CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA BỒ TÙNG LINH
2.2.2.MỘT QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT MỚI MẺ VÀ TÁO BẠO
được coi trọng, học thuật của Trung Quốc bắt đầu từ Sử học. Có thể coi sử học Trung Quốc là đầu mối của văn hóa Trung Quốc, cũng là đầu mối của văn học nghệ thuật (phần liệt truyện trong Sử ký của Tư Mã Thiên mở đầu cho truyền thống tiểu thuyết Trung Quốc). Vì vậy các bộ tiểu thuyết Minh Thanh đều ít nhiều bắt nguồn từ lịch sử.
Việc đề cao những nhân vật phi thường và luôn hướng nhân vật tới một ngưỡng tuyệt đối nào đó theo những chuẩn mực đạo đức phong kiến (đàn ông thì lấy đức của người quân tử làm gương, còn phụ nữ thì lấy bốn chữ Công -Dung - Ngôn - Hạnh để tự soi mình) đã trở thành một lối mòn trong lịch sử phát triển của tiểu thuyết. Duy chỉ có
Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh là đã nghiêng hẳn về cái đời thường. Khu vực quan tâm của tác phẩm không còn là chuyện quá khứ, chuyện lịch sử mà là những chuyện hiện tại đang diễn ra trước mắt, là hiện thực xã hội với tất cả những mối quan hệ phức tạp của nó.
Và cũng chỉ có Bồ Tùng Linh là phát huy được quan niệm hư cấu có từ Trang Tử mà không bị Pháp gia và Nho gia chi phối. Ông là người đầu tiên đổi mới tư tưởng văn học. Trước Liêu trailà văn học "tải đạo", đến Liêu trai là thứ văn học cởi mở phóng túng (thậm chí có chỗ khuyến dục chứ không phải diệt dục), không khắc kỷ phục lễ, trai gái gặp nhau lập tức bày tỏ yêu đương.
Bồ Tùng Linh cũng phá vỡ quan niệm "thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ" (Khổng Tử) từ lâu đã chi phối sự phát triển văn học Trung Quốc khiến cho nó không có cơ hội vươn ra với cuộc sống thực tại. Bồ Tùng Linh đã thổi vào tác phẩm của ông một luồng gió mới của chủ nghĩa huyễn thực huyền ảo, và dường như đây mới là tiêu chuẩn của nghệ thuật.
Thực ra, các cốt truyện trong Liêu trai chí dị không phải hoàn toàn mới lạ, cũng không phải hoàn toàn do Bồ Tùng Linh sáng tạo ra. Nó là sự kế thừa của mạch nguồn văn học truyền thống, đó là truyền thống kể chuyện dân gian (sưu tầm, “nghe đến đâu ghi
32
chép đến đây”) và truyền thống sáng tác bằng văn ngôn từ chí quái chí nhân đời Tấn đến
truyền kỳ đời Đường, truyền kỳ và thoại bản đời Tống. Thế nhưng với. bút pháp táo bạo tân kỳ, Bồ Tùng Linh đã đem đến cho sáng tác của ổng một diện mạo mới, nó không còn khô cứng vô cảm như những xác ướp của quá khứ, mà lung linh sinh động và có một sức cuốn hút kỳ diệu. Bồ Tùng Linh đã "lạ hóa" cả phương thức thể hiện, sự cách tân của ông vượt trội hẳn so với cả văn chương kể chuyện bình dân lẫn văn chương bác học văn ngôn ở chỗ điểm nhìn, góc nhìn khác biệt để tạo nên một khả năng chiếm lĩnh, lý giải hiện thực.
Trong các câu chuyện kể dân gian, với hình thức diễn xướng là kể chuyện, người kể đóng vai trò là người kể lại, trình bày truyện chứ khổng phải dẫn truyện nên hiện thực được quan sát thông qua chính họ, theo. quan niệm đạo lý của chính họ, phương thức thẩm mỹ của chính họ. Vì vậy cái thế giới mà họ tạo ra cũng rạch ròi và giản đơn như chính trong cách nhìn và quan niệm của họ: thế giới âm dương được phân đôi, không chia cắt cũng không nhập làm một, thế giới của người và quỷ cũng được phân định rạch ròi, con người mang phẩm chất tốt, thiện, ma quỷ là lực lượng thù nghịch tàn bạo, còn thần tiên là lực lượng bảo trợ cho con người.
Đến Liêu trai, cái nhìn đã khác đi, thế giới trong Liêu trai ma quỷ lẫn lộn với con người, trong thế giới người có người tốt có người xấu, còn ma quỷ không phải lúc nào cũng xấu, thậm chí có Ịúc còn giúp người, có lúc người và hồ, ma trở thành tri kỷ tâm giao tâm đắc. Việc đánh đồng hai thế giới người và ma quỷ có thể coi là bước đột phá táo bạo của Bồ Tùng Linh để tạo nên một độ "nhòe" nhất định cho tác phẩm và cũng thể hiện cái nhìn sắc sảo của nhà văn trước cái hiện thực đầy hỗn tạp và mâu thuẫn mà ông đang sống và chứng kiến. Hơn ai hết, đã từng lăn lóc với đời, mặn nhạt chua cay từng nếm trải, Bồ Tùng Linh hiểu rõ thế giới hiện thực có bao giờ được an bài một cách phân minh, rành rẽ như cái "trật tự" được sắp đặt trong đầu óc các bậc thánh hiền hoặc như cách hình dung giản dị của dân gian.
33
Hòa nhập hai thế giới Con Người và ma quỷ làm một là cách để nhìn cho rõ hơn cái giá trị đích thực của Con Người và để nhận diện rõ hơn cái phần "con" lẩn quất đâu đó trong cái lốt "người".
Nhờ nét "nhòe" tảo bạo trong tác phẩm của ông mà hiện thực do ông tái hiện đã trở nên đời hơn, thực hơn, bao quát hơn, nó không còn là câu chuyện của một thời đại nữa mà là của mọi thời đại.
Trong Liêu trai, nhân vật thư sinh đóng vai trò là người dẫn truyện, đã dẫn dắt người dắt người đọc đi vào cái thế giới huyền ảo lung linh, hư hư thực thực của văn sỹ họ Bồ. Hình ảnh những anh học trò với thân thế địa vị khác nhau đã hình thành đối tượng khách quan của ngòi bút tác giả, trở thành "điểm quy chiếu" mới của hệ thống nhân vật trong Liêu trai chí dị để tạo nên một điểm nhìn nhất quán trong mối quan hệ phức tạp, nhiều bậc của cái xã hội đương thời trong tác phẩm của ông. Đây là điểm khác biệt giữa tác phẩm của Bồ Tùng Linh với các câu chuyện kể dân gian. Trong chuyện kể dân giàn, nhân vật học trò không bao giờ là nhân vật dẫn truyện. Ở đó, tác giả dân gian nhìn cuộc đời cũng như thế giới thần tiên ma quỷ thông qua nhân quan của chính họ, thông qua sự khu xử đạo lý của họ chứ không phải thông qua nhận thức của người có học và những quan niệm đôi khi khó hiểu, trừu tượng của kẻ sĩ đương thời.
Với quan niệm nghệ thuật mới mẻ của Bồ Tùng Linh trong cách nhìn và cảm nhận hiện thực, Liêu trai chí dị đã mang đến cái nhìn đa chiều, nhiều tầng về bức tranh hiện thực thời phong kiến với những mối quan hệ phức tạp đang diễn ra theo chiều hướng vận động, đem đến cho con người một thái độ sống theo lẽ tự nhiên không thụ động chấp nhận sự an bài. Không phải ngẫu nhiên mà nhà nghiên cứu Phùng Trấn Loan đời Thanh đã đề xuất một nguyên tắc đọc Liêu trai chí dị như sau :
"Phải lấy con mắt đọc Tả truyện mà đọc sách này vì Tả truyện rộng lởn mà Liêu
trai khéo, kỹ...
Phải lấy con mắt đọc Trang Tử mà đọc sách này vì Trang Tử chờn vờn, tưng tửng
34
Phải lấy con mắt đọc Sử ký mà đọc sách này vì Sử ký hơi văn cường thịnh mà Liêu
trai hơi văn sâu kín...
Phải lấy con mắt đọc ngữ lục họ Trình, họ Chu mà đọc sách này vì Trình, Chu lý
tinh mà Liêu trai tình đúng". (35.50)
Mục đích của Phùng Trấn Loan không phải đem đối lập các giá trị của Liêu trai với các bộ sách nổi tiếng xưa mà ông muốn nhấn mạnh, muốn làm nổi bật thêm tiếng nói đa nghĩa hiếm có của tác phẩm, mặt khác đặt Liêu trai ngang hàng với các tác phẩm đã trở thành kinh điển cũng là một cách đề cao giá trị của nó.
Thành công của Liêu trai không chỉ là sự thể hiện một cái nhìn sắc sảo thấu đáo của một con người đã từng ba chìm bảy nổi với đời. Cái nét tài hoa của ngòi bút Bồ Tùng Linh không chỉ là sự thăng hoa của những thiên hướng bẩm sinh mà nó còn là sự thể hiên của một thái độ nghiêm túc trong lao động nghệ thuật. Cái cách cần mẫn ghi chép cẩn thận gọt tỉa gia công cho tác phẩm trong khoảng ba mươi năm trời là một bằng chứng sinh động về một nét đẹp trong nhân cách nhà văn ý thức được lao động sáng tạo nghệ thuật là nghiêm túc và cẩn thận, điềm đạm, sâu sắc "quý hồ tinh, bất quý hồ đa".
Trong Dữ chu đệ điệt thư, ông đã trình bày cụ thể quá trình sáng tác văn nghệ của mình như sau: "Tuy xưa nay tác phẩm nổi tiếng nhiều như rừng, nhưng tịnh không có
loại cứng nhắc rối rắm, không có kiểu phẳng lặng thẳng tuột, như vậy, mới trở thành tác
phẩm hay được. Cho nên khi đề tài vừa tới tay thì phải tĩnh lặng đặt cả tâm hồn mình vào
cái thần, cái lý của sự vật, từ thực tới hư, từ có tới không mà suy đi nghĩ lại. Khi đã thâm
nhập vào bên trong của sự vật rồi, thì phải để ý tìm tòi khắp đủ mọi bộ phận trước sau,
trên dưới không để sót một thứ gì".
(Dặn theo Khâu Chấn Thanh trong Lý luận Văn học Nghệ thuật cổ điển Trung Quốc. 67.248).
Ở một đoạn khác ông lại viết:
"Kíp khi đã đầy đủ trong lòng và ngưng ở nơi tay rồi thì mặc cho người khác có thể
35
tới khi bài dừng mực hết mọi người vẫn cảm thấy như có hàng chục hàng trăm lời ở đầu
ngọn bút. Hoặc mặc cho người khác viết vài lời là đủ, ta lại kéo dài ra hàng chục hàng
trăm lời, thế mà tôi khi bài dừng mực hết, (mọi người) lại cảm thấy dường như trên giấy
không quá một lời (chữ). Làm được như vậy, còn lo gì văn chương không lý sáng lời đạt,
thần khỉ không đầy đủ hoàn toàn nữa ? Như vậy được gọi là phép (phương pháp) tránh
chỗ thực đánh chỗ hư."
( Dẩn theo Khâu Chấn Thanh trong Lý luận Văn học Nghệ thuật cổ điển Trung Quốc. 67.252).
Không thể coi đó là những tuyên bố về nghệ thuật, cũng không phải sự tổng kết kinh nghiệm của nhà văn, nhưng nó là những lời tâm huyết của một con người đa tài nhưng cũng rất đỗi thâm trầm, sắc sảo. Đó là ý thức về lao động sáng tạo của nhà văn, một nhà văn chân chính phải nghiêm túc từ khâu chọn đề tài đến khi bước vào cấu tứ và triển khai viết lách, nói cách khác ông đã nhấn mạnh đến ý thức sáng tạo của chủ thể và xuyên suốt cả quá trình sáng tạo ây là cái tấm cái tình của người sáng tác, cái tâm, cái tình sẽ chi phối cái nhìn, quan niệm về thế giới về con người của chủ thể (nhà văn).
Một tác phẩm cứng nhắc rối rắm, hay phang lặng thẳng tuột chỉ có thể là một sự sao chép máy móc của một tâm hồn đơn điệu khô khan. Đã có biết bao tác phẩm được viết lách một cách công phu nhưng vẫn bị chìm vào quên lãng vì nó không đem đến cái lạ và hay, không đem đến một tiếng nói riêng. Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, trí tưởng tượng của nhà văn sẽ chắp cánh cho ngòi bút trong cuộc viễn du khám phá thế giới. Bồ Tùng Linh đã ý thức được quyền hư cấu của nhà văn, bám sát hiện thực nhưng không sao chép mà là biểu hiện nó.
Trong chiếc áo khoác kỳ ảo, hiện thực Liêu trai chí dị hiện lên với từng chi tiết nhỏ nhặt nhất của đời thường tuy dùng những câu chuyện hoang đường để chuyển tải ý đồ nghệ thuật nhưng vẫn không hại đến tính chân thực của tác phẩm. Đó là thành công của Bồ Tùng Linh.
36
Đọc Tịch Phương Bình người đọc hồi hộp theo dõi cuộc đấu tranh quyết liệt của Tịch Phương Bình trên đường đi tìm công lý (hai lần chết đi sống lại và những cực hình phải chịu đựng ở chốn âm phủ). Tất cả những yếu tố kỳ ảo, hoang đường đó đã tạo nên giá trị thẩm mỹ của tác phẩm, thể hiện khát vọng chiến thắng: bạo tàn của những con người thấp cổ bố họng trong xã hội phong kiến. Hầu hết các câu chuyện trong Liêu trai đều nói đến ma quỷ hồ ly nhưng không đem đến cho người đọc cảm giác rùng rợn khiếp đảm cũng là nhờ vào việc "xử lý" tài tình các yếu tố hoang đường và cách miêu tả uyển chuyển khúc chiết đan xen giữa "cái hư và cái thực", cái kỳ ảo, đúng lúc đúng chỗ và không lạm dụng nó mới tạo nên cái "diệu" cho tác phẩm.
Quả thực đọc Liêu trai cũng giống như thưởng thức một bài thơ hay, không thể qua loa đại khái mà phải nghiền ngẫm suy nghĩ, liên tưởng mới hiểu hết được cái tầng nghĩa mà Bồ Tùng Linh thể hiện.
Có thể ví quá trình sáng tạo nghệ thuật của Bồ Tùng Linh như con tằm rút ruột nhả tơ. Lao động của nhà văn đã nhận được phần thưởng xứng đáng cho cả một đời nỗ lực bằng ngòi bút để dệt nên những áng văn bất hủ lưu danh muôn đời. Ông được coi là một danh nhân văn hóa thế giới, phần thưởng cho cả nhân cách và tài năng của một nhà văn.
37
CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI THỰC TRONG LIÊU TRAI CHÍ DỊ