- Nhược điể m:
4.3. Các kỹ thuật hàn của quá trình hàn đã chọn.
- Điện áp hồ quang được điều chỉnh trước khi hàn. Dây hàn tự bảo vệ rất nhạy với sự thay đổi điện áp nên thông số này cần được điều chỉnh chính xác. Hàn với điện áp cao và hồ quang dài đảm bảo sự điều hoà của mối hàn với kim loại cơ bản nhưng bắn toé và có thể gây cháy chân và rỗ mối hàn.
- Sự tăng cường độ hàn ảnh hưởng tới tốc độ chảy của dây và độ ngấu của mối hàn, chiều cao mối hàn tăng đáng kể. Sự tạo hình mối hàn đảm bảo khi thay đổi đồng thời cường độ hàn và điện áp hồ quang.
- Tầm với điện cực được xác định trước khi hàn, song cũng có thể điều chỉnh trong quá trình hàn nếu cần. Tầm với điện cực phụ thuộc kỹ thuật hàn, kiểu và đường kính dây. Khi hàn với dây tự bảo vệ kiểu Cacbonat – Flour tầm với điện cực có thể tới 90 mm, trong khi đó, với dây Rutin là 60 mm.
- Khi tăng tầm với điện cực và tốc độ dây, đồng thời giữ nguyên điện áp nguồn (không tải), thì dòng điện hàn giảm và chiều sâu ngấu giảm. Trong trường hợp này năng suất hàn không đổi. Năng suất hàn tăng khi tăng tầm với điện cực, tốc độ dây và giữ không đổi cường độ hàn. Như vậy sự tang tầm với điện cực là yếu tố nâng cao năng suất quá trình hàn. Tuy nhiên, hàn với tầm với điện cực lớn đòi hỏi trình độ tay nghề cao và cần sử dụng thêm đầu bép dao động để dẫn dây hàn chính xác hơn.
- Hàn dây bột thực hiện với góc nghiêng của dây nhỏ (tới 15o so với mặt đứng). Hàn với điện cực nghiêng về phía ngược chiều với chiều hàn làm giảm chiều sâu ngấu và tăng chiều rộng mối hàn. Kỹ thuật này thông thường được sử dụng khi chế độ hàn cao, điện cực nghiêng một góc tới 30o.
- Sự thay đổi tốc độ hàn ảnh hưởng tới độ ngấu và kích thước mối hàn. Hàn với tốc độ thấp làm tăng tiết diện và chiều sâu ngấu của mối hàn. Nhưng nếu tốc độ hàn quá nhỏ độ ngấu giảm do sự hấp thụ nhiệt của lượng lớn kim loại lỏng và xỉ lỏng tại vùng hồ quang. Hàn với tốc độ quá lớn làm giảm sự đồng đều nhất của mối hàn và gây nhiều khuyết tật khác.
- Tốc độ hàn khi hàn dây bột không nên quá : 40 – 50 m/h.