Hạn chế của Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/

Một phần của tài liệu Khảo sát và đề xuất biện pháp quản lý chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Biên Hòa II Tỉnh Đồng Nai (Trang 54 - 55)

- Nhóm 4: Mã số A4 từ A4010 đến A4160 bao gồm các chất thải có lẫn các chất hữu cơ và vô cơ bao gồm các chất thải y tế, chất thải dược phẩm, hóa

a.Hạn chế của Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/7/

Thủ tục đăng ký quản lý chất thải nguy hại của chủ nguồn thải và các loại giấy phép về môi trường cho hoạt động thu gom, vận chuyển, lưu giữ, xử lý và tiêu hủy CTNH không tương thích với thủ tục cấp phép (phụ lục 2A, 2B) , đặc

biệt là các nội dung thể hiện phần khai chung của biễu mẫu hướng dẫn (Ví dụ

phải xác định thành phần của CTNH bao gồm những chất gì).

Danh mục chất thải nguy hại chưa quy định cụ thể trong việc xác định : - Giới hạn nguy hại của từng loại chất thải nguy hại. Một số chỉ tiêu như Hg, Pb, … cao. Do đó hỗn hợp CTNH chứa những chất này không được xếp vào loại CTNH nếu hàm lượng còn nằm trong giới hạn nhưng thực tế lại có tính độc hại cao, điều này gây khó khăn cho công tác quản lý.

- Khó xác định chất thải nguy hại và không nguy hại trong việc đăng ký quản lý CTNH (giữa các chất thải thuộc danh mục danh mục B, giữa các chất thải danh mục A và danh mục B).

- Một số nội dung chú thích của danh mục chất thải nguy hại chưa đầy đủ trong công tác khai báo đăng ký chủ nguồn thải CTNH.

- Danh mục chất thải không nguy hại không thể hiện mã hạng mục B4010. Vì vậy không thể tham khảo, đối chiếu được với danh mục chất thải nguy hại tương đương A4070 (thể hiện các dạng chất thải từ quá trình sản xuất và sử dụng mực, phẩm nhuộm, chất màu, sơn, quang dầu, vecni..).

Quyết định 155/1999/QĐ-TTg quy định CTNH phải được giao cho đơn vị có chức năng thu gom, xử lý. Quy định này không cho phép trao đổi CTNH như là nguồn nguyên liệu.

Một phần của tài liệu Khảo sát và đề xuất biện pháp quản lý chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Biên Hòa II Tỉnh Đồng Nai (Trang 54 - 55)