4 Biện pháp tài chính, giá cả

Một phần của tài liệu Thực trạng & biện pháp thúc đẩy TTSP của Doanh nghiệp VN hiện nay (Trang 38 - 39)

Trong khi hàng hoá còn ứ đọng quá nhiều thì việc kích thích tiêu thụ quả là khó khăn. Doanh nghiệp cần phải hạ giá bán hàng hoá đang ứ đọng (hạ đến mức có thể bán đợc) để kích thích tiêu dùng, nhất là kích cầu đầu t cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Nhà nớc phải có biện pháp xử lý tài chính về thua lỗ do hạ giá bán gây ra đối với doanh nghiệp nhà nớc và có những biện pháp phòng, ngăn chặn sự lợi dụng việc cho phép hạ giá để cho phép chuyển lỗ sang Nhà nớc (Ngân sách) một mặt làm thiệt hại ngân sách, mặt khác làm mất đi áp lực buộc các DN phải tự xem xét lại chính mình.

Tỷ giá hối đoái: cần phải điều chỉnh ở mức độ cần thiết để tăng cầu với nớc ngoài nhng có bớc đi thận trọng nhằm bảo đảm an toàn cho hệ thống ngân hàng và các thể chế tài chính khác, đồng thời kiểm soát đợc sự ổn định của kinh tế vĩ mô phù hợp với sự biến động của giá cả trong nớc và thế giới. Hiện nay, giá cả đang có xu hớng giảm, đây là thời cơ thuận lợi cho việc giữ ổn định giá cả khi

điều chỉnh tỷ giá góp phần kích cầu, điều này cũng phù hợp với tinh thần NĐ. 08 của Chính phủ "Theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trờng trong và ngoài nớc để điều chỉnh tỷ giá linh hoạt, bảo đảm khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, tăng giao dịch kiều hối qua ngân hàng, tăng dự trữ ngoại tệ".

Hạ lãi xuất đối với vay đầu t ở nông thôn và vay đầu t chiều sâu, đồng thời kiểm soát ngặt nghèo vay đầu t mới. Vừa qua ngân hàng đã hạ lãi xuất từ 1, 15% xuống 1, 05% nhng xem ra vẫn cha "đủ độ" so với chỉ số lạm phát và so với tỷ xuất lợi nhuận mang lại của nền kinh tế và vì vậy cha có khả năng kích thích mạnh việc vay vốn để đầu t nhất là khu vực nông thôn.

Để động viên kịp thời tinh thần, vật chất cho những đóng góp về trí tuệ sáng tạo, về hiệu quả của doanh nghiệp vào sự nghiệp đẩy mạnh XK, Bộ Thơng Mại đã dùng đòn bẩy kinh tế "Thởng xuất khẩu ". Nếu đợt I mới có 10 DN đợc thởng theo 2 tiêu chuẩn và 90% nằm ở tiêu chuẩn 5. 1(Xuất khẩu mặt hàng mới, mở thị trờng xuất khẩu mới ) thì thởng đợt II có 62 DN đặc biệt đã "phủ sóng" toàn bộ 5 tiêu chuẩn khen thởng đó là một tín hiệu đáng mừng cho thấy "Thởng xuất khẩu " tuy là một công cụ mới mẻ nhng cũng đã phát huy tác dụng và có hiệu quả cao. Những phần thởng khuyến khích xuất khẩu đã hớng DN sáng tạo mặt hành mới, mở thêm thị trờng xuất khẩu, ssản xuất mặt hàng xuất khẩu có chất lợng cao, u tiên hàng hoá gia công chế, biến chủ yếu bằng nguyên liệu trong nớc, có kim ngạch xuất khẩu cao và những mặt hàng ngoài hạn ngạch hoặc ngoài chỉ tiêu đợc phân giao. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhận thức đợc rằng thởng xuất khẩu là một hình thức trong cả một hệ thống cơ chế, chính sách nhằm thực hiện chiến lợc hớng mạnh nền kinh tế vào XK đợc thể hiện qua các văn bản nh luật khuyến khích đầu t trong nớc, luật đầu t nớc ngoài tại VN, luật thuế XNK, thuế VAT, thúe thu nhập, NĐ 57/CP. . . Trong thời gian tới, Bộ Thơng mại tiếp tục đa ra những giải pháp nhằm giải phóng năng lực của các DNXK. Chính Phủ cũng cần phải xem xét thành lập ngân hàng XNK để hỗ trợ, bảo lãnh tín dụng góp phần thúc đẩy hoạt động XK cho các DN.

Một phần của tài liệu Thực trạng & biện pháp thúc đẩy TTSP của Doanh nghiệp VN hiện nay (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w