- Nhóm 4: Mã số A4 từ A4010 đến A4160 bao gồm các chất thải có lẫn các chất hữu cơ và vô cơ bao gồm các chất thải y tế, chất thải dược phẩm, hóa
c. Xử lý chất thải nguy hạ
4.2.3. xuất các biện pháp kinh tế hỗ trợ quản lý CTNH
Bên cạnh các công cụ về luật lệ, các công cụ kinh tế sẽ hỗ trợ đắc lực cho sự thành công của hệ thống quản lý, ví dụ như: thuế chất thải, chính sách tài trợ cho công tác phòng ngừa CTNH, tài trợ cho những nghiên cứu về tái chế và xử lý CTNH, giảm thuế và có những chính sách ưu tiên cho ngành nghề xử lý CTNH, ...
Một trong những biện pháp kinh tế để thực hiện quản lý CTNH là trao đổi thông tin dẫn đến việc thành lập "thị trường trao đổi, tái chế chất thải". Đây là một chương trình giúp giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế các chất thải phát sinh từ công nghiệp. Nguyên tắc cơ bản là xác định được nguồn thải cuối cùng của một đơn vị phù hợp để làm nguyên liệu thô hoặc tái chế thành các sản phẩm ứng dụng cho đơn vị khác.
Các bước để xây dựng "thị trường trao đổi chất thải" :
- Nghiên cứu và xem xét thị trường chất thải hiện có.
- Thực hiện kế hoạch chuyển đổi, tái sử dụng chất thải giữa các ngành. - Giám sát những cải tiến và lập kế hoạch mở rộng những chương trình đã thực hiện có hiệu quả.
Các ngành công nghiệp tham gia vào thị trường trao đổi chất thải sẽ đạt được những lợi ích về kinh tế và lợi ích môi trường.
Các lợi ích kinh tế bao gồm :
- Giảm chi phí quản lý chất thải cho công nghiệp.
- Giảm chi phí mua nguyên liệu thô cho người sử dụng cuối cùng.
- Cải thiện lợi nhuận và nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị tái chế.
Lợi ích về môi trường gồm :
- Gia tăng sự biến đổi các chất thải độc hại và nguy hiểm trước khi đến công đoạn xử lý cuối cùng dẫn đến giảm rủi ro phát thải chúng và môi trường.
- Sử dụng nguyên liệu một cách tiết kiệm và hiệu quả.
- Ngăn ngừa ô nhiễm và giảm thiểu chất thải tác động đến môi trường.