NGHỆ HÀN ĐẮP
Trong quá trình vận hành nhu cầu đặt ra là phải có chi tiết thay thế để sửa chữa. Khi làm việc sau một thời gian dài thì một số chi tiết bị hư hỏng do mòn mỏi không sử dụng được nữa vì vậy phải thay thế. Các chi tiết thay thế thường được nhập từ nơi sản xuất ra máy nên rất phức tạp và giá thành thường rất cao do chi phí sản xuất và vận chuyển. Trong khi đó thị trường cạnh tranh rất khốc liệt đòi hỏi các đơn vị phải hạ giá thành . Do đó để có thể sản xuất được hoàn toàn các sản phẩm thay thế trong nước là một vấn đề rất cần thiết được nhiều nhà máy quan tâm. Một trong những bộ phận cần thay thế thường xuyên trong quá trình vận hành của máy ủi và máy xúc đào là Galê. Hiện nay trong nước đã có nhiều người quan tâm đến để phục hồi Galê nhưng chưa thu được kết quả khả quan. Chất lượng Galê sau khi phục hồi trong nước chưa đạt yêu cầu như:
- Vật liệu đắp có tính chất cơ học so với vật liệu cơ bản nên nhanh bị mòn, dẫn đến mất nhiều thời gian thay thế nên giảm công suất máy.
- Kích thước không đạt yêu cầu.
Trong quá trình sửa chữa máy, chúng ta gặp những chi tiết máy có khuyết tật mà trị số còn nằm trong giới hạn cho phép. Đối với những chi tiết này, một vấn đề đặt ra là phải phục hồi, sửa chữa để sử dụng lại.
Tuy vậy, trong thực tế không phải tất cả các chi tiết thuộc đối tượng trên đều được sửa chữa, phục hồi. Do vậy trước khi quyết định công nghệ phục hồi một chi tiết máy nào đó chúng ta phải xem xét đến tính hợp lý phục hồi đối với chi tiết đó, tức là phải so sánh xem chi tiết có nên phục hồi hay không, hay là nên thay chi tiết mới, hoặc nếu phục hồi thì phục hồi bằng phương pháp nào là hiệu quả nhất.
Kinh nghiệm của các nhà máy sửa chữa trong nước cũng như nước ngoài đều cho rằng những chi tiết có khối lượng kim loại lớn và những chi tiết được chế tạo từ các loại thép hợp kim với số lượng chi tiết rất lớn nếu được phục hồi sửa chữa thì giá thành
thấp hơn rất nhiều so với thay chi tiết mới, đồng thời sẽ tiết kiệm được một khối lượng lớn kim loại.
Công nghệ hiện thời về sửa chữa máy đã tạo ra một cơ hội để lựa chọn các phương pháp khác nhau cho việc phục hồi chi tiết máy, bởi vì các chi tiết có cùng một khuyết tật nhưng có thể phục hồi bằng các phương pháp khác nhau. Những yếu tố về kinh tế, về công nghệ và về tổ chức đều có ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp phục hồi chi tiết máy.
Do tính đa dạng của các chi tiết máy cấu thành máy xây dựng, nên chúng ta không thể đề xuất một cách cụ thể cho việc phục hồi từng chi tiết riêng biệt. Việc lựa chọn một phương pháp hợp lý cho việc sửa chữa chi tiết được tiến hành theo 2 bước. Trước hết, nên dự kiến tất cả các phương pháp phục hồi có thể áp dụng để khắc phục hoàn toàn các khuyết tật của chi tiết, sau đó mới chọn một phương pháp hiệu quả nhất. Việc chọn phương pháp phục hồi hợp lý được tiến hành theo các chỉ tiêu khác nhau. Theo [10] ta có:
Phổ biến hơn cả là chỉ tiêu kinh tế Ke : cs e m Cm C K C − = - Trong đó:
+ Cm giá mua chi tiết mới
+ C SC - Giá thành sửa chữa chi tiết cũ theo phương pháp được chọn. Giá thành sửa chữa chi tiết bao gồm: CSC = CL + CVL+ CK
Trong đó: CL- Tiền lương trả cho công nhân; CVL - Tiền mua vật liệu;
CK - Các chi phí khác như khấu hao máy móc, năng lượng, vật tư nhiên liệu v.v…
Trong quá trình sửa chữa chi tiết, việc đánh giá công nghệ phục hồi còn được dựa theo chỉ tiêu kỹ thuật, thông thường người ta đánh giá theo hệ số tuổi thọ (Kt ):
sc t
t K =
tsc - Tuổi thọ của chi tiết được phục hồi bằng phương pháp đã chọn; t m - Tuổi thọ của chi tiết mới.
Phương pháp phục hồi hợp lý nhất là phương pháp có hệ số tuổi thọ lớn và chỉ tiêu kinh tế lớn. Những yêu cầu đặt ra đối với các phương pháp phục hồi:
1- Bảo đảm phục hồi chi tiết đạt chế độ lắp ráp yêu cầu. 2- Có khả năng gia công cơ khí.
3- Bảo toàn được cơ tính ban đầu của chi tiết.
4- Bảo đảm được độ chống mòn ban đầu hoặc tăng thêm được độ chống mòn của chi tiết.
Tất cả các phương pháp phục hồi được phân ra theo các nhóm sau đây:
- Phương pháp phục hồi tạo ra sự thay đổi kích thước ban đầu của chi tiết. - Phương pháp phục hồi không làm thay đổi kích thước ban đầu của chi tiết.