Độ an toàn và tin cậy của các kết cấu là những yêu cầu cần thiết hàng đầu cho tất cả các công trình, bên cạnh đó hàn đắp là một phương pháp phủ cơ bản nhất cho hầu hết các bề mặt hình trụ mòn hoặc các bề mặt tạo phôi để sản phẩm mới. Vì vậy mối hàn đắp phải đáp ứng được các yêu cầu về mặt chất luợng, nhằm thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật được hình thành trên cơ sở điều kiện làm việc thực tế của bề mặt chi tiết.
Để bảo đảm được chất lượng mối hàn đắp, ta cần phải quan tâm đến quá trình nóng chảy và đông đặc của kim loại, tốc độ nguội của mối hàn, thành phần và tính chất của vật liệu hàn, vật liệu cơ bản cũng như sự thay đổi của chất lượng vật liệu, sự phân bố của trường nhiệt, sự xuất hiện và phân bố của trường ứng suất dư, sự biến dạng của kết cấu và khả năng xuất hiện khuyết tật. Sự xuất hiện của các yếu tố trên không chỉ rất phức tạp về mặt kỹ thuật mà đôi khi còn rất khó phát hiện và nhận biết. Ví dụ như các khuyết tật bên trong sẽ không thể phát hiện nếu không có các phương pháp kiểm tra hiện đại, trong khi trường ứng suất dư và sự thay đổi cấu trúc kim loại tại vùng ảnh hưởng nhiệt là rất khó xác định bằng phương pháp thông thường.
Để mối hàn có thể đạt được chất lượng tốt ta không chỉ quản lý tốt các hoạt động hàn trực tiếp mà còn cả công việc có liên quan khác như kiểm tra thành phần và tính hàn của vật liệu cơ bản, vật liệu hàn, máy hàn, nguồn điện, kiểm tra lượng dư đắp, khuyết tật và hình dáng bề mặt lớp đắp
Những yếu tố trên yêu cầu những thủ tục và phương pháp quản lý chất lượng phức tạp và rất khác với các phương pháp hàn nối kết cấu và gia công cơ khí khác. Do vậy việc nghiên cứu và đưa ra các phương pháp quản lý các yếu tố ảnh hưởng chính tới chất lượng mối hàn là việc cần thiết và rất quan trọng trong lĩnh vực hàn đắp.
Qua sự phân tích ở trên và theo tiêu chuẩn ISO ta có thể đưa ra sơ đồ các yếu tố cơ bản cần quản lý trong qúa trình hàn được thể hiện ở Hình 1.1
Đặc biệt khi nghiên cứu quá trình hàn đắp các bề mặt trụ tròn ta thấy rằng ngoài việc phải xác định các yếu tố công nghệ chính như vật liệu, chế độ hàn, thiết bị hàn… thì việc xác định trường nhiệt để quyết định nhiệt độ gia nhiệt trước, nhiệt độ giữa các
biện pháp xử lý nhiệt sau khi hàn là những bước nghiên cứu rất phức tạp nhưng cũng rất quan trọng và cần thiết, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và tuổi thọ của mối hàn. Như ta đã nghiên cứu ở
phần trên các bề mặt trụ tròn là những bề mặt có tầm quan trọng đặc biệt trong thiết bị máy móc, đồng thời chế độ làm việc cũng rất khắc nghiệt do tỷ lệ thành phần các nguyên tố hợp kim của kim loại cơ bản cũng rất cao và khá đặc biệt. Do vậy để qúa trình hàn phục hồi có thể đạt được hiệu qủa cao chúng ta cần nghiên cứu kỹ các yếu tố ảnh hưởng như sau:
- Thành phần hoá học và trường nhiệt trong quá trình hàn phục hồi, từ đó quyết định lựa chọn nhiệt độ nung nóng trước khi hàn, nhiệt độ giữa hai lớp hàn và xử lý nhiệt sau khi hàn.
- Sự phân bố của trường nhiệt trong quá trình hàn phục hồi, từ đó quyết định lựa chọn nhiệt độ nung nóng trước khi hàn, nhiệt độ giữa hai lớp hàn và xử lý nhiệt sau khi hàn.
- Quá trình hình thành và sự phân bố của trường ứng suất tức thời trong khi hàn và trường ứng suất dư khi hoàn tất quá trình hàn, đưa ra sự phân bố chu trình hàn hợp lý nhằm giảm tối thiểu biến dạng của chi tiết và ứng suất dư đồng thời đưa ra biện pháp gia công nhiệt hợp lý.
- Nhiệt độ nung nóng trước, công nghệ xử lý nhiệt sau khi hàn nhằm khử ứng suất dư và ổn định lại tổ chức kim loại mối hàn và vùng ảnh hưởng nhiệt.