Ở giai đoạn 7 ngày sau khi ươm, cường độ hô hấp của chồi dừa Ta ở nhóm xử lí GA3 20 mg/l cao nhất, cường độ hô hấp tương đương nhau giữa nhóm xử lí nước dừa 100% và nhóm xử lí NAA 2 mg/l, nhóm đối chứng (nước cất) cao hơn nhóm xử lí BA 10 mg/l (bảng 3.12).
Vậy, chồi dừa Ta hô hấp mạnh khi xử lí quả bằng dung dịch GA3 20 mg/l.
Bảng 3.12: Cường độ hô hấp của chồi dừa Ta
Xử lí Cường độ hô hấp (µl O2/g/giờ) Đối chứng (nước cất) 5,22 ± 0,41c
GA3 20 mg/l 8,31 ± 0,32a Nước dừa 100% 7,09 ± 0,31b
NAA 2 mg/l 6,70 ± 0,35b
BA 10 mg/l 4,13 ± 0,29d
Các số trung bình trong cột với các mẫu tự khác nhau khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05%
3.9. Cường độ quang hợp
Ở giai đoạn 60 ngày sau khi ươm, cường độ quang hợp của lá ở nhóm xử lí GA3 20 mg/l cao nhất, kế đến là nhóm xử lí BA 10 mg/l, nhóm xử lí nước dừa 100% và nhóm đối chứng (nước cất) tương đương nhau, nhóm xử lí NAA 2 mg/l có cường độ quang hợp thấp nhất (bảng 3.13).
Vậy, lá dừa Ta quang hợp mạnh khi xử lí quả bằng dung dịch GA3 20 mg/l.
Bảng 3.13: Cường độ quang hợp của lá dừa Ta
Xử lí Cường độ quang hợp (µl O2/cm2/phút) Đối chứng (nước cất) 0,1234 ± 0,0139bc GA3 20 mg/l 0,2042 ± 0,0039a Nước dừa 100% 0,1357 ± 0,0103bc NAA 2 mg/l 0,1016 ± 0,0093c BA 10 mg/l 0,1474 ± 0,0131b
Các số trung bình trong cột với các mẫu tự khác nhau khác biệt có ý nghĩa ở mức p = 0,05%
3.10. Ảnh hưởng của các chất điều hòa tăng trưởng thực vật trên phôi dừa nảy
mầm in vitro