳ ảo đem đến cho bạn đọc những cảm xúc nghệ thuật.
Các nhà nghiên cứu Phương Tây còn khẳng định văn học kỳ ảo được ra đời là sự thắng thế của triết học duy vật và những thành tựu khoa học, đặc biệt là tâm lý học và sinh vật học. Họ đưa ra bằng chứng rằng không phải ngẫu nhiên mà văn học kỳ ảo ra đời sau thế kỷ ánh sáng và gần như đồng thời với chủ nghĩa Marx. Cuối cùng họ kết luận một cách rất có cơ sở rằng văn học kỳ ảo hoàn toàn không phải là sản phẩm của những đầu óc bệnh hoạn mà nó chỉ có thể ra đời khi khoa học cho phép, con người thôi tin vào những phép màu và các nhà văn có thể mô tả những chuyện thần kỳ, quái đản vì những mục tiêu thuần túy nghệ thuật của mình. Trong cuốn Sự kỳ ảo, Joel Malrier viết:
"Văn học kỳ ảo bao giờ cũng được nuôi dưỡng bởi khoa học của thời đại, khoa học
của văn học kỳ ảo tiến hành nghiên cứu, bằng hai cách khác nhau nhưng luôn gắn bó với
nhau, cùng vấn đề: con người là gì và đâu là giới hạn của nó."
Dẫn theo Ngô Tự Lập - Tuyển tập Truyện kỳ ảo thế giới. (36.20)
'Đó là phương Tây, còn người phương Đông thì không bao giờ phân biệt một thể loại "kỳ ảo" hiểu theo kiểu chặt chẽ của phương Tây. Nếu áp đặt hệ thông lý luận phương Tây trong việc tìm hiểu và nghiên cứu văn học kỳ ảo phương Đông thì lại xảy ra những bất hợp lý. Ở phương Đông, nhất là ở Trung Quốc, thể loại kỳ ảo được xuất hiện từ rất sớm. Nếu lây Tam mộng ký của Bạch Hàng Giản làm mốc thì nó cũng đã ra đời trước những truyện kỳ ảo phương Tây khoảng mười thế kỷ. Có điều là trình độ khoa học kỹ
61
thuật ở Trung Quốc không sánh được với trình độ khoa học của Châu Âu thế kỷ ánh sáng. Vì vậy việc nhìn nhận văn học kỳ ảo như là sản phẩm hoặc như là một phản ứng đồi với sự phát triển đến trình độ cao của khoa học là không có cơ sở.
Ở Trung Quốc nói riêng và ở phương Đông nói chung, không có một khoa học chuyên biệt để nghiên cứu về cái kỳ ảo và văn học kỳ ảo và người ta cũng chưa bao giờ phân biệt một thể loại "kỳ ảo" hiểu theo nghĩa chặt chẽ của phương Tây. Tuy nhiên ở Trung Quốc vẫn tồn tại một bộ phận trong tiểu thuyết truyền kỳ có chứa đựng những yếu tố tương ứng với loại truyện kỳ ảo phương Tây. Tiểu thuyết truyền kỳ là một bộ phận của tiểu thuyết Trung Quốc, thể loại tiểu thuyết này chứa đựng nhiều tình tiết ly kỳ quái dị.
Theo Đại Nam Quốc Âm tự vị (1896) của Huỳnh Tịnh Của thì khái niệm "truyền kỳ" được giải thích là "tên sách nói những truyện dị thường (những truyện yêu ma)".
Đào Duy Anh trong Hán Việt từ điển (1932 - 1936) định nghĩa: "Truyền kỳ là sách
chép những truyện kỳ quái, lạ lùng."
Từ điển Văn học (nhà xuất bản Khoa học Xã hội 1983 - 1984) giải thích "Truyền kỳ
là hình thức văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc, vốn bắt nguồn từ truyện cổ dân gian...
sử dụng những mô típ kỳ quái, hoang đường lồng trong một cốt truyện có ý nghĩa trần
thế, phần lớn là truyện tình... Sự tham gia của yếu tố thẩn kỳ vào câu chuyện không phải
là do những vật có phép lạ như kiểu trời, bụt, thần tiên... trong truyện cổ tích thần kỳ, mà
phần lớn là ở ngay hình thức phi nhân tính của nhân vật... Tuy nhiên trong truyện bao
giờ cũng có nhản vật là người thật và chỉnh những nhân vật mang hình thức "phi nhân"
thì cũng là sự cách điệu, phóng đại tâm lý, tỉnh cách của một loại người nào đấy, và vì
thế, truyện truyền kỳ vẫn mang đậm yểu tố nhân bản, có giả trị nhân bản sâu sắc."
(56.477)
Như vậy hạt nhân cơ bản của loại tiểu thuyết này là "kỳ", song cái "kỳ lạ'" trong truyền kỳ không dừng lại ở việc ghi chép "kỳ sự", "kỳ nhân" mà ở mức độ cao hơn, nó được coi như một phương thức tư duy nghệ thuật kiểu phương Đông để phản ánh cuộc sống theo một cách thức riêng với sự chi phối của cái "kỳ", khiến cho câu chuyện không
62
chỉ dừng lại ở việc ghi chép mà trở thành sản phẩm của hư cấu tưởng tượng và luôn hướng tới nguyên tắc trong ảo có lý, trong kỳ có tình.
Tác giả Lê Nguyên Cẩn trong công trình nghiên cứu Cái kỳ ảo trong tác phẩm Bahac, sau khi khảo sát các từ điển giải nghĩa của Pháp, từ điển thuật ngữ văn học của Rumani, từ điển Pháp - Việt đã xác định nội hàm của thuật ngữ "kỳ ảo" như sau:
"Cái kỳ ảo là sản phẩm của trí tưởng tượng, được tạo ra nhờ khả năng suy tưởng, ở đó cái siêu nhiên chiếm ưu thế. Đó là cái không mang tính chân thực, chỉ tuân theo quy
luật của tưởng tượng. Đó là cái kỳ quặc dị thường, hư ảo, quái dị, siêu nhiêu, kinh
khủng, huyền hoặc" (4.11)
Các ý kiến trên đều thống nhất rằng:
"Văn học kỳ ảo là loại hình văn học trong đó có các yếu tố ma quái, quái dị, những
con người không có thật"
(Dẫn theo Lê Nguyên Cẩn trong Cái kỳ ảo trong tác phẩm Bahac (4.12) với hàm ý nhấn mạnh khả năng tưởng tượng của nó.)
Như vậy: Cái kỳ ảo là một phạm trù tư duy nghệ thuật, nó được tạo ra nhờ trí tưởng tượng và được biểu hiện bằng các yếu tố siêu nhiên, khác lạ, phi thường, độc đáo... Nó
có mặt trong văn học dân gian, văn học viết qua các thời đại. Nó tồn tại trên trục Thực -
Ảo, và tồn tại độc lập, không hòa lẫn vào các dạng thức khác của trí tưởng tượng, (theo
Lê Nguyên Cẩn, 4.13)
4.2.THẾ GIỚI ẢO TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ