Xác lập và thu thập nguồn tin

Một phần của tài liệu Tổ chức và sử dụng lao động hợp lý trong hoạt động quản trị bộ máy doanh nghiệp Nông nghiệp (Trang 61 - 62)

III) Giải pháp cung cấp thông tin điện tử khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông

3.3.1) Xác lập và thu thập nguồn tin

Để có các nội dung thông tin phù hợp cho các các đối tượng dùng tin mà chúng tôi đã đề cập ở trên, không thể chỉ dựa vầo một vài loại nguồn tin phổ thông, sẵn có mà phải có kế hoạch, chiến lược xác lập và thu thập nguồn tin một cách chủ động và có hệ thống, cần đề ra và thực thi quy trình xử lý thông tin phù hợp cũng như tạo ra khả năng truy cập, phân phối (phổ biến) thông tin một cách có hiệu quả.

Việc thu thập nguồn tin cần được tiến hành dựa trên việc khai thác các loại nguồn tin đa dạng và đa lĩnh vực như :

- Các văn kiện về chủ trương, đường lối, các định hướng chiến lược của Đảng. - Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.

- Các tài liệu về quy hoạch phát triển, các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, các tài liệu về kết quả điều tra cơ bản tài nguyên thiên nhiên và kinh tế-xã hội, các tài liệu thống kê chủ yếu,…

- Các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc các chương trình, đề tài, dự án cấp nhà nước, cấp bộ, cấp địa phương.

- Hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

- Các tài liệu về sở hữu trí tuệ, nhất là các tài liệu hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá, xây dựng và bảo vệ thương hiệu, chỉ dẫn xuất xứ địa lý, …

- Các tạp chí chuyên ngành về khoa học và công nghệ. - Báo chí Trung ương và địa phương.

- Sách và các tài liệu hội nghị, hội thảo khoa học.

- Phim khoa học - kỹ thuật, các video clip, các chương trình truyền hình hướng dẫn áp dụng và phổ biến các kỹ thuật tiến bộ cụ thể.

- Tài liệu KH&CN của các địa phương.

- Tài liệu giới thiệu, quảng bá các sản phẩm, dịch vụ, công nghệ, thiết bị mới tại các Chợ Công nghệ và thiết bị quốc gia, vùng và địa phương; các triển lãm, hội chợ thương mại.

- Các tài liệu khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư của Trung ương và địa phương.

Do đặc thù người dùng tin ở cấp huyện, cấp xã, nên tuyệt đại đa số các nguồn tin được thu thập, xử lý và cung cấp là thông tin bằng tiếng Việt. Đấy vừa là đặc thù vừa là sự ưu việt của mô hình cung cấp thông tin cho các địa phương hiện nay. Mặc dù hiện có một số nguồn tài liệu bằng tiếng dân tộc ít người như Tầy, H’Mông, Ê-đê, Khơme, song do thời gian và năng lực hạn chế nên các nguồn tin này vào giai đoạn đầu có thể chưa được thu thập và xử lý. Vả lại, các nguồn tin bằng tiếng các dân tộc ít người hiện nay chưa nhiều, nhất là tài liệu KH&CN, hơn nữa, kinh nghiệm triển khai mô hình ở một số vùng đồng bảo thiểu số vừa qua cho thấy, bà con, đặc biệt là lớp thanh niên, hoàn toàn có thể sử dụng các tài liệu KH&CN bằng tiếng phổ thông (tiếng Việt). Tuy nhiên, về lâu dài, nguồn tài liệu bằng tiếng các dân tộc ít người rất cần được từng bước thu thập và xử lý để cung cấp, phổ biến tới bà con ở các vùng dân tộc thiểu số, khắc phục hàng rào ngôn ngữ và hàng rào kỹ thuật số hiện rất trầm trọng.

Một phần của tài liệu Tổ chức và sử dụng lao động hợp lý trong hoạt động quản trị bộ máy doanh nghiệp Nông nghiệp (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w