- UTP AFDUR 350 là hợp kim cao cacbit Crôm để phủ bề mặt Dây hànđược thêm vào các hợp kim có khả năng chịu mài mòn cao và tác động vừa phải Đồng thời có
3.8.2. Những đặc trưng cơ bản của phương trình truyền nhiệt
Những đặc trưng cơ bản của sự truyền năng lượng nhiệt từ hồ quang hàn tới chi tiết hàn và sự truyền nhiệt trong bản thân chi tiết phụ thuộc chính vào độ dẫn nhiệt của vật hàn, nó được biểu diễn bằng phương trình sau.
( )T T ( )T T ( )T T C T( ) T [3.4] x λ x y⎡λ y⎤ z λ z ρ t ∂ ⎡ ∂ ⎤ ∂ ∂ ∂ ⎡ ∂ ⎤ ∂ + ⎢ ⎥+ = ⎢ ⎥ ⎢ ⎥ ∂ ⎣ ∂ ⎦ ∂ ⎣ ∂ ⎦ ∂ ⎣ ∂ ⎦ ∂
Trong đó: x : Toạ độ phương trùng với hướng hàn, (mm)
y : Toạ độ phương ngang với hướng hàn, (mm)
z : toạ độ theo phương vuông góc với bề mặt hàn, (mm)
T: Nhiệt độ tại điểm cần khảo sát của vật hàn, 0C λ (T) : Độ dẫn nhiệt của kim loại, J/mm.s.0C ρ: Khối lượng riêng của kim loại, g//cm3
C: Nhiệt dung riêng của kim loại, J/g.0C
Sự hình thành nội trường nhiệt là một thông số rất quan trọng khi quá trình hàn cung cấp nhiệt lượng cho cả phần vật liệu ở bên dưới bề mặt hàn. Đối với phương pháp hàn tự động, thường sử dụng mật độ năng lượng rất lớn. Đầu tiên năng lượng nhiệt được truyền trực tiếp vào bề mặt chi tiết, sự nung nóng bề mặt chi tiết được quyết định bởi sự phân bố dòng nhiệt q(x,y) trên một diện tích nhỏ của bề mặt chi tiết hơn là bởi sự hình thành trường nhiệt bên trong.
z T T y x q( , )=λ( ).∂ /∂
Năng lượng nhiệt bị thất thoát ra môi trường xung quanh thông qua việc bức xạ nhiệt và sự đối lưu, hoặc nó được truyền sang các vật đỡ và cố định trục hoặc các chi tiết khác liên kết với nó. Do vậy, năng lượng nhiệt cung cấp để tạo bể hàn có thể tập trung vào một phần diện tích nhỏ của bề mặt vật hàn như một dòng nhiệt (q) hoặc truyền vào bên trong vật hàn (Qn). Năng lượng nhiệt được phân bố trong vật hàn nhờ truyền nhiệt và cuối cùng sẽ thất thoát ra môi trường xung quanh thông qua các chi tiết đỡ hoặc các kết cấu liên kết hàn.