Các qui định an toàn trong việc lưu giữ CTNH chờ xử lý

Một phần của tài liệu Khảo sát và đề xuất biện pháp quản lý chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Biên Hòa II Tỉnh Đồng Nai (Trang 67 - 69)

- Nhóm 4: Mã số A4 từ A4010 đến A4160 bao gồm các chất thải có lẫn các chất hữu cơ và vô cơ bao gồm các chất thải y tế, chất thải dược phẩm, hóa

b.Các qui định an toàn trong việc lưu giữ CTNH chờ xử lý

Khu vực lưu giữ tạm thời và lâu dài chất thải đều cần phải được thiết kế đúng cách thức dựa trên bản chất đặc trưng của chất thải nguy hại.

Ví dụ : Nếu chất thải có tính chất dễ cháy thì khu vực lưu giữ phải được

thiết kế với không gian đủ rộng thuận tiện cho xe phun nước dập cháy tiếp cận và phòng ngừa đám cháy lan toả khi sự cố hỏa hoạn xảy ra.

Các chất thải khác loại không được lưu giữ cạnh nhau mà phải ngăn cách bằng tường hoặc khoảng trống… tùy thuộc vào tính chất của các chất thải kề nhau đó.

Khu vực lưu giữ phải thoát nước tốt nhằm tránh nước rác nhiễm bẩn các chất nguy hại thâm nhập vào nước mặt hay nước ngầm. Nước thoát từ khu vực lưu giữ phải được tích lại trong hố chặn (hố ga), được xử lý đúng cách (tùy theo tính chất của các chất thải được lưu giữ) trước khi thải ra ngoài.

Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại phải được xây tường bao, tường này phải giữ lại được chất thải nguy hại khi bị đổ tràn, hay giữ lại được nước dập cháy phun ta từ xe chữa cháy khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra. Sức chứa (dung tích) nước của khu vực này tùy thuộc vào tính chất và khối lượng chất thải được lưu giữ ở đó, thường là khoảng 3 -.5 m3/tấn chất thải được lưu giữ đối với khu vực lưu giữ rộng và cao hơn đối với khu vực lưu giữ hẹp.

Nếu khu vực lưu giữ được che lợp thì phải được thông gió tốt và nếu có thể thì sử dụng ánh sáng tự nhiên tốt hơn chiếu sáng nhân tạo. Nếu cần lắp đặt các thiết bị điện trong khu vực lưu giữ thì phải cẩn thận khi lựa chọn thiết bị, đặc biệt là nếu chất thải nguy hại được lưu giữ ở đó là chất dễ cháy và bay hơi. Thiết bị điện cần phải có chất lượng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Khu vực lưu giữ chất dễ cháy cũng cần phải xem xét đến biện pháp phòng chống sét.

Khu vực lưu giữ phải được quản lý tốt nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các sự cố đổ, tràn chất thải, các hoạt động không được phép khác, đồng thời phải giữ gìn an ninh cho khu vực để phòng ngừa người lạ xâm nhập vào.

Nhân viên làm việc trong khu vực lưu giữ chất thải nguy hại cần phải được bảo vệ thích hợp khi tiếp xúc với chất thải nguy hại. Phương tiện bảo hộ như quần áo, mũ bảo hiểm, kính bảo hộ, găng tay cao su cần phải được cung cấp để sử dụng. Các thiết bị dùng trong trường hợp cứu nguy khẩn cấp như mặt nạ phòng hơi độc, máy hô hấp, đồ dùng cấp cứu, vòi nước hoa sen, v.v… cũng cần phải dự bị sẵn.

Nếu chất thải được lưu giữ trong các thùng thì chỉ xếp chồng các thùng chứa lên nhau với một số lượng giới hạn cho phép được kiểm soát, và giữa các hàng thùng chứa phải có đủ khoảng trống để thiết bị vận chuyển và người có thể đi lại được. Phải lưu ý đặc biệt để có sự phân lập thích hợp các thùng chứa các loại chất thải nguy hại khác nhau. Dán một biển báo rõ ràng trong khu lưu giữ để phòng ngừa các va chạm, xô đẩy không cần thiết có thể dẫn đến sự cố tràn, rò rỉ và các hư hại khác.

Phải có một bộ tài liệu ghi chi tiết chất thải gì được lưu giữ, lưu giữ ở đâu, ... Bộ tài liệu này phải được bảo quản và cập nhật số liệu, luôn sẵn sàng để những người có trách nhiệm có thể xem được ngay, hoặc sẵn sàng khi có yêu cầu phục vụ cho giải quyết sự cố khẩn cấp.

(1). Lưu giữ chất thải rắn, để rời :

Chất thải nguy hại dạng rắn, để rời phải được lưu giữ trong nơi được xây kín, có mái che tốt để ngăn ngừa nước mưa xâm nhập vào. Khu vực lưu giữ phải được thiết kế hệ thống cống, bể thu gom để thu gom nước rác, nước rỉ ra từ khu lưu giữ không cho chảy thẳng ra ngoài.

(2). Lưu giữ chất thải lỏng, để rời :

Chất thải nguy hại lỏng, để rời cần phải được lưu giữ trong các thùng, két, bể chứa kín có cấu trúc phù hợp. Các thùng, két, … này phải được bao ngăn lại trong các bồn chứa. Các thùng, két chứa các chất thải khác nhau phải được đặt trong các khu bồn tách biệt.

(b). Bồn chứa :

Mỗi bồn chứa phải có kích thước chứa đựng được một thể tích ít nhất bằng 110% thể tích của thùng lớn nhất trong bồn đó. Trong bồn phải có một hố ga (hố chặn) để thu gom chất lỏng bị tràn và trang bị kèm theo một hệ thống bơm phù hợp.

Mặt trong của bồn phải được tráng phủ bằng loại vật liệu bền chịu được sự tác động của các chất lỏng lưu giữ trong các thùng, két đặt trong bồn đó.

Bồn chứa phải được giữ gìn sạch sẽ và tránh bị nhiếm bẩn do nước mưa rơi vào. Không được để nước mưa tích đọng lại trong bồn chứa. Nếu bồn được lắp đặt các van xả thì các van này phải luôn đóng lại, trừ khi bồn được dọn rửa hay tháo nước theo kế hoạch được trù liệu và phải đóng van lại sau khi thực hiện xong quy trình công việc.

(c). Giám sát :

Bồn và các thùng chứa trong bồn phải được thanh tra giám sát thường kỳ để đảm bảo luôn an toàn, kết quả thanh tra phải được ghi lại và lưu giữ.

Các hệ thống kiểm soát, đường cáp và các hạng mục khác tương tự phải để cách xa các thùng chứa chất thải trong các bồn.

Một phần của tài liệu Khảo sát và đề xuất biện pháp quản lý chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Biên Hòa II Tỉnh Đồng Nai (Trang 67 - 69)