Nguyên nhân thành công

Một phần của tài liệu Tổ chức và sử dụng lao động hợp lý trong hoạt động quản trị bộ máy doanh nghiệp Nông nghiệp (Trang 45 - 50)

III) Đánh giá chung về tình hình cung cấp thông tin điện tử khoa học công nghệ phục vụ

3.1.4)Nguyên nhân thành công

Thứ nhất : chọn được địa bàn khả thi, nơi mà người dân có nhu cầu về thông tin khoa học và công nghệ thực sự để áp dụng vào đời sống và sản xuất, có nguyện vọng bức xúc áp dụng cái mới đem lại hiệu quả và năng suất cao hơn.

Thứ hai : Xây dựng được một mô hình thực tế, thiết thực, tiên tiến được địa phương hoan nghênh, ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để triển khai thực hiện

Thứ ba : Loại hình sản phẩm và dịch vụ thông tin khoa học và công nghệ được cung cấp là đúng và trúng với nguyện vọng và nhu cầu của người dân, phù hợp với tâm lý, tập quán của người dân. Việc tạo ra các website cho các xã sử dụng các dịch vụ hiện đại nhất để trao đổi thông tin (Văn phòng điện tử, truyền tệp thư điện tử...) có tác dụng thiết thực, có ý nghĩa xã hội, chính trị và những tác động tâm lý to lớn đến mọi thành viên của Huyện.

Thứ tư : Quá trình triển khai đề tài đã thu hút được sự tham gia trực tiếp của Đảng ủy và chính quyền địa phương. Tại đây, vai trò của các tổ chức Đảng, chính quyền địa phương được khẳng định và quyết định sự thành công hiệu quả của Mô hình.

Thứ năm : Các tổ chức khoa học và công nghệ của Trung Ương và địa phương đã hợp tác chặt chẽ, phối hợp nhịp nhàng với nhau trong quá trình triển khai mô hình, đồng thời lại nhận được sự quan tâm sâu sắc và đầy đủ của các cấp chính quyền địa phương từ tỉnh xuống Huyện, thị, xã. Đặc biệt, không thể không đề cập đến sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên về chuyên môn của Bộ Khoa Học và Công Nghệ. Trong quá trình triển khai thực hiện mô hình, Ban lãnh đạo Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia thuộc bộ KHCN, Ban lãnh đạo Sở KHCN các Tỉnh, phòng quản lý KHCN, phòng thông tin Sở hữu Trí tuệ thuộc Sở KHCN các tỉnh tham gia trực tiếp triển khai mô hình đã luôn chủ động phối hợp với các cơ quan hữu quan để giải quyết những công việc cụ thể thuộc nội dung của đề tài.

Việc triển khai mô hình tại các Huyện ngay từ ban đầu đã gặp một số bất cập nhất định :

- Trong thực tế triển khai, do đặc thù các Huyện thuộc vùng sâu vùng xa cho nên trình độ dân trí tại các Huyện thụ hưởng về cơ bản là tương đối thấp. Điều này đã gây cản trở cho bà con trong việc tiếp cận với các trang thiết bị vốn rất hiện đại, xa lạ, và khó sử dụng.

- Mặt bằng "Tin trí" của cán bộ được phân công làm việc tại Trung tâm Thông tin KH&CN Huyện không cao cho nên hầu hết các kiến thức có được qua lớp tập huấn đã không sử dụng được nhiều, gây ra những hỏng hóc không đáng có, phải cài đặt lại ( như kết nối Internet, máy in, truy cập thư viện điện tử, ...), điều này gây cản trở cho sự vận hành của mô hình trên địa bàn Huyện, do vậy trong thời gian tới việc mở lớp đào tạo chuyên sâu cho các cán bộ làm việc trực tiếp tại các Trung tâm thông tin này sẽ là rất cần thiết.

- Tại các Huyện còn chưa có chế độ khuyến khích cho nhóm cán bộ chuyên trách tại các Điểm thông tin khoa học và công nghệ như tặng thêm phụ cấp hàng tháng hoặc bồi dưỡng theo từng vụ việc. Cũng có thể tổ chức thành dịch vụ tìm và cung cấp thông tin, dịch vụ quảng cáo trên mạng, dịch vụ soạn thảo, in ấn để lấy thu bù chi hoặc lấy kinh phí để phụ cấp cho cán bộ có nhiều đóng góp.

- Công tác tuyên truyền, thông tin về sự hoạt động của mô hình tới bà con tại một số địa phương còn khá yếu kém. Điều này có nhiều nguyên nhân như khoảng cách về địa lý, trình độ năng lực của cán bộ chuyên trách, sự thiếu thốn trang thiết bị cần thiết...

Công tác duy trì hiệu quả của chương trình còn gặp một số khó khăn nó vừa đòi hỏi tính khoa học, lại vừa đòi hỏi sự phù hợp với điều kiện thực tiễn của các giải pháp được triển khai tại các Huyện.

Thứ nhất : Đó là cơ chế và các giải pháp cho việc cập nhật thông tin, nhất là việc cập nhật dòng thông tin từ các cộng đồng phường, xã đến với các tổ chức cung cấp và tạo lập sản phẩm dịch vụ thông tin.

Thứ hai : Đó là cùng với sự thay đổi không ngừng về nguồn tin, nhu cầu thông tin, năng lực của các tổ chức thông tin, thì vấn đề nghiên cứu phát triển để có thể luôn có khả năng tạo ra các loại hình sản phẩm, dịch vụ thông tin mới phù hợp với nhu cầu thông tin ngày càng cao và đa dạng của người dân là một vấn đề đỏi hỏi sự đầu tư có hệ thống khoa học và kinh nghiệm thực tiễn.

Thứ ba : đó là vấn đề tìm ra giải pháp hợp lý để dung hòa được sự xem xét phát triển mô hình từ hai góc độ khác biệt nhau :

- Xã hội hóa việc cung cấp thông tin đến người dân tại cộng đồng là một giải pháp căn bản để duy trì hiệu quả của đề tài dự án.

- Trách nhiệm xã hội của tổ chức thông tin khoa học và công nghệ trong việc triển khai đề tài, dự án : Cung cấp thông tin khoa học và công nghệ đến vùng sâu, vùng xa là một nhiệm vụ chính trị quan trọng và lâu dài, góp phần tạo ra sự bình đẳng trong việc khai thác, sử dụng thông tin, thu hẹp khoảng cách giữa các khu vực, bảo đảm sự phát triển bền vững của Đất Nước.

Trong quá trình triển khai Mô hình nhiều kết quả quan trọng đã đạt được, góp phần quan trọng trong việc xoá đói, giảm nghèo, từng bước phát triển sản xuất hàng hoá tại các địa phương. Tuy nhiên, các kết quả đã đạt được vẫn còn mang tính điển hình, cục bộ, chưa được lan toả, nhân rộng ra các địa phương khác trong tỉnh, trong vùng và trong cả nước. Bên cạnh đó, nhiều kết quả có tính ứng dụng tốt của các đề tài, dự án thuộc các chương trình KH&CN trọng điểm quốc gia, cũng như kết quả nghiên cứu nói chung của các viện nghiên cứu, trường đại học ở Trung ương và địa phương, chưa được áp dụng mở rộng trên địa bàn các địa phương trong cả nước. Không ít các dự án được triển khai khá thành công tại một xã, song các xã lân cận trong huyện, trong tỉnh cũng không được biết. Nhiều nội dung nghiên cứu thuộc các đề tài cấp bộ, cấp nhà nước được triển trên địa bàn địa phương mà các sở khoa học và công nghệ cũng không được biết để phối hợp hoặc tiếp nhận kết quả khi kết thúc. Một trong những nguyên nhân của tình trạng nói trên là công tác thông tin phổ biến tri thức khoa học và chuyển giao công nghệ từ Trung ương tới địa phương, trong từng

địa phương, đặc biệt tại địa bàn nông thôn, miền núi còn yếu và thiếu. Cấp huyện vừa rất thiếu thông tin KH&CN vừa thiếu phương tiện và kênh thông tin cần thiết, hiệu quả để nắm bắt kịp thời thông tin mới, cũng như cung cấp, chia sẻ thông tin, tri thức, kinh nghiệm tiên tiến trong ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật tiến bộ cho bà con trong huyện, trong tỉnh và trong cả nước. Điều này cũng làm cho vai trò của bộ phận quản lý KH&CN ở cấp huyện gặp không ít khó khăn trong phối hợp với các ban ngành cùng cấp, đặc biệt trong chỉ đạo ứng dụng, nhân rộng các thành tựu KH&CN trên địa bàn của huyện.

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP CUNG CẤP THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

I) Những thuận lợi và khó khăn trong việc cung cấp thông tin điện tử khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện - tỉnh

Một phần của tài liệu Tổ chức và sử dụng lao động hợp lý trong hoạt động quản trị bộ máy doanh nghiệp Nông nghiệp (Trang 45 - 50)