Chọnvật liệu hàn căn cứ vào tính hàn của vật liệu cơ bản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ phục hồi bề mặt chi tiết galê của xích máy ủi bằng hàn đắp (Trang 46 - 48)

- Đối với thép cácbon và thép hợp kim thấp để đánh giá nứt nóng thiên tíc hở vùng ảnh hưởng nhiệt ta dùng công thức sau :

c. Tính toán thông số nhạy cảm với nứt tần g:

3.6.5. Chọnvật liệu hàn căn cứ vào tính hàn của vật liệu cơ bản

Thép hợp kim cường độ cao thường rất hay xuất hiện hiện tượng tập trung ứng suất do có những khuyết tật xuất hiện trong quá trình hàn và thường là có tính hàn kém. Do vậy khi chọn vật liệu hàn nhất thiết nó phải có tính hàn tốt, phải có khả năng chống lại sự xuất hiện của các khuyết tật hàn như: nứt, rỗ, khí, ngậm xỉ, cháy chân mối hàn… và đặc biệt phải tạo nên một mối hàn ít tạp chất có độ sạch cao.

Những yếu tố liên quan và dùng để đánh giá tính hàn của kim loại hàn đó là nứt nóng, nứt nguội, rỗ khí, ngậm xỉ và sự tạo dáng của mối hàn. Căn cứ vào các yếu tố trên để ta đánh giá tính hàn của vật liệu tốt hay xấu, và đó là cơ sở để chọn vật liệu hàn cho phù hợp.

Để đánh giá một cách tương đối chính xác tính hàn của mỗi vật liệu, có thể tiến hành các phương pháp kiểm tra tính hàn của vật liệu như sau:

Tính hàn đó là một khái niệm đánh giá về chất lượng của vật liệu, nó chịu ảnh hưởng của rất nhiều các thông số quan trọng liên quan đến chế tạo và điều kiện làm việc. Có rất nhiều các biến số ảnh hưởng trong quá trình thiết kế, chế tạo lắp ghép của các kết cấu thép trong thực tiễn. Do vậy không thể có một phương pháp kiểm tra riêng

biệt hoặc hỗn hợp nào có thể diễn tả chính xác tính hàn của các loại vật liệu. Với giới hạn như vậy, các biện pháp kiểm tính hàn chỉ có thể cung cấp cho chúng ta các thông số có giá trị về một tính nào đó của kim loại và hợp kim. Tuy nhiên các thông số đó chỉ có nghĩa như là các phép kiểm tra trong phòng thí nghiệm và mang tính chất thông báo. Để kiểm tra tính hàn của vật liệu khi hàn đắp thường dùng các phương pháp thử chuẩn sau:

Đó là đo độ cứng lớn nhất tại vùng ảnh hưởng nhiệt của lớp hàn đắp. Cách đơn giản nhất để đánh giá tính hàn của vật liệu là tiến hành đo độ cứng lớn nhất tại vùng ảnh hưởng nhiệt. Giá trị độ cứng càng cao thì tính hàn ở vật liệu đó càng kém. Từ kết quả thu được ta có thể đánh giá tính hàn của liệu thông qua tiêu chuẩn của Nhật Bản JIS Z 3101.

Sơ đồ của phương pháp thử được mô tả ở Hình 3.1

Hình 3.1

Bằng phương pháp thực nghiệm người ta đã xác định được rằng, nếu độ cứng vùng ảnh hưởng nhiệt không vượt quá 350HV thì hiện tượng nứt hầu như không xảy ra. Nếu độ cứng HV>350 thì liên kết hàn sẽ rất dễ xuất hiện vết nứt, do đó phải xác định được quy trình công nghệ và chế độ gia công nhiệt phù hợp

A - A

Đây là một biện pháp kiểm tra theo kiểu mô phỏng, nó có thể cung cấp cho chúng ta các thông tin rất quan trọng có liên quan tới các đặc tính cơ học tại vùng ảnh hưởng nhiệt. Đó cũng là yếu tố liên quan đến độ bàm dính của lớp đắp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ phục hồi bề mặt chi tiết galê của xích máy ủi bằng hàn đắp (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)