Xử lý hoá/ lý

Một phần của tài liệu Khảo sát và đề xuất biện pháp quản lý chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Biên Hòa II Tỉnh Đồng Nai (Trang 29 - 31)

Hình 4: Hình ảnh Chất thải nguy hạ

2.2.4.2. Xử lý hoá/ lý

Xử lý hoá lý là phương pháp thông dụng nhất để chuyển hoá các chất thải vô cơ nguy hại thành các chất ít nguy hại hơn hay không nguy hại. Các quá trình xử lý hoá lý là đơn giản và có giá thành khá thấp. Chúng có thể được tiến hành ngay tại các nguồn thải với vai trò là một giải pháp xử lý cuối đường ống hoặc như là một phần trong hệ thống xử lý đồng bộ chất thải qui mô.

Các kỹ thuật bao gồm : hấp thu khí, chưng cất, xử lý bằng trích ly bay hơi, oxyhoá hóa học, dòng tới hạn, màng.

Ổn định hoá rắn là quá trình làm tăng các tính chất vật lý của chất thải, giảm khả năng phát tán vào môi trường hay làm giảm tính độc hại của chất gây ô nhiễm .Đây là quá trình cố định chất thải không thể xử lý được nữa trong một khối bê tông và sau đó được chôn tại những bãi chôn lấp được qui định cho chất thải nguy hại. Trong thực tế các chất còn lại sau những quá trình xử lý hoá học thường có hàm lượng các oxyt kim loại nặng cao và có thể chứa các sulfit kim loại. Trong điều kiện kiềm nhẹ thì những chất này không tan, nhưng trong môi trường chung chúng vẫn có thể bị tái hoà tan nếu gặp điều kiện trung tính hay acid nhẹ. Nếu những cặn thải này được cố định hoá thì các kim loại nặng này

Hệ thống xử lý hoá lý gồm có các bể phản ứng (hoặc liên tục hoặc theo mẻ tuỳ thuộc vốn đầu tư) đa năng với dung tích được tính toán phù hợp với tải lượng chất thải phát sinh. Các bể phản ứng này được đặt trong một khu vực có bể ngăn cách, có khoang nắp ở trên đỉnh bình phản ứng và cầu thang để có thể đưa những vật dạng rắn vào trong bể phản ứng đồng thời để làm vệ sinh bên trong.

Các bể phản ứng này được sử dụng cho nhiều quá trình hoá lý như : - Oxy hoá chất thải cyanur bằng natri hypochloride.

- Khử Cr VI bằng các chất thải có tính khử hay natri Metabisulfit. - Kết tủa các kim loại nặng.

- Trung hoà.

- Phá nhũ dầu/ nước bằng acid.

Khi phù hợp thì sẽ dùng một chất thải này để xử lý các chất thải khác, ví dụ kiềm thải sẽ được dùng để trung hoà acid thải và xử lý các dung dịch acid ăn mòn thải có hàm lượng sắt cao có thể dùng để khử Cr VI. Tuy nhiên cần phải có acid và kiềm dự trữ để đảm bảo cân bằng với khối lượng chất thải đi vào hệ thống xử lý.

Mỗi một mẻ chất thải đã được xử lý xong sẽ được bơm vào các bồn chứa bùn để lọc. Cũng có thể bơm trực tiếp bùn từ bể phản ứng đến các máy lọc ép tuỳ thuộc tình hình xử lý và dạng chất thải xử lý cụ thể.

Để xử lý bùn của quá trình xử lý hoá lý, cần thiết phải trang bị các máy xử lý bùn (ban đầu khi vốn đầu tư thấp có thể trang bị máy ép lọc nhiều ngăn dạng lọc khung bản : các ngăn ép có thể được chế tạo từ tấm thép và vải lọc polypropylene). Nước lọc sau khi xử lý bùn sẽ phải được bơm vào bể chứa tạm thời tại trạm xử lý nước thải.

Một phần của tài liệu Khảo sát và đề xuất biện pháp quản lý chất thải nguy hại cho khu công nghiệp Biên Hòa II Tỉnh Đồng Nai (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w