Cung cấp các cơ sở dữ liệu và thư viện điện tử

Một phần của tài liệu Tổ chức và sử dụng lao động hợp lý trong hoạt động quản trị bộ máy doanh nghiệp Nông nghiệp (Trang 68)

III) Giải pháp cung cấp thông tin điện tử khoa học và công nghệ phục vụ phát triển nông

3.4.3)Cung cấp các cơ sở dữ liệu và thư viện điện tử

Sau khi Trung tâm hoàn thành việc cung cấp trang thiết bị và chuyển giao công nghệ, bước tiếp theo của nhiệm vụ đó là cung cấp những tài liệu cần thiết phục vụ cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp của bà con.

Tất cả những tài liệu này sẽ được số hoá và cung cấp dưới dạng các CSDL và thư viện điện tử để thuận tiện cho việc tra cứu tìm kiếm thông tin của bà con.

5 bộ Thư viện điện tử sẽ được cung cấp cho 5 Huyện thụ hưởng Dự án, bên cạnh đó một bộ thứ 6 sẽ được cung cấp cho Trung tâm Phát triển khoa học, công nghệ và tài năng trẻ để phục vụ việc khai thác thông tin và hướng dẫn, quảng bá mô hình cho các tổ chức đoàn các cấp chưa có điều kiện để tổ chức triển khai Dự án.

Trong khuôn khổ Dự án, mỗi Huyện thụ hưởng được cung cấp các CSDL và Thư viện điện tử như sau:

Thư viện điện tử Công nghệ nông thôn:

Thư viện điện tử công nghệ nông thôn là kho tra cứu tin hiện đại, gồm có bộ máy tra cứu cho phép tìm tin nhanh, thân thiện với người dùng và kho tài liệu gốc phong phú bao gồm các dạng tài liệu kỹ thuật, catalo, văn bản pháp luật, âm thanh, hình ảnh được số hoá và phân loại theo khung phân loại Quốc tế Dewey về các lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp, kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, giống cây con, vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu, biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi, cây trồng, công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông sản, văn bản pháp luật về phát triển nông thôn, chủ trương, chính sách, đường nối, phương hướng, chiến lược phát triển nông thôn, y tế, giáo dục, máy móc, thiết bị nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng, giao thông, bưu chính viễn thông, du lịch và dịch vụ, năng lượng, chế tạo máy, khoa học tự nhiên và xã hội, công nghệ sinh học, công nghệ sạch, bảo vệ môi trường, xử lý phế thải, thông tin thư viện, văn hoá thể thao...

Đối tượng sử dụng Thư viện điện tử công nghệ nông thôn có thể là các trang trại, các hộ nông dân, các cán bộ lãnh đạo quản lý Huyện - xã, các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở, hội viên các hội khuyến nông, làm vườn, các doanh

nghiệp, các cán bộ khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư ở cơ sở, các câu lạc bộ văn hoá thể thao, tư vấn pháp luật, giáo dục cộng đồng....

Thư viện điện tử công nghệ nông thôn sẽ truyền tài nội dung của khoảng 38.000 tài liệu được lưu trên 120 đĩa CD-ROM loại 650 Mb.

Hình 1 : Thư viện điện tử công nghệ nông thôn

Thư viện Phim khoa học và công nghê:

Thư viện điện tử phim khoa học và công nghệ là kho tra cứu tin điện tử, gồm có bộ máy tra cứu và kho phim KHCN được số hoá và phân loại theo khung phân loại Quốc tế Dewey thuộc các lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp; kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, giống cây con, vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu, biện pháp phòng trừ dịch bệnh cho vật nuôi, cây trồng, công nghệ sau

thu hoạch, chế biến nông sản; nuôi trồng thuỷ sản, công nghệ sinh học, công nghệ sạch, bảo vệ môi trường, xử lý phế thải,...

Đối tượng sử dụng Thư viện điện tử phim khoa học và công nghệ là các hộ nông dân, các cán bộ lãnh đạo quản lý xã, hội viên các Hội khuyến nông, làm vườn, phụ nữ, thanh niên, cưụ chiến binh, học sinh, doanh nghiệp, địa phương, các cán bộ quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, các tổ chức thúc đẩy công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, hội viên các hội khoa học và công nghệ chuyên ngành.

Thư viện phim khoa học và công nghệ cho phép tìm kiếm và cung cấp nội dung 220 phim KHCN được lưu trên 120 đĩa CD-ROM.

Hình 2 : Thư viện điện tử phim khoa học và công nghệ

CSDL chuyên gia/tổ chức tư vấn chuyển giao công nghệ/tiến bộ kỹ thuật (với 900 tổ chức và 3.300 chuyên gia).

Bảng 10 : BẢNG TỔNG HỢP DỰ KIẾN CUNG CẤP CÁC CSDL VÀ THƯ

Tên Sản Phẩm

Theo Dự kiến

Số tài liệu/phim/chuyên gia Số đĩa CD - ROM Thư viện điện tử Công

nghệ Nông thôn 12688 39

Thư viện điện tử phim

khoa học và công nghệ 96 45 CSDL chuyên gia/tổ chức/tư vấn 900 tổ chức và 3300 chuyên gia 1 Nguồn : Văn Phòng 3.4.4) Đào tạo cán bộ

Có thể nói rằng, đây là một mô hình cung cấp thông tin mà sự thành công của nó phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người, bởi vậy để mô hình có thể triển khai và nhanh chóng phát triển nhân rộng trên địa bàn Huyện cũng như các khu vực lân cận thì công tác đào tạo nhân sự cần phải được chú trọng và thực hiện tốt.

Mục tiêu chủ yếu của công tác đào tạo là nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ chuyên trách tại các Điểm thông tin KHCN Huyện có khả năng:

- Khai thác và phục vụ thông tin bằng các phương tiện truyền thống và hiện đại. - Đào tạo, hướng dẫn mở rộng các kỹ năng tin học cơ sở và kỹ năng khai thác thông tin cho những người khác.

- Thu thập và tư liệu hóa nguồn tin tại địa bàn.

- Soạn thảo văn bản, quản trị dữ liệu, tính toán, biểu bảng, lưu trữ dữ liệu của Đảng và chính quyền Huyện.

Để nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo nhân sự, quá trình đào tạo nên thực hiện theo một hình thức hợp lý trong suốt quá trình triển khai mô hình, tốt nhất nên thực hiện theo hai bước như sau:

+ Bước 1: Đào tạo tập chung tại Hà Nội ( bao gồm tin học cơ bản và kỹ năng khai thác sản phẩm của mô hình). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Bước 2: Đào tạo tại từng địa bàn Huyện: đào tạo nâng cao, chuyên sâu, huấn luyện khai thác thuần thục từng loại sản phẩm, dịch vụ thông tin KHCN.

a) Đào tạo tập trung tại Hà Nội:

Thời gian : Cần được tiến hành trước giai đoạn chuyển giao trang thiết bị về các Huyện, thời điểm cụ thể sẽ do Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia quyết định.

Địa điểm : Công tác đào tạo sẽ được tổ chức tại Trung tâm thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (24 lý thường kiệt - Quận Hoàn kiếm - Hà Nội) hoặc Trung tâm Phát triển Khoa học, Công nghệ và Tài năng trẻ (số 7 Đào Duy Anh - quận Đống Đa - Hà Nội).

Trong quá trình đào tạo, cần đặc biệt chú trọng vào 2 khâu:

- Chuẩn bị tài liệu đào tạo và phương pháp đào tạo : Các tài liệu cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, ngắn gọn, súc tích và tuần tự từ dễ đến khó, có minh họa cũng như thí dụ cụ thể. Phương pháp dậy và học theo phương thức "cầm tay chỉ việc", dễ hiểu, dễ nhớ. Để nâng cao hiệu quả của khóa đào tạo, đòi hỏi lớp học phải luôn luôn được chủ nhiệm thường trực giám sát, theo dõi để kịp thời bổ sung, nhắc nhở. Học xong có tổ chức kiểm tra thu hoạch cuối khóa, cũng nên có phiếu tham khảo thăm dò cho học viên để tiện góp ý, đưa ra thắc mắc, trên cơ sở đó cấp giấy chứng nhận cho học viên.

- Chương trình đào tạo: Giới thiệu về các phần tin học cơ bản như phần cứng máy tính, Hệ điều hành Windows, kỹ thuật soạn thảo văn bản, Chương trình Exel, các chương trình diệt virut. Khai thác và sử dụng các dịch vụ của Internet

như Email, Chat, Web (các kỹ thuật để upload các thông tin trên website), khai thác Thư viện điện tử và các CSDL trên CD/ROM…

Cụ thể chương trình đào tạo tập trung tại Hà Nội sẽ bao gồm những nội dung chủ yếu như sau :

 Khái niệm về máy tính

 Sử dụng hệ điều hành Windows 2000/XP

 Chương trình Word., Excel

 Khai thác và sử dụng các dịch vụ trên Internet

 Khai thác và sử dụng các CSDL, Thư viện điện tử

 Sử dụng máy ảnh kỹ thuật số, máy in, máy photocopy....

Đối tượng học viên là thanh niên của Huyện (5 người/Huyện), cũng có thể là cán bộ của huyện hoặc tỉnh đoàn. Tổng số học viên cần đào tạo cho 5 Huyện thụ hưởng là 25 học viên. Để đảm bảo khoá học được triển khai thuận lợi và hiệu quả, tất cả 25 học viên đều phải đáp ứng một số điều kiện nhất định như đã tốt nghiệp phổ thông trung học, hiện đang tham gia công tác tại Huyện - Xã nhà và có tinh thần hăng say, nhiệt tình.... (Cần ưu tiên đối tượng đã có kiến thức về tin học và công nghệ)

b) Đào tạo nâng cao tại các Huyện:

Ngay sau khi kết thúc Chương trình đào tạo tập trung tại Hà Nội, các thiết bị và CSDL, thư viện điện tử sẽ được chuyển về và lắp đặt tại Trung tâm Thông tin KHCN của Huyện đặt tại trụ sở UBND Huyện thụ hưởng. Các cán bộ được đào tạo của Huyện sẽ trực tiếp vận hành và khai thác các thiết bị và các CSDL của Mô hình để phục vụ cho các đối tượng trong Huyện.

Trong quá trình vận hành thiết bị và phục vụ thông tin, chắc chắn rằng các kỹ năng cũng như kinh nghiệm của các cán bộ sẽ từng bước được củng cố và nâng cao.

Tuy nhiên, trong quá trình này, mỗi cán bộ của Huyện có thể gặp một số khó khăn bước đầu trong quá trình phục vụ thông tin. Đó có thể là việc khắc phục các trục trặc về phần cứng, nhầm lẫn trong sử dụng các phần mềm ứng dụng, vấn đề virut máy tính, kết nối Internet, tìm tin trong các CSDL, v.v Do vậy, ngay sau khóa đào tạo tập trung tại Hà Nội, nhóm chịu trách nhiệm triển khai mô hình cần phải thường xuyên giúp đỡ, tổ chức đào tạo không ngừng nâng cao trình độ cho các cán bộ tại từng Huyện thụ hưởng sao cho phù hợp với các nhu cầu cụ thể của từng địa phương. Việc đào tạo nâng cao tại từng Huyện sẽ góp phần giúp các cán bộ ở cơ sở nắm bắt được sâu hơn và thuần thục hơn các kỹ năng làm chủ trang các thiết bị và khai thác thông tin KHCN một cách hiệu quả hơn, cả trực tuyến (on-line) lẫn tại chỗ (off-line).

Tiếp theo đó, việc đào tạo mở rộng tại địa bàn Huyện là một nội dung đào tạo cần thiết và quan trọng giúp các đối tượng dùng tin tại Huyện có thể tiếp cận và sử dụng các thiết bị và dịch vụ thông tin hiện đại, có như vậy mô hình mới nhanh chóng được triển khai cũng như có thể nhanh chóng khai thác được tính hiệu quả mà mô hình mang lại. Các cán bộ kỹ thuật thuộc Ban triển khai mô hình của Huyện phải tích cực phát huy khả năng, kỹ năng đã học được, trên cơ sở đó hướng dẫn mở rộng cho nhiều người khác trên địa bàn nắm được kiến thức, kỹ năng cần thiết để khai thác thông tin cũng như tin học cơ sở.

3.4.5) Hỗ trợ kỹ thuật

Sau khi cung cấp trang thiết bị và chuyển giao công nghệ xuống các Huyện, Mô hình sẽ được nhanh chóng đưa vào vận hành và khai thác. Tuy nhiên, trong những giai đoạn đầu tiên mặc dù các cán bộ chuyên trách đã được trang bị những kiến thức cơ bản thông qua khóa đào tạo, xong những trục trặc về mặt kỹ thuật là điều khó tránh khỏi. Để tháo gỡ những khó khăn này, nhằm giúp các cán bộ tại cơ sở khắc phục được những sự cố có thể xảy ra, các cán bộ của Trung Tâm sẽ tổ chức các đợt hỗ trợ kỹ thuật trên địa bàn các Huyện thụ hưởng.

Thực hiện tốt việc hỗ trợ kỹ thuật sẽ góp phần nhanh chóng đưa mô hình vào khai thác cũng như bảo đảm cho sự vận hành ổn định của mô hình. Không những vậy, thông qua việc hỗ trợ kỹ thuật sẽ góp phần nâng cao trình độ cũng như kinh nghiệm cho các cán bộ chuyên trách tại cơ sở.

Quá trình hỗ trợ kỹ thuật cần thực hiện thường xuyên tại các Huyện ngay cả khi mô hình đã được vận hành một cách ổn định. Các cán bộ chuyên trách tại Trung Tâm có thể tổ chức các đợt hỗ trợ kỹ thuật thường kỳ hoặc hỗ trợ kỹ thuật theo yêu cầu của các Điểm thông tin Huyện.

Nội dung của các đợt hỗ trợ kỹ thuật nên tập trung vào một số vấn đề như: Bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ máy vi tính và máy in, khai thác, sử dụng, tuyên truyền quảng bá thông tin khoa học và công nghệ. Kết nối và khai thác các dịch vụ trên Internet, cập nhật thông tin trang Web, khai thác bản tin Nông thôn Đổi mới trên mạng VISTA, sử dụng thư điện tử (Email) của Huyện...

Tin rằng, với việc hỗ trợ kỹ thuật được thực hiện tốt, Mô hình sẽ được vận hành một cách ổn định, nhanh chóng phát huy được hiệu quả trong việc phục vụ bà con nông dân tiếp thu được những kiến thức cũng như những công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân...

3.4.6) Xây dựng quy chế vận hành mô hình

Để quản lý, vận hành và khai thác hiệu quả mô hình cung cấp thông tin KH&CN phục vụ phổ biến kiến thức khoa học và thông tin chuyển giao công nghệ cho bà con nông dân trên địa bàn huyện, tại mỗi huyện thụ hưởng cần thành lập Ban quản lý mô hình trong đó bao gồm 1 trưởng ban (tốt nhất do một lãnh đạo UBND huyện trực tiếp đảm nhiệm), lãnh đạo phòng chức năng quản lý KH&CN (phòng KH&CN hoặc phòng Kinh tế) làm phó Trưởng Ban quản lý, 5 cán bộ của phòng KH&CN huyện đảm nhận nhiệm vụ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm sẽ được cử ra để đi đào tạo và huấn luyện vận hành, khai thác mô hình.

Một số thành viên khác có thể tham gia vào ban quản lý mô hình như đại diện của các đoàn thể phụ nữ, cựu chiến binh, các tổ chức chính trị xã hội khác.... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ban triển quản lý mô hình có nhiệm vụ: tổ chức và chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin KHCN tới các đối tượng trong Huyện thông qua các phương tiện phát thanh, bản tin của địa phương; khuyến khích và hướng dẫn bà con trong xã khai thác và sử dụng tri thức và thông tin từ Thư viện điện tử, Internet, giữ liên hệ với các cơ quan và đối tác cung cấp thông tin. Đặc biệt Ban quản lý mô hình cần phải thường xuyên quan tâm chỉ đạo việc nắm bắt và tổ chức ứng dụng, nhân rộng các kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất và đời sống của dân cư tại Huyện.

Quy chế khai thác và sử dụng Thư viện điện tử cùng Bảng phí dịch vụ thông tin cũng nên được xây dựng và ban hành làm cơ sở để triển khai các hoạt động khai thác, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của mô hình.

3.4.7) Thiết lập và cập nhật thông tin hai chiều từ Trung Tâm với các huyện và ngược lại. ngược lại.

a) Hướng dẫn khai thác các dịch vụ trên mạng VISTA và trên Internei:

Ngoài việc tra cứu, tìm kiếm tại chỗ các thông tin cần thiết trong các CSDL và Thư viện điện tử được cung cấp trong khuôn khổ Dự án (tìm tin ngoại tuyến trên các CD-ROM), khi cần tra cứu và khai thác các thông tin mới hoặc rộng hơn những gì hiện có trong Thư viện điện tử, người dùng tin tại các Huyện thụ hưởng Mô hình có thể tra cứu và sử dụng các dịch vụ trên Mạng Thông tin KHCN Việt Nam, cũng như các mạng thông tin, nguồn tin khác trên Internet.

VISTA là Mạng thông tin KHCN Việt Nam, là cổng thông tin KHCN lớn nhất ở nước ta, cho phép tìm kiếm và truy cập tới các nguồn tin điện tử rất lớn về KH&CN trong nước và thế giới. Các CSDL động có thể tra cứu trực tuyến, các bản tin điện tử, các ấn phẩm KH&CN, đặc biệt là Bản tin Nông thôn đổi mới là những nguồn tin quan trọng, thiết thực đối với các địa phương trong cả nước,

nhất là đối với các xã ở nông thôn, miền núi. Điều quan trọng, đó là những nội

Một phần của tài liệu Tổ chức và sử dụng lao động hợp lý trong hoạt động quản trị bộ máy doanh nghiệp Nông nghiệp (Trang 68)