- Nhóm 4: Mã số A4 từ A4010 đến A4160 bao gồm các chất thải có lẫn các chất hữu cơ và vô cơ bao gồm các chất thải y tế, chất thải dược phẩm, hóa
b. Hạn chế của Quy chế quản lý CTNH của Đồng Nai (do UBND Tỉnh ban hành)
qua thời gian 6 năm triển khai thực hiện nhưng vẫn chưa có sự thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế.
b. Hạn chế của Quy chế quản lý CTNH của Đồng Nai (do UBND Tỉnh ban hành) ban hành)
Quy chế quản lý CTNH của Tỉnh (ban hành kèm theo Quyết định số 2582/2001/QĐ.CT.UBT ngày 30/7/2001) nhằm cụ thể hóa quy chế của Trung
như trên, Quy chế của Tỉnh còn có mặt hạn chế về tổ chức thực hiện quản lý CTNH
Hệ thống quản lý chất thải nguy hại trong KCN quá bó hẹp: Các đơn vị chức năng chưa tham gia đầy đủ, chỉ có sự tham gia chủ yếu của Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị phát sinh, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Quy trình chưa được thống nhất và phân định chức năng chưa rõ ràng. Thiếu vai trò của Ban Quản lý các KCN (là đơn vị có trách nhiệm quản lý trực tiếp các KCN) và sự tham gia rộng rãi của các ngành chuyên môn khác.
3.3.2.2. Các vấn đề tồn tại về công tác quản lý nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế quản lý chất thải nguy hại triển khai thực hiện Quy chế quản lý chất thải nguy hại
Tỉ lệ đăng ký quản lý chất thải của chủ nguồn thải còn thấp : 19% (22/120 doanh nghiệp), nên việc đánh giá về tình hình phát sinh CTNH còn chưa đạt độ chính xác cao.
Chưa tiến hành các hoạt động thẩm định, đánh giá hiệu quả các công trình xử lý, tiêu hủy chất thải nguy hại nhằm đảm bảo các tiêu chí về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại.
Chưa có các tiêu chí, tiêu chuẩn để xem xét đánh giá các giải pháp xử lý chất thải nguy hại theo Quy chế Quản lý chất thải nguy hại, cụ thể như : tiêu chí để xác định chất thải được tiếp nhận vào bãi chôn lấp an toàn sau khi đã qua công đoạn xử lý hóa lý, tiêu chí để xác định nguyên tắc đốt tiêu hủy (tiêu chuẩn khí thải, thẩm định công nghệ đốt,...), tiêu chí để tận thu, tái sử dụng kim loại nặng,...
Chưa ban hành hướng dẫn xây dựng phương án chi phí xử lý liên quan đến chất thải nguy hại, tạo cơ sở pháp lý để quản lý thống nhất các vấn đề liên quan đến việc kiểm soát chất thải nguy hại.
Hiện nay, quy trình quản lý CTNH đang được áp dụng từng bước, khó tránh khỏi có những bất cập trong công tác kiểm tra, giám sát. Đối với những đơn vị thực hiện nghiêm túc quy định về quản lý CTNH, tất cả đều phải tuân thủ chế độ kiểm tra định kỳ và nghiêm ngặt. Đối với những đơn vị chưa thực hiện đúng quy định về quản lý CTNH, các cơ quan quản lý Nhà nước thiếu nhân sự để kiểm tra, giám sát và có biện pháp bắt buộc các đơn vị này phải thực hiện đúng quy định.
Công tác quản lý nhà nước về CTNH chưa được thực hiện tốt, không có sự tách biệt giữa các nhiệm vụ phân loại, thu gom, vận chuyển, tiêu hủy xử lý. Quy định này không chặt chẽ dẫn đến việc tạo kẽ hở trong công tác quản lý, nhất là đối với những đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, tiêu hủy xử lý CTNH, những loại chất thải có thể sử dụng được đưa vào sử dụng, phần còn lại bị thải bỏ không kiểm soát, gây nên sự thải bỏ lẫn lộn giữa chất thải sinh hoạt và CTNH vào bãi thải chất thải sinh hoạt.
3.3.2.3. Các vấn đề tồn tại trong hoạt động đăng ký và quản lý chất thải nguy hại của các doanh nghiệp nguy hại của các doanh nghiệp
Công tác quản lý chất thải nguy hại tại các doanh nghiệp ngoài những kết quả đạt được còn một số tồn tại khách quan như sau :
- Hầu hết các doanh nghiệp chưa hình thành được đội ngũ cán bộ chuyên trách về môi trường nói chung và quản lý chất thải nguy hại nói riêng. Công tác quản lý môi trường hầu hết vẫn còn là công tác kiêm nhiệm, chưa có bộ phận quản lý môi trường riêng biệt, số doanh nghiệp có bộ phận chuyên trách về môi trường rất ít. Vì vậy gặp nhiều khó khăn trong công tác khai báo, đăng ký quản lý chất thải nguy hại do nhân sự làm công tác môi trường tại doanh nghiệp đa số đều không có chuyên môn.
chấp nhận được rất nhiều, bao gồm các tiêu chí cơ bản như : nhận thức về chất thải nguy hại, thao tác trên CTNH, kế hoạch khắc phục khi có sự cố ngộ độc, hỏa hoạn, cháy nổ,… Việc quản lý môi trường (trong đó có vấn đề quản lý chất thải) tại các công ty đã có chứng chỉ ISO được thực hiện tốt hơn những đơn vị chưa có ISO.
- Việc thực hiện đăng ký chủ nguồn thải còn chưa đầy đủ, chỉ một số ít doanh nghiệp có ISO 14000 thực hiện tốt.
- Hình thức xử lý chất thải chủ yếu tại đa số doanh nghiệp là giao cho các đơn vị có chức năng xử lý. Việc tái sinh và tái sử dụng được áp dụng tại doanh nghiệp chưa phổ biến và quan tâm đúng mức.
- Công tác thu gom, phân loại chất thải tại nguồn chưa thực hiện triệt để tại các doanh nghiệp. Vì vậy, quá trình kiểm soát chất thải nguy hại tại doanh nghiệp ngay từ nguồn phát sinh cho đến khi chúng được tiêu hủy hoàn toàn là công việc hết sức khó khăn và phức tạp, vẫn còn tình trạng mua bán, trao đổi chất thải nguy hại dưới dạng hàng hóa thương mại (phế liệu công nghiệp) diễn ra phổ biến tại các doanh nghiệp. Có hiện tượng chất thải nguy hại (bóng đèn, giẻ lau nhiễm dầu, …) được thải bỏ chung với chất thải rắn sinh hoạt.
- Doanh nghiệp thiếu thông tin về các đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại, không có những kênh thông tin cụ thể để có thể chọn lựa một đối tác thích hợp thực hiện xử lý.
3.3.2.4. Các vấn đề tồn tại trong hoạt động thu gom, vận chuyển lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại
- Tương tự như các doanh nghiệp là các chủ nguồn thải chất thải nguy hại. Các đơn vị thu gom, vận chuyển lưu giữ, xử lý và tiêu hủy chất thải nguy hại trên địa bàn Tỉnh còn một số tồn tại nhất định, cụ thể như : công nghệ xử lý chất thải nguy hại không đồng bộ : qua khảo sát thấy các doanh nghiệp nước ngoài có công nghệ hiện đại hơn nên lượng CTNH phát sinh ít hơn và công nghệ xử lý tốt
hơn; hiệu quả và đảm bảo an toàn về phương môi trường trong quá trình vận hành hệ thống xử lý; trang thiết bị phương tiện vận chuyển không đảm bảo an toàn về phương diện kỹ thuật : các công ty chuyên trách trong việc thu gom, vận chuyển CTNH chưa có xe chuyên dụng phục vụ để đảm bảo an toàn; người điều khiển phương tiện chưa được trang bị những kiến thức cơ bản để khắc phục sự cố môi trường trong trường hợp xảy ra tai nạn giao thông, cháy nổ,… Đặc biệt, chưa có giải pháp xử lý đối với các dạng chất thải sau quá trình tái chế, tiêu hủy (như tro, bùn thải chứa độc tố kim loại nặng đã hóa rắn,...).
- Thiếu các văn bản pháp quy hướng dẫn về kỹ thuật để thực hiện xử lý CTNH, ví dụ như tiêu chuẩn về chôn lấp chất thải, tiêu chuẩn về khí thải sau xử lý, … Do đó, thiết kế công nghệ của một dự án xử lý CTNH gặp nhiều trở ngại trong quá trình phê duyệt dự án.
- Mức giá xử lý CTNH cao (nếu xử lý đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường), khách hàng khó chấp nhận được do các đơn vị xử lý chưa nhận được những chính sách ưu đãi của Nhà nước (chẳng hạn như biện pháp miễn thuế VAT) dành cho loại hình đầu tư này.
- Đơn vị xử lý CTNH thường gặp khó khăn trong việc triển khai thực hiện các biện pháp xử lý. Điển hình là trường hợp Công ty Phát triển KCN Biên Hòa (Sonadezi) đã hoàn tất hạng mục bãi chôn lấp CTNH ở xã Giang Điền nhưng chưa thể tiến hành chôn lấp chất thải do lượng CTNH hiện có quá ít, không đủ để mở ô chôn lấp. Mặt khác, các cơ quan quản lý nhà nước chưa có biện pháp hữu hiệu để buộc các doanh nghiệp phát sinh CTNH phải giao cho đơn vị xử lý theo đúng quy định.
Đối với CTNH dạng rắn như bùn thải từ các hệ thống xử lý nước thải chứa kim loại nặng (As, Pb, Ni, Cr, Hg, …) thì biện pháp xử lý hiện nay vẫn chỉ là lưu giữ tại kho chứa của Công ty Sonadezi và phân bố rải rác tại các doanh nghiệp
gây khó khăn cho công tác quản lý. Trong thời gian tới khi khu liên hiệp xử lý chất thải đi vào hoạt động, sẽ tiến hành xử lý chôn lấp theo quy định.
CHƯƠNG 4: