- UTP AFDUR 350 là hợp kim cao cacbit Crôm để phủ bề mặt Dây hànđược thêm vào các hợp kim có khả năng chịu mài mòn cao và tác động vừa phải Đồng thời có
b. Nung nóng trước cho bề mặt trụ galê
3.10.3. Xử lý nhiệt sau khi hàn
Trong kết cấu hàn, sau khi hoàn tất quá trình hàn sẽ tồn tại một nội ứng suất được gọi là ứng suất dư. Trong một vài trường hợp, giá trị của ứng suất dư có thể lớn xấp xỉ giá trị giới hạn chảy của vật liệu. Khi kết cấu hàn chịu ngoại lực thì nội ứng suất sẽ tăng thêm từ phía ứng suất dư cùng dấu và có thể vượt quá giá trị ứng suất thiết kế dẫn đến phá huỷ kết cấu hàn. Do vậy việc khử ứng suất dư của kết cấu hàn là việc làm cần thiết nhằm tăng tuổi thọ và độ tin cậy của kết cấu hàn.
Để nhằm mục đích khử ứng suất dư sau khi hàn, có hai phương pháp chính đó là xử lý cơ học và xử lý nhiệt. Việc xử lý bằng cơ học đôi khi rất hạn chế về phạm vi
áp dụng và hiệu quả. Trong khi đó, xử lý nhiệt sau khi hàn (PWHT) là phương pháp rất hiệu dụng. Phương pháp này có thể áp dụng phù hợp cho nhiều chủng loại chi tiết, mặt khác công dụng của chúng không chỉ nhằm mục đích giảm ứng suất dư mà còn có nhiều tác dụng hữu hiệu làm tăng đáng kể chất lượng mối hàn, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tăng tuổi thọ và độ tin cậy của liên kết hàn.
Khử ứng suất dư bằng xử lý nhiệt là phương pháp mà trong đó kết cấu hàn được nung nóng lên tới một nhiệt độ đủ lớn và được duy trì trong một thời gian vừa đủ cho đến khi ứng suất dư hầu như được khử hoàn toàn.
Quá trình khử ứng suất dư và nguyên công ủ hoặc thường hoá là hoàn toàn khác nhau. Nhiệt độ ủ và thường hoá cao hơn dải nhiệt độ tới hạn, vào khoảng 750 – 9000C, trong khi đó nhiiệt độ khử ứng suất dư thấp hơn dải nhiệt độ tới hạn. Khi ủ và thường hoá cũng khử ứng suất dư, song nhiệt độ đòi hỏi rất cao của quá trình này sẽ dẫn đến sự dịch chuyển biến pha của cấu trúc hạt tinh thể, dẫn đến sự thay đổi về cơ tính đồng thời kích thước hình học của kết cấu có thể bị thay đổi.
Mối liên hệ giữa nhiệt độ xử lý nhiệt và ứng suất dư tồn tại trong chi tiết cho thép hợp kim thấp thường được thể hiện trên Hình 3.17. Ta nhận thấy rằng, tại nhiệt độ 5000C, vẫn còn tồn tại 27% giá trị ứng suất dư trong kết cấu hàn. Chỉ tới khi nhiệt độ vượt quá 6000C thì ứng suất dư mới được coi như được loại trừ hoàn toàn.
Việc áp dụng biện pháp xử lý nhiệt sau khi hàn (PWHT) sẽ tạo ra các ảnh hưởng tích cực sau:
- Góp phần làm giảm và khử ứng suất dư.
- Làm nhỏ mịn hạt kim loại ở vùng ảnh hưởng nhiệt
- Giải phóng khí hyđrô xâm nhập vào mối hàn và vùng ảnh hưởng nhiệt, góp phần ngăn chặn hiện tượng nứt nguội.
- Tăng đáng kể độ dai va đập
- Làm giảm giới hạn bền và giới hạn chảy của vật liệu khoảng 10% song lại làm tăng tính dẻo của vật liệu, ngăn chặn hiện tượng phá huỷ dòn của kết cấu trong quá trình làm việc.
Nhiệt độ khửứng suất dư (C)
Hình 3.17: Mối liên hệ giữa nhiệt độ và ứng suất dư
Sau khi hàn bề mặt galê thông thường cùng tồn tại ứng suất kéo và ứng suất nén, tuy nhiên cả hai loại ứng suất này sẽ tự triệt tiêu với nhau hoặc được phân bố đều lại trong chi tiết khi ta duy trì liên kết hàn ở nhiệt độ cao (thấp hơn nhiệt độ biến đổi pha) trong một khoảng thời gian phù hợp, đó là biện pháp tích cực nhất.